An Giang: 120 đồng bào dân tộc thiểu số có tầm ảnh hưởng tới cộng đồng

Tỉnh An Giang có 120 đồng bào dân tộc thiểu số có vai trò, ảnh hưởng rất lớn đối với cộng đồng và là cầu nối giữa đồng bào dân tộc với chính quyền địa phương.

Ban Dân tộc tỉnh An Giang cho biết, tỉnh này có 29 dân tộc sinh sống, ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số còn 28 dân tộc thiểu số với 119.219 người, chiếm tỷ lệ 5,26% dân số toàn tỉnh.

An Giang: 120 đồng bào dân tộc thiểu số có tầm ảnh hưởng tới cộng đồng

An Giang họp mặt đồng bào dân tộc thiểu số uy tín. Ảnh CTTĐT An Giang

Trong đó có 120 đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, là người có vai trò và ảnh hưởng rất lớn đối với cộng đồng, luôn luôn đi đầu trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Và người có uy tín trong cộng đồng được xem là cầu nối của các cấp chính quyền trong việc vận động bà con chấp hành đường lối, chủ trương cũng như quy định của địa phương, góp phần xây dựng và giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Do đó, việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc luôn được tỉnh An Giang quan tâm, tập trung chỉ đạo, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn lực khác thông qua các chương trình, dự án. Đặc biệt địa phương đã giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc. Trong đó phát huy tốt vai trò các vị có uy tín đã đoàn kết, chia sẻ, hỗ trợ đồng bào dân tộc cùng nhau vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế, vươn lên trong cuộc sống.

Tại buổi gặp mặt 120 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số do Ban Dân tộc tỉnh An Giang tổ chức ngày 5/5/2022, Phó trưởng Ban Dân tộc An Giang Chau Anne cho biết, trong sự nghiệp công tác dân tộc ở tỉnh An Giang, trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đồng bào dân tộc Khmer, Chăm, Hoa cùng sát cánh với đồng bào Kinh dưới sự lãnh đạo của Đảng đã làm nên biết bao chiến công vang dội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Cụ thể, trong kháng chiến chống Pháp, ngoài việc tiếp tế về lương thực, nhân công, chở che cho cán bộc chiến sĩ giải phóng, đồng bào dân tộc Khmer còn đưa con em mình tham gia lực lượng vũ trang cấp huyện, tỉnh.

Trong thời kỳ đổi, quá trình hình thành, phát triển cán bộ, công chức Ban Dân tộc qua các thời kỳ không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên, củng cố kiện toàn bộ máy, thực hiện tốt vai trò tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh về các chủ trương, chính sách của Trung ương cũng như của tỉnh về các chính sách phát triển kinh tế-xã hội- an ninh quốc phòng trong vùng đồng bào dân tộc, miền núi, vùng biên giới thuộc địa bàn tỉnh An Giang là thành quả nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị.

Phát huy những kết quả này, thời gian tới, chính quyền tỉnh An Giang sẽ tiếp tục vận động bà con đồng bào các dân tộc phát huy tinh thần đoàn kết, thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, chăm lo phát triển kinh tế, đóng góp an sinh xã hội.

Ngọc Thùy

Bản quyền thuộc về "Báo Công Thương Điện Tử", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.