Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Với vai trò là bộ kinh tế đa ngành, thời gian qua, bên cạnh công tác chuyên môn, Bộ Công Thương đã nỗ lực xây dựng và triển khai các chương trình, đề án phát tr
Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Dù đã đạt được những thành quả trong việc thông tin, truyền thông về dân tộc, tôn giáo nhưng vẫn cần nâng cao hơn nữa vai trò của các Bộ, ngành, địa phương.
Dấu ấn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam

Dấu ấn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam

Dù ở thời kỳ lịch sử nào, Việt Nam cũng luôn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyềm biển đảo và đã đạt được nhiều dấu ấn đáng tự hào.
Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, kinh tế còn nhiều khó khăn vì thế công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo cần đặc biệt chú trọng.
Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Dù đã đạt được những thành quả trong việc thông tin, truyền thông về dân tộc, tôn giáo nhưng vẫn cần nâng cao hơn nữa vai trò của các Bộ, ngành, địa phương.
Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Vướng mắc liên quan tới đất đai vẫn là một trong những vấn đề phổ biến, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số tại Hòa Bình.
Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, kinh tế còn nhiều khó khăn vì thế công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo cần đặc biệt chú trọng.
Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Tỉnh Khánh Hòa điều chỉnh chế độ tiền ăn trưa cho trẻ em học mẫu giáo và học bổng cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Thời gian qua, các địa phương có đồng bào dân tộc đã kịp thời nắm bắt cơ hội, tận dụng ưu thế của thương mại điện tử để chủ động phân phối hàng hóa.
Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Với vai trò là bộ kinh tế đa ngành, thời gian qua, bên cạnh công tác chuyên môn, Bộ Công Thương đã nỗ lực xây dựng và triển khai các chương trình, đề án phát tr
Thúc đẩy ngành Halal Việt Nam phát triển chuyên nghiệp, toàn diện

Thúc đẩy ngành Halal Việt Nam phát triển chuyên nghiệp, toàn diện

Đề án phát triển ngành Halal đề ra định hướng mang tầm quốc gia về huy động nguồn lực phát triển ngành này một cách bài bản, chuyên nghiệp, toàn diện.
Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Tận dụng mọi cơ hội để quảng bá sản phẩm, hàng hoá thương hiệu Việt tới bạn bè quốc tế là phương châm hoạt động của các Tham tán thương mại Việt Nam.
Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Trong nhiều năm qua, vấn đề "nhân quyền" và "phát triển con người" ở Việt Nam thường xuyên bị các thế lực thù địch, cơ hội chính trị xuyên tạc, chống phá.
Dấu ấn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam

Dấu ấn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam

Dù ở thời kỳ lịch sử nào, Việt Nam cũng luôn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyềm biển đảo và đã đạt được nhiều dấu ấn đáng tự hào.
Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Không khí Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 đang rộn ràng và náo nhiệt tại Sóc Trăng, nơi có cộng đồng Khmer đông đảo nhất cả nước.
Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá Khánh Sơn ở Khánh Hòa, niên đại khoảng 2.500 - 3.000 năm là một trong 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 12.
Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Lễ mở cửa kho lúa là một trong những lễ hội lớn nhất, đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ sản xuất của người Rơ Măm nhằm tôn vinh những hạt lúa.
Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Đoàn Thanh Hóa đã “ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu và Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II.
Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Với sự nỗ lực của cơ quan chức năng, các địa phương, đến nay hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được xóa bỏ.
Tết Chôl Chnăm Thmây: Đồng bào Khmer nô nức đến chùa tắm nước Phật

Tết Chôl Chnăm Thmây: Đồng bào Khmer nô nức đến chùa tắm nước Phật

Chiều 16/4, ngày cuối cùng của Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, tất cả các ngôi chùa Khmer ở miền Tây Nam Bộ đều tổ chức lễ tắm nước Phật.
Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố cho rằng, thời gian qua, cộng đồng Hồi giáo thành phố đã có đóng góp lớn vào sự phát triển chung của TP. Hồ Chí Minh.
Về sinh hoạt và tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam

Về sinh hoạt và tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam

Trải qua một quá trình dài hình thành và phát triển, tín ngưỡng và tôn giáo cùng với những biểu hiện sinh hoạt của nó ở Việt Nam đã tạo ra những nét đặc sắc.
Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Chiếm 7% dân số cả nước, đồng bào công giáo Việt đang đồng hành cùng các tôn giáo khác phát triển kinh tế đất nước – xã hội.
Lễ Sen Dolta: Thắt chặt thêm tình đoàn kết của cộng đồng người Khmer

Lễ Sen Dolta: Thắt chặt thêm tình đoàn kết của cộng đồng người Khmer

Những ngày này, đồng bào Khmer khắp nơi trên cả nước hân hoan đón mừng lễ Sen Dolta nhằm bày tỏ lòng biết ơn ông bà tổ tiên, thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng.
Thanh Hóa: Phát huy có hiệu quả vai trò "cầu nối" của người có uy tín trong đồng bào dân tộc

Thanh Hóa: Phát huy có hiệu quả vai trò "cầu nối" của người có uy tín trong đồng bào dân tộc

Người có uy tín trong đồng bào dân tộc là “cầu nối” quan trọng đang được cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương ở tỉnh Thanh Hóa phát huy có hiệu quả.
Những tấm gương phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Những tấm gương phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Vượt qua những rào cản, nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số không chỉ vươn lên làm giàu mà còn giúp đỡ, truyền cảm hứng cho chị em khác cùng tiến bộ.
Thầy giáo tuổi 80 tận tâm "gieo chữ", giữ gìn bản sắc văn hóa vùng lòng hồ Hòa Bình

Thầy giáo tuổi 80 tận tâm "gieo chữ", giữ gìn bản sắc văn hóa vùng lòng hồ Hòa Bình

Ông Bàn Văn Thân (người Dao Tiền) có gần 15 năm dạy chữ Nôm Dao cho bà con vùng lòng hồ Hòa Bình, góp phần gìn giữ chữ viết, bản sắc văn hóa người Dao Tiền
Phụ nữ dân tộc thiểu số chăm lo làm kinh tế, xây dựng sản phẩm OCOP ở Bắc Hà

Phụ nữ dân tộc thiểu số chăm lo làm kinh tế, xây dựng sản phẩm OCOP ở Bắc Hà

Hội phụ nữ huyện Bắc Hà, Lào Cai đã phát động nhiều phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội trong các cấp Hội, hội viên, phụ nữ trong toàn huyện.
Siu Sek - Người Đảng viên gương mẫu, người thợ điện của buôn làng

Siu Sek - Người Đảng viên gương mẫu, người thợ điện của buôn làng

14 năm trong màu áo cam, luôn có mặt khi người dân cần, anh thợ điện Siu Sek (công nhân Điện lực Phú Thiện) được gọi trìu mến “người thợ điện của buôn làng”.
Người uy tín: Những hạt giống đỏ truyền lửa đoàn kết và phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập

Người uy tín: Những hạt giống đỏ truyền lửa đoàn kết và phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập

Chỉ chiếm một số nhỏ, song những người uy tín ở khắp mọi miền tổ quốc đã và đang làm tốt sứ mệnh truyền lửa của mình trong xây dựng chính sách đại đoàn kết dân tộc, góp phần duy trì văn hoá bản địa, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, giữ vững trật tự an toàn xã hội, quốc phòng - an ninh, thích ứng với công cuộc hội nhập kinh tế toàn cầu.

Trong suốt quãng đời làm báo của mình, chúng tôi có may mắn được tiếp xúc, trò chuyện với nhiều người uy tín trên cả nước. Dù là người kinh hay dân tộc thiểu số, dù theo đạo phật hay công giáo; độ tuổi, công việc, điều kiện sống, văn hoá có khác nhau nhưng họ đều có chung một lòng yêu nước, thương nòi; đều có chung niềm tự hào dòng máu “con lạc, cháu hồng” và giữ trọn niềm tin với Đảng, với quốc gia, dân tộc.

Ông Y Hun Bkrông - Người có uy tín Buôn Cư Êbông, xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk phấn khởi tiếp chúng tôi trong ngôi nhà truyền thống của mình, ông chia sẻ, buôn Buôn Cư Êbông, có hộ gia đình chủ yếu là người dân tộc thiểu số Ê đê. Trước đây, cuộc sống của buôn nghèo khó lắm, chỉ làm nương rãy không đủ ăn. Đường đất, không có điện, trẻ con ít được đến trường, thông tin thì hạn chế. Vì thế có nhiều người đến lôi kéo dụ dỗ theo đạo nọ, đạo kia hay chống phá Đảng, chính quyền. Nhưng nhờ có sự quan tâm của Đảng, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, buôn được đầu tư đường xá, thuận lợi cho vận chuyển buôn bán nông sản; buôn được kéo điện lưới quốc gia và các chính sách hỗ trợ khác về canh tác nông nghiệp…Nhờ đó, đời sống của đồng bào ngày càng khấm khá lên. Giờ cả buôn cái gì cũng có, kể cả dùng internet, nước sạch, nấu ăn uống bằng đồ điện.

undefined
Bản làng khu vực miền núi ngày càng khang trang nhờ những chính sách chăm lo của Đảng, Nhà nước

Là người uy tín trong buôn, Ông Y Hun Bkrông thường xuyên phổ biến cho người dân về đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước; những cái hay của xã hội, gìn giữ những nét văn hoá đặc sắc của dân tộc mình, loại bỏ những hủ tục lạc hậu. Bên cạnh đó ông còn gương mẫu đi đầu trong việc tham gia các phong trào như nông thôn mới…

Cũng là người dân tộc Ê Đe, chị H’Yam Bkrông giờ đã lên chức bà, thế nhưng công việc của chị vẫn như hồi son trẻ. Với kinh nghiệm nhiều năm công tác ở chi hội phụ nữ buôn, mặt trận tổ quốc xã và là người uy tín chị vẫn miệt mài tuyên truyền về các chính sách, đường lối của Đảng trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế - du lịch, xây dựng nông thôn mới. Không những thế, chị còn thành lập hợp tác xã dệt thổ cẩm, tạo ra những sản phẩm hàng hoá, vừa để giữ gìn văn hoá truyền thống, vừa tạo công ăn việc làm, thu nhập, giúp nhiều hộ gia đình xoá đói giảm nghèo.

Rời Tây Nguyên, chúng tôi đến với thôn Làng Đào 2 xã Trì Quang (huyện Bảo Thắng), để gặp người uy tín Đặng Văn Quỳnh dân tộc Dao. Nhiều năm qua, anh được chính quyền và nhân dân ghi nhận là một điển hình trong tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Được nhân dân bầu là Trưởng thôn, người có uy tín từ năm 2009 đến nay, anh Đặng Văn Quỳnh là một minh chứng rõ nét về vai trò gắn kết cộng đồng dân cư ở bản người Dao thôn Làng Đào 2 xã Trì Quang. Là người có uy tín, anh không chỉ gương mẫu trong học và làm theo Bác mà còn tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực noi gương Bác, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tự lực vươn lên trong cuộc sống. Trước đây, nhận thức của nhiều hộ dân còn hạn chế. Trình độ canh tác còn lạc hậu, nhiều hộ dân còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Vì tình yêu thương đồng bào, mong muốn mọi người có được cuộc sống khá giả, ấm no, anh đến từng nhà để tuyên truyền, vận động Nhân dân chí thú làm ăn, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng gia đình văn hóa - nông thôn mới.

Anh Quỳnh chia sẻ: Với vai trò người có uy tín anh luôn phát huy phương châm “gần dân, trọng dân, hiểu dân”, “muốn người dân tin thì trước hết mình phải làm gương. Bởi vậy, nhiều năm qua anh luôn cố gắng lao động, sản xuất, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực giúp đỡ mọi người, nhất là về kinh nghiệm sản xuất”. Đi đầu trong phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn.

Để “lấy đà” cho bà con trong thôn, anh Quỳnh đã tiên phong hiến 600 m2 đất và 300 cây quế, nơi con đường chạy qua để mở rộng tuyến đường nhằm tạo sự lan tỏa trong Nhân dân.

Từ sự gương mẫu đi đầu của Trưởng thôn Đặng Văn Quỳnh, đã lan tỏa và khích lệ tinh thần hưởng ứng của bà con trong thôn, đã có 27 hộ dân trong thôn có đường chạy qua đất của gia đình đã tự nguyện hiến với tổng số 11 nghìn m2 đất, và chặt bỏ gần 2 nghìn cây quế, cây ăn quả lâu năm để mở rộng tuyến đường. Không chỉ hiến đất, mà các hộ gia đình trong thôn còn tham gia đóng góp 800 nghìn đồng/ khẩu, với tổng số gần 300 triệu đồng. Nhờ vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn con đường đã được hoàn thành đổ bê tông sạch đẹp.

Về thôn Làng Đào 2 hôm nay ai ai cũng cảm nhận được sự đổi thay trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở bản người Dao này... Đời sống Nhân dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 48 triệu đồng/năm; số hộ khá giàu chiếm gần 55%, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10,6%. Những ngôi nhà xây kiên cố, khang trang thấp thoáng, ẩn mình trong màu xanh bạt ngàn của núi rừng, những con đường bê tông, trải nhựa như dải lụa nối liền đến các ngõ, xóm, làm cho diện mạo của Làng Đào 2 bừng lên sức sống mới. Nhân dân tích cực thi đua lao động, sản xuất, cùng nhau đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, phấn đấu sớm đưa Làng Đào 2 trở thành thôn kiểu mẫu trong tương lai gần.

undefined
Những người uy tín gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế

Một tấm gương khác ở Bảo Thắng còn rất trẻ là Trưởng thôn Ải Nam ở Thị trấn Phong Hải, người uy tín Cư Seo Mười sinh năm 1989 người dân tộc Mông. Được bà con trong thôn tín nhiệm bầu làm trưởng thôn, người có uy tín khi đó anh Cư Seo Mười mới 25 tuổi. Đáp lại sự tin tưởng của bà con, bao năm qua, anh Mười đã luôn thể hiện sức trẻ xung kích, tiên phong và phát huy vai trò của mình trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các phong trào do chính quyền phát động, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của địa phương. Những việc “nói đi đôi với làm” của trưởng thôn Cư Seo Mười đã thắp lên niềm tin cho đồng bào nơi đây.

Toàn thôn Ải Nam hiện có 171 hộ, 100% là đồng bào dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc Mông chiếm 99%, còn lại là dân tộc Nùng. Với vai trò là trưởng thôn, người có uy tín, anh Cư Seo Mười luôn trăn trở, suy nghĩ phải giúp Nhân dân trong thôn có cuộc sống ấm no. Nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng trong thôn Ải Nam phù hợp để trồng cây chè, anh là người đã tiên phong chuyển đổi từ cây trồng hiệu quả thấp, sang trồng mới 1,3 ha cây chè Bát Tiên chất lượng cao, trung bình mỗi tháng gia đình anh Mười thu về 20 triệu -25 triệu đồng từ bán chè búp tươi. Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh Mười còn tích cực tuyên vận, hỗ trợ Nhân dân về giống, kỹ thuật nuôi trồng, hướng dẫn chỉ bảo tận tình về cách làm hiệu quả, để nhân rộng phát triển mô hình, nâng cao thu nhập, từng bước giúp nhân dân trong thôn cải thiện được việc làm ổn định cho bản thân và gia đình.

Không chỉ tiên phong đi đầu trong xóa đói, giảm nghèo, anh Cư Seo Mười còn tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các phong trào thi đua của địa phương. Bằng kinh nghiệm, uy tín của mình, anh Mười đã vận động Nhân dân hiến gần 7 nghìn m2 đất, đóng góp 300 triệu đồng và hàng trăm ngày công lao động để mở rộng đường giao thông nông thôn từ 3m lê 7m.

Nhờ sự quan tâm tận tình và tinh thần trách nhiệm trong công việc của Trưởng thôn, Người có uy tín, Cư Seo Mười cùng với tinh thần vượt khó của bà con, đến nay, thôn Ải Nam không còn là vùng đất nghèo, lạc hậu mà đời sống mọi mặt của người dân đã được nâng lên, bình quân thu nhập đầu người đạt hơn 40 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua từng năm. Đặc biệt trong thôn xuất hiện ngày càng nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Có thể khẳng định, những người có uy tín ở khắp mọi miền tổ quốc đã và đang tích cực phát huy, nỗ lực cống hiến cho địa phương, đất nước bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa. Họ là niềm tin, điểm tựa của buôn làng; họ được ví như tiếng “trống cái” trong bản hòa ca ngày mới giữa đại ngàn vì một quốc gia đoàn kết, giàu bản sắc văn hoá, hùng cường về kinh tế. Họ xứng đáng là tấm gương tiêu biểu, gương mẫu - điểm tựa cho mọi điểm tựa như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng khẳng định.

Tự hào, lan toả ý chí và tinh thần Việt qua các thương hiệu tỷ đô

Tự hào, lan toả ý chí và tinh thần Việt qua các thương hiệu tỷ đô

Với tầm nhìn chiến lược, đường lối đúng đắn, sự đồng lòng, đoàn kết của toàn dân, Đảng, Nhà nước đã từng bước lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đưa nước ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức từ một nước nông nghiệp lạc hậu, người dân đói nghèo, nhận viện trợ từ nước ngoài đến nay đã có bước phát triển vượt bậc, được cả thế giới nể phục. Tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao tóp đầu khu vực; đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên; vị thế Việt Nam ngày càng khẳng định một cách toàn diện trên trường quốc tế.

Có thể nói, xét ở cả bình diện quốc gia, dân tộc hay ở từng lĩnh vực nhỏ, người Việt Nam đều có thể tự hào về những thành tựu đã đạt được. Đơn cử như lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế, xuất khẩu hàng hoá cũng chứa đựng những giá trị to lớn mang tinh thần, ý chí Việt Nam mà không phải quốc gia nào cũng làm được trong một thời gian ngắn.

undefined
Từ chỗ gia công cho các hãng nước ngoài, hiện có nhiều sản phẩm, linh kiện do Việt Nam sản xuất đã tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa vào năm 1986, nhưng đến năm 1994 mới hết cấm vận. Đầu tư nước ngoài và lợi thế xuất khẩu vẫn còn gặp nhiều khó khăn cho đến khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2007 và hàng loạt hiệp định thương mại tự do được ký kết cho đến nay.

Hơn 15 năm, thời gian chỉ là cái chớp mắt của lịch sử, thế nhưng Việt Nam đã làm được những điều thần kỳ. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực xuất khẩu, số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, chúng ta đã có 17 FTAs, hàng hoá đã xuất khẩu vào 200/224 nước và vùng lãnh thổ. Đặc biệt đã có nhiều mặt hàng đứng Top đầu thế giới như gạo, cà phê, tôm, cá tra, đồ gỗ, hàng may mặc, đồ điện tử…

Không chỉ có hàng hoá nông lâm hải sản, sản phẩm công nghiệp “make and made in Viet Nam” cũng đang dần khẳng định vị thế của mình. Từ chỗ gia công cho các công ty nước ngoài, Việt Nam đã được nhắc đến khi có những sản phẩm công nghiệp nổi tiếng toàn cầu như Ô tô Vinfast.

Chính trị ổn định, chính sách tốt cùng điều kiện, môi trường kinh doanh được cải thiện, Việt Nam trở thành “miền đất lành” cho các thương hiệu toàn cầu như Samsung, Intel, LG, Foxconn, Toyota, Boeing, Airbus…

Từ chỗ thâm hụt thương mại, đến nay Việt Nam đã xuất siêu hàng chục triệu USD. Tính chung 10 tháng năm 2023, ước tính xuất siêu trên 24 tỷ USD. Những thương hiệu doanh nghiệp lọt tóp 30 châu Á ngày càng tăng lên, trong đó có thể kể đến như VinGroup, Vinamilk, Viettel, Trung Nguyên…

Nhiều chuyên gia cho rằng, các kết quả đạt được không phải ngẫu nhiên mà phải xuất phát từ tầm nhìn chiến lược đúng đắn, sự đổi mới, sáng tạo; linh hoạt trong quản lý điều hành đất nước. Kết quả ấy cũng là minh chứng cho trí thông minh, ý chí kiên định, bền bỉ, đoàn kết, vươn lên của người Việt. Thương hiệu sản phẩm, thương hiệu cá nhân, hay doanh nghiệp hay thương hiệu quốc gia đều khẳng định sự phát triển kinh tế, uy tín, niềm tự hào dân tộc. Ở đó còn gắn với truyền thống, văn hoá, lịch sử, bản lĩnh, trí tuệ của người Việt Nam.

Thế giới vẫn đang biến chuyển từng ngày, dẫu còn những khó khăn phía trước, nhưng những người dân Việt Nam luôn tin rằng, ý chí, truyền thống tự hào của dòng máu “Lạc Hồng” vẫn sẽ chảy mãi, tô đẹp thêm bức tranh kinh tế thời kỳ hội nhập. Thành quả ấy sẽ được các thế hệ trẻ hôm nay tiếp nhận, phát huy và lan toả vì một Việt Nam đôc lập, tự chủ, hùng cường.

Sức sống mới ở làng gốm Bàu Trúc

Sức sống mới ở làng gốm Bàu Trúc

Bằng cách phát huy kỹ thuật làm gốm cổ truyền, người Chăm ở làng gốm cổ Bàu Trúc đang đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gốm và gắn với du lịch cộng đồng để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.

Làng nghề gốm Bàu Trúc nằm ở thị trấn Phước Dân (huyện Ninh Phước) cách trung tâm TP. Phan Rang – Tháp Chàm của tỉnh Ninh Thuận khoảng hơn 10km về phía Nam. Bàu Trúc là một trong những làng gốm Chăm cổ xưa nhất Đông Nam Á tồn tại đến ngày nay.

Đặc trưng của gốm Chăm là được làm thủ công, không dùng bàn xoay để tạo hình mà chủ yếu nhờ đôi tay khéo léo của nghệ nhân để thổi hồn vào đất. Đây là nét độc đáo thể hiện sự tinh tế, chịu khó của phụ nữ Chăm, và cũng là điểm nhấn thu hút đông đảo du khách tìm đến với làng gốm để được tận mắt chứng kiến nét độc đáo này.

Cho đến nay, làng gốm Bàu Trúc vẫn duy trì cách làm gốm thủ công mà cha ông ta gần ngàn năm nay đã làm, kể cả cách nung vẫn làm lộ thiên bằng củi, rơm, trấu…Đặc biệt, nghề làm gốm ở đây được “mẹ truyền con nối”, phụ nữ Bàu Trúc lớn lên đã được mẹ hướng dẫn làm gốm và cứ thế, đời nối đời làm gốm và lưu truyền đến nay.

Những người thợ gốm cho biết gốm ở đây không phải được làm thuần từ đất sét, mà khi làm nguyên liệu đất sét đã được pha với một phần cát non được lấy từ các con suối trên nguồn chảy về, cát nơi ấy có chứa rất nhiều sa khoáng, người dân gọi là “cát bồi”.

undefined
Người Chăm ở làng gốm cổ Bàu Trúc đang đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gốm và gắn với du lịch cộng đồng để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm

Khi pha vào đất để làm gốm và nung ở nhiệt độ 600-800 độ, các khoáng chất khác sẽ cháy hết, chỉ còn vàng non dạng sa khoáng bám lại vào thành gốm. Ngoài ra, người thợ gốm vẫn có thể tạo màu cho sản phẩm bằng các loại vỏ cây và tuyệt đối không dùng men màu công nghiệp.

Đến làng gốm Bàu Trúc, du khách được xem các nghệ nhân biểu diễn, tạo hình gốm với bàn tay điêu luyện, những thao tác kỹ thuật thật đẹp mắt. Đặc biệt, du khách có thể tự tay làm cho mình những sản phẩm gốm đơn giản, tự vẽ hoa văn và thử nung trên lửa... để trải nghiệm cảm giác như một nghệ nhân làm gốm thực thụ.

Cụ Trượng Thị Gạch, nghệ nhân lớn tuổi nhất làng gốm Bàu Trúc, năm nay đã 80 tuổi, nhưng vẫn say sưa biểu diễn nghệ thuật làm gốm cho du khách và giải đáp thắc mắc khi cần.

Làng Bàu Trúc được các nhà nghiên cứu, du khách trong và ngoài nước xem như một bảo tàng gốm Chăm. Chính vì vậy, nhiệm vụ bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm nói chung và làng gốm Bàu Trúc nói riêng luôn được địa phương quan tâm.

Vừa qua, nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Theo đó, Ninh Thuận đã đầu tư về cơ sở vật chất tại làng gốm Bàu Trúc gắn với phát triển du lịch cộng đồng để phát huy giá trị di sản này.

Để phục vụ du khách, làng gốm Bàu Trúc đã thành lập Ban phát triển du lịch cộng đồng với trên 60 thành viên. Với sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự tham gia tích cực của người dân địa phương, làng gốm Bàu Trúc đang dần được du khách thập phương tìm đến, góp phần đảm bảo cuộc sống cho người dân, vừa bảo tồn nét văn hoá đặc sắc của đồng bào Chăm nơi đây.

Hiện nay ở Bàu Trúc, ngoài nhà trưng bày gốm được Nhà nước đầu tư xây dựng, hầu hết nơi ở của các gia đình cũng là nơi chế tác và nung gốm. Bởi với hơn 400 hộ gia đình, trong đó 80% các gia đình tham gia sản xuất và bán sản phẩm gốm tại nhà. Và đời sống của người làm gốm ở Bàu Trúc đã được cải thiện nhiều hơn trước.

Nghề gốm đã được truyền dạy lại cho các thế hệ, nhiều người trẻ học hành đến nơi đến chốn, đã đi làm ăn xa, nay cũng trở về làng nối nghề gốm ông bà để lại. Bên cạnh đó, thêm trân trọng những giá trị tinh hoa nghề truyền thống được bao thế hệ người Chăm ra sức giữ gìn và bảo tồn để nối mạch, giữ gìn giá trị văn hóa từ quá khứ đến hiện tại và cho tương lai.

Với hướng đi mới cùng sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, làng gốm Bàu Trúc sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, tiếp tục thu hút khách du lịch để trở thành một trong những tour, tuyến hấp dẫn trong hành trình khám phá du lịch tại tỉnh Ninh Thuận.

Đại đoàn kết toàn dân tộc: Sức mạnh nội sinh để phát triển đất nước

Đại đoàn kết toàn dân tộc: Sức mạnh nội sinh để phát triển đất nước

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, truyền thống đại đoàn kết toàn dân là cội nguồn của sức mạnh Việt Nam. Từ thời chiến đến thời bình, từ đấu tranh trực diện qua các cuộc kháng chiến đến việc đối phó với “kẻ thù vô hình” như dịch Covid -19, khắc phục khó khăn sau đại dịch để phát triển kinh tế, xã hội, tinh thần đại đoàn kết luôn được phát huy cao độ để mang lại sức mạnh và chiến thắng.

Phát huy giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước

Phát huy giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước

Việt Nam nằm ở vị trí địa lý đặc biệt, nơi tiếp nhận các luồng văn hóa của nhiều tộc người với nhiều luồng văn minh đa dạng. Trải qua một quá trình dài hình thành và phát triển, tín ngưỡng và tôn giáo cùng với những biểu hiện sinh hoạt của nó ở Việt Nam đã tạo ra những nét đặc sắc và riêng khác. Trong suốt hành trình lịch sử, các tôn giáo đã luôn đồng hành cùng dân tộc, cùng đất nước trong khó khăn và thuận lợi, góp phần tạo nên bản lĩnh, bản sắc và sức mạnh Việt Nam.

Mobile VerionPhiên bản di động