Bảo tồn cây dược liệu, tạo sinh kế cho đồng bào Thái ở Nghệ An

Bài 2: Xóa nghèo từ cây dược liệu

Nhờ dự án bảo tồn, phát huy giá trị cây dược liệu đã mở ra hy vọng giúp bà con dân tộc Thái ở Quỳ Hợp (Nghệ An) có cuộc sống ấm no, phát triển bền vững hơn.
Bài 1: Hàng nghìn cây dược liệu được bảo tồn và tạo sinh kế bền vững cho bà con miền núi Nghệ An: Chính sách dân tộc giúp đồng bào thay đổi cuộc sống

Trước nhiều loại cây dược liệu có giá trị bị khai thác cạn kiệt, những năm qua, tỉnh Nghệ An cùng nhiều doanh nghiệp và chính quyền địa phương đã xây dựng và phát triển được một số vùng chuyên canh cây dược liệu tại các huyện miền núi Nghệ An.

Hiệu quả từ mô hình đưa dược liệu từ rừng về vườn nhà

Từ năm 2021, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đã phê duyệt Đề án “Xây dựng các mô hình trồng cây dược liệu trên địa bàn giai đoạn 2021-2025”

Theo đó, quản điểm của đề án xây dựng mô hình trồng cây dược liệu, từng bước hình thành các vùng trồng cây dược liệu hàng hoá trên địa bàn huyện nhằm phục hồi, bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu quý, cung cấp dược liệu cho các bài thuốc thuốc chữa bệnh trong nhân dân, làm nguyên liệu cho các công ty, nhà máy chế biến các loại thuốc chữa bệnh phổ biến cho con người trong giai đoạn hiện nay.

Bài 2: Xóa nghèo từ cây dược liệu
Vườn ươm cây dược liệu của Hợp tác xã Tĩnh Sáng Đường xã Yên Hợp, huyện Quỳ Hợp.

Theo đề án, từ nay đến hết năm 2023 huyện Quỳ Hợp sẽ hoàn thành xây dựng mô hình trồng cây Cát Sâm với diện tích 1ha tại xã Thọ Hợp. Xây dựng mô hình cây sâm Đinh Lăng tại xã Hạ Sơn và mô hình trồng cây xạ đen tại xã Bắc Sơn. Từ năm 2024 - 2025 và những năm tiếp theo sẽ tập trung nhân rộng các mô hình tại các xã, tuyên truyền vận động nhân dân sưu tầm, phục hồi, bảo tồn thêm nhiều loại cây dược liệu để từng bước phát triển sản xuất nhiều loại cây dược liệu phục vụ cho chế biến các loại thuốc chữa bệnh, nâng cao giá trị, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho người la động.

Đến nay, sau hơn 1 năm thực hiện Đề án xây dựng các mô hình trồng cây dược liệu trên địa bàn giai đoạn 2021-2025 UBND huyện Quỳ Hợp đã xây dựng 1 mô hình trồng cây Đinh Lăng tại xóm Xiểm Hạ Sơn và 1 mô hình trồng cây Cát Sâm tại xóm Thung Khẳng, xã Thọ Hợp.

Xã Yên Hợp là một xã thuộc khu vực 135 của huyện miền núi Quỳ Hợp. Ở đây, bà con chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nhưng đất đai lại không màu mỡ, phần lớn là đồi sỏi và núi đá, vì vậy đời sống còn nhiều khó khăn. Mô hình bảo tồn, phát triển diện tích trồng cây dược liệu và cơ sở chế biến, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, cũng như đẩy nhanh xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn.

Bài 2: Xóa nghèo từ cây dược liệu

Cán bộ Hợp tác xã kiểm tra chất lượng cây dược liệu sau 1 năm trồng ở vườn nhà dân.

Theo lời Phó Chủ tịch UBND xã Yên Hợp - ông Chu Ngọc Tân, cuộc sống của bà con Yên Hợp trước đây chỉ thuần nông nghiệp, lúc nông nhàn thì quen với việc khai thác dược liệu từ rừng về bán cho thương lái. Tuy nhiên từ năm 2022 đến nay, dưới sự cầm tay chỉ việc của các thành viên Hợp tác xã Tĩnh Sáng Đường (xã Yên Hợp) họ đã biết đưa cây dược liệu quý ở rừng về trồng trong vườn nhà và có nguồn thu nhập ổn định…

Hơn nữa, cùng với mở rộng diện tích trồng cây dược liệu, hợp tác xã còn tuyên truyền người dân thực hiện liên doanh, liên kết trồng cây dược liệu và thu mua toàn bộ sản phẩm bà con trồng được, từ đó góp phần vào việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Gặp chúng tôi, ông Chu Ngọc Tân vui mừng cho biết: "Vài năm gần đây, Yên Hợp thay đổi nhiều rồi vì bà con dân tộc ở vùng cao này giờ không còn phó mặc với quan niệm “sống trên đá, chết vùi trong đá”. Nhiều hộ dân đang đua nhau làm kinh tế bằng chính các đặc sản của địa phương để thoát nghèo...".

Doanh nghiệp vào cuộc

Để chứng minh cho sự “thay da đổi thịt” của vùng đất sỏi đá xa xôi này, ông Tân dẫn chúng tôi đi thăm Hợp tác xã Tĩnh Sáng Đường chuyên trồng và chế biến dược liệu.

Hợp tác xã Tĩnh Sáng Đường - được thành lập bởi 3 anh em người Thái ở xã Yên Hợp, bác sỹ Lá Văn Khôi (bác sỹ tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Bắc Nghệ An) là người sáng lập ra Hợp tác xã nông dược Tĩnh Sáng Đường với mong muốn phục vụ người dân trên mảnh đất quê hương mình.

Bài 2: Xóa nghèo từ cây dược liệu
Hợp tác xã Tĩnh Sáng Đường tổ chức nhiều đợt tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng cây dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu số xã Yên Hợp

Sau bao trăn trở nguồn dược liệu ngày càng khan hiếm, hợp tác xã ra đời với mong muốn khôi phục lại nguồn dược liệu trong tự nhiên. Từ lợi thế đất đai, cũng như khí hậu của đất phủ quỳ Nghệ An. Hợp tác xã đã cho ra mô hình trồng cây dược liệu với diện tích đất trồng cây khoảng trên dưới 10ha. Điều này góp phần tạo công ăn việc làm cho bà con trên mảnh đất quê hương.

Tĩnh Sáng Đường đã tận dụng những khoảng đất trống cũng như nắm bắt được chu trình sinh trưởng của một số cây ưa dưới tán cây cổ thụ như cây lá khôi để trồng xen kẽ. Vừa tiết kiệm diện tích vừa mang lại lợi ích kinh tế.

Anh trai cả, anh Lá Văn Duy (sinh năm 1982) - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã nông dược Tĩnh Sáng Đường, nói: “Yên Hợp là vùng đất có lợi thế về nguồn dược liệu tự nhiên rất đa dạng, như: cây cà gai leo, dây thìa canh, cây chè dây, lá khôi, cây bách bộ... Với khát vọng phát triển tiềm năng, thế mạnh dược liệu của địa phương, tôi cùng 2 người em trai đã đứng ra vay vốn của ngân hàng để lập Hợp tác xã Tĩnh Sáng Đường...”.

Tuy nhiên, nếu chỉ trồng cây dược liệu đơn thuần thì khó có hiệu quả cao nên anh Duy đã vận động bà con trong xã cùng tham gia hợp tác, cho thuê lại đất để mở rộng vùng trồng dược liệu, rồi cùng nhau vay vốn ngân hàng góp lại để mở xưởng chiết xuất, điều chế nhiều loại cao lỏng, thuốc nam từ cây dược liệu chủ lực của địa phương như: Bột rau má sấy lạnh, cao cà gai leo, cao day thìa canh, cao an lạc miên, cao khôi bình vị, trà túi lọc cà gai leo… để nâng cao giá trị sản phẩm.

Cũng theo anh Duy, trồng dược liệu là một khái niệm mới đối với bà con nơi đây, ban đầu để bà con yên tâm thì hợp tác xã đã đầu tư toàn bộ giống cây, cũng như phân bón và ký hợp đồng cam kết thu mua với người dân. Đến nay, người dân đã hoàn toàn yên tâm mở rộng diện tích gieo trồng, nhờ có hợp tác xã mà đời sống của bà con xã nghèo đang dần được cải thiện.

Nhớ lại những ngày đầu gian khó, Lá Văn Duy chia sẻ: “Hợp tác xã mới đi vào hoạt động hơn 1 năm, ban đầu cũng lắm khó khăn bởi bà con chưa hiểu, hợp tác xã đã phải vận động làm thử nghiệm rất nhiều bà con mới nghe theo. Hiện, chỉ với khoảng 10ha đất trồng dược liệu, dự kiến vào năm 2025 sẽ có khoảng 40ha trồng cây dược liệu..."

Anh Duy nhẩm tính, "Tính ra mỗi năm, hợp tác xã bao tiêu cho bà con 50 tấn dược liệu với mức giá ổn định, cao hơn thị trường. Ngoài ra, còn phân công cán bộ chuyên môn hỗ trợ bà con kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc và cách thu hoạch hợp lý để cây sinh trưởng tốt, thu hái được nhiều vụ trong năm…”, Lá Văn Duy nói.

Để phát triển và lợi nhuận như ngày hôm nay, những “ông chủ” của Hợp tác xã Tĩnh Sáng Đường đã phải vắt óc, lăn lộn khắp nơi để tìm đầu ra cho sản phẩm.

Trước tiên, để sản phẩm đạt chất lượng và có uy tín, anh Duy và cộng sự đã đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại bậc nhất trong các hợp tác xã nông nghiệp ở Nghệ An như: máy lọc nước, bể rửa, máy sấy nhiệt, máy sấy lạnh, máy nấu cao, máy nghiền bột, máy khử khuẩn, máy ép màng, đóng nắp...Công nhân làm việc tại nhà xưởng của hợp tác xã đều được trải qua tập huấn về ý thức kỉ luật, cũng như quy trình kỹ thuật. Và công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện nghiêm ngặt, từ khâu trồng và chăm sóc nguyên liệu, đến việc sơ chế, sản xuất, đóng gói đưa ra thị trường.

Sản phẩm làm ra được, chàng trai trẻ người Thái – Lá Văn Duy cùng 2 người em lại tìm hướng liên kết với một số doanh nghiệp dược để tiêu thụ sản phẩm, rồi 3 anh em Duy mang sản phẩm đi tham gia, giới thiệu tại nhiều hội chợ, triển lãm nông nghiệp và y dược từ Bắc chí Nam.

Ông Chu Ngọc Tân cho biết, "Xác định dược liệu là những loại cây có giá trị kinh tế cao nên những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền địa phương đã và đang có nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và phát triển mạnh diện tích trồng cây dược liệu, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Hiện nay, cây dược liệu đang được chính quyền địa phương quy hoạch, mở rộng. Ban đầu là trồng trong vườn nhà, nếu hiệu quả tốt sẽ nhân rộng ra các vườn đồi, vùng đất cao cưỡng, trồng dưới tán rừng…”, ông Tân cho biết thêm.

Ông Trương Ngọc Bình - Phó Phòng nông nghiệp huyện Quỳ Hợp cho rằng, việc phát triển các vùng trồng dược liệu trên địa bàn và hình thành mối liên kết giữa người dân, hợp tác xã và doanh nghiệp đã bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Đến nay, diện tích cây dược liệu trên địa bàn huyện khoảng trên dưới 10ha.

Diện tích các loại cây dược liệu ngày càng tăng ở Quỳ Hợp không chỉ góp phần bảo tồn và phát triển nhiều loại dược liệu quý của địa phương mà còn tạo việc làm và tăng thu nhập cho hàng trăm hộ dân. Đồng thời, hình thành mối liên kết 4 nhà trong phát triển sản xuất dược liệu thông qua việc thành lập các hợp tác xã , tổ hợp tác vệ tinh trong phát triển dược liệu.

Tuy nhiên để khai thác hiệu quả, phát triển bền vững nguồn dược liệu của địa phương cần hoàn thiện hơn nữa quy hoạch phát triển dược liệu theo hướng cụ thể đến từng cây, từng vùng và từng doanh nghiệp. Về phía các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, cần phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, hợp tác xã , tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân đầu tư vào phát triển dược liệu. Cần làm tốt công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác, thị trường tiêu thụ sản phẩm từ cây dược liệu. Đồng thời, mở các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho người dân, trồng sản xuất cây dược liệu theo tiêu chuẩn để có dược liệu vừa sạch, vừa có tiêu chuẩn chất lượng cao.

Hoàng Trinh

Tin mới nhất

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Để thực hiện hiệu quả công tác “xóa đói giảm nghèo”, nhiều địa phương đã có những chính sách linh hoạt; trong đó đặc biệt phát huy vai trò của người có uy tín.
Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Nhờ nguồn thu ổn định từ những vườn cây trĩu quả, nhiều hộ dân trong đó có không ít bà con vùng dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, có điều kiện vươn lên làm giàu.
Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Ca dao có câu: “Khánh Hòa biển rộng non cao. Trầm hương Vạn Giã - yến sào Nha Trang”, cho thấy Khánh Hòa từ xưa là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.
Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Từ một địa phương miền núi còn gặp nhiều khó khăn, giờ đây, bà con các dân tộc tỉnh Lai Châu đã có nguồn thu bền vững từ chính tiềm năng nông nghiệp địa phương.
“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

Là địa phương có thế mạnh về dòng cà phê đặc sản Arabica, Lâm Đồng đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để nâng cao giá trị cho “hạt ngọc nâu” địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Việc thực hiện chính sách nhằm hỗ trợ sinh kế giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer cải thiện đời sống.
Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Vịt Cổ Lũng là sản phẩm nông nghiệp hàng hóa nổi tiếng, giúp đồng bào dân tộc Thái ở xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thoát nghèo bền vững.
Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Nghề dệt thổ cẩm không chỉ là nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở xã Lũng Niêm, mà dệt thổ cẩm còn giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững.
Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Với việc tham gia mua bán giảm phát thải thông qua tín chỉ carbon sẽ góp phần nâng cao đời sống và sinh kế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Nhờ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp nhiều bà con nơi đây thoát đói, giảm nghèo…
Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh bình quân từ 1%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 2%/năm.
Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Việc hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An đã tạo động lực để họ có việc làm, tạo thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Chương trình “Sinh kế cộng đồng” được triển khai từ năm 2017 đến nay đã góp phần tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc ở các địa phương.
Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái

Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái 'lộc trời', chế biến thành đặc sản

Tháng 8- 9 hàng năm, tới mùa măng người dân ở các huyện miền núi Nghệ An lại băng rừng đi hái “lộc trời”, chế biến thành đặc sản, kiếm thêm thu nhập.
Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Sau nhiều năm mòn mỏi chờ đợi, người dân xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị có một cây cầu với tổng mức đầu tư khoảng 330 tỷ đồng.
Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Nghề khai thác, chế biến thủy sản đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, giúp người dân phường Hải Bình không chỉ thoát nghèo, mà còn làm giàu.
Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Thời gian qua, công tác khuyến nông tại Quảng Trị có nhiều bước tiến quan trọng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Người Cơ Tu gần rừng, hiểu rừng và mong muốn giữ rừng cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, để giữ rừng, cần sự chung tay của toàn xã hội.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam với kỳ vọng phát triển sâm Ngọc Linh trở thành ngành công nghiệp "tỷ đô" trong tương lai không xa.
Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Tính đến hết tháng 7 năm 2023, tổng diện tích chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Bắc Hà đạt 1.036ha tại 02 xã Bản Liền (873ha) và Tả Củ Tỷ (163ha).
Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Sinh ra và lớn lên trên đỉnh núi Ngọc Linh, ông Nguyễn Văn Lượng (50 tuổi, đồng bào dân tộc Xơ-đăng) đến nay đã thành tỷ phú với việc trồng sâm Ngọc Linh.
Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Phiên chợ thu hút trên 5.500 lượt khách đến tham quan, mua sắm với doanh thu khoảng 10 tỷ đồng. Trong đó riêng mặt hàng sâm củ Ngọc Linh thu về gần 9,5 tỷ đồng.
Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Cây sâm Ngọc Linh với 9 nhánh, nặng gần 1 kg được chủ nhân rao bán với giá 700 triệu đồng tại phiên chợ sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nhấn mạnh cần quyết tâm xây dựng huyện Nam Trà My thật sự là “thủ phủ sâm Ngọc Linh”, trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia.
Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Phiên chợ có 60 gian hàng của các cơ sở kinh doanh và người đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã trồng sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động