Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gợi mở nhiều giải pháp để khai thác tốt hơn thị trường Châu Á - Châu Phi

Ngày 16/8, tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị Công tác thương vụ khu vực Châu Á - Châu Phi với sự tham dự của lãnh đạo các cục, vụ.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt toàn bộ nội dung của hợp đồng dầu khí là phù hợp

Hội nghị còn có sự tham dự trực tuyến của đại diện các Thương vụ Việt Nam đang công tác tại thị trường Châu Á – Châu Phi… Tại hội nghị này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh thị trường tiêu thụ hàng hóa trong bối cảnh trong nước và thế giới gặp nhiều biến động.

Làm tốt hơn nữa việc khai thác thị trường

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phát triển mạnh mẽ thị trường trong nước kết hợp với khai thác các thị trường mà Việt Nam là đối tác thương mại trong các hiệp định song phương và đa phương khu vực; đồng thời tiếp tục phát triển các thị trường thay thế thị trường truyền thống hiện có lưu lượng ngày càng bị thu hẹp khi tổng cầu đang bị hạn chế và ảnh hưởng nhất định bởi các chính sách cực đoan trong phòng chống Covid-19 và tình hình lạm phát gia tăng ở rất nhiều quốc gia, Bộ Công Thương đã triển khai rất nhiều các hoạt động mà gần đây nhất là thực hiện chủ trương định kì hằng tháng tiến hành giao ban với các Thương vụ ở tất cả các nước trên thế giới. Từ đó, nắm bắt một cách kịp thời những chính sách của các nước sở tại để Bộ có cơ sở tham mưu cho các cấp thẩm quyền ban hành những đối sách có thể khai thác, tận dụng được các thị trường mà Việt Nam có quan hệ, bảo đảm lợi ích cao nhất của đất nước. Nhưng cũng đồng thời là để giải quyết được những vấn đề rất lớn hiện nay khi Việt Nam đã và đang trở thành một trong những công xưởng của thế giới.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gợi mở nhiều giải pháp để khai thác tốt hơn thị trường Châu Á - Châu Phi
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại hội nghị
Dẫn chứng cho điều này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng: Trong năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt tới gần 680 tỉ đô la, trong đó xuất siêu 2 tỉ đô la và được xếp là 1 trong 20 nền kinh tế có thương mại quốc tế lớn nhất thế giới.

7 tháng đầu năm nay, mặc dù thế giới còn đang “quay cuồng” trong dịch Covid-19, hàng loạt quốc gia “chìm sâu” trong lạm phát, khủng hoảng thiếu, đứt gãy rất nhiều chuỗi cung ứng cả về nguyên vật liệu, cho đến các hàng hóa, sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống và sản xuất của người dân. Nhưng tại Việt Nam, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và sự quản lý điều hành của Nhà nước, Chính phủ nên nền kinh tế của đất nước liên tục phát triển.

6 tháng đầu năm, chỉ số GDP tăng 6,42% và nếu tính cả 7 tháng thì tăng khoảng trên dưới 7%. Với tốc độ này, dự báo cả năm nay, GDP của nước ta sẽ tăng trưởng khoảng 7,5%. Nếu đúng như dự kiến thì tốc độ tăng trưởng này cao bằng, thậm chí là cao hơn một vài năm trước khi có đại dịch. Đồng thời, với tốc độ phát triển ấy thì chắc chắn Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong các năm. Việt Nam cũng vừa đón nhận một tin vui là kim ngạch 2 chiều 7 tháng đầu năm theo tính toán là 435 tỉ đô la. Theo dự báo này thì cả năm Việt Nam sẽ đạt ngưỡng khoảng trên dưới 700 tỉ đô la. Và Việt Nam đương nhiên sẽ trở thành 1 trong khoảng 10 đến 15 quốc gia có thương mại quốc tế lớn nhất thế giới.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế là rất khả quan, song Bộ trưởng cho rằng quy mô của nền kinh tế Việt Nam càng lớn thì khả năng thâm nhập thị trường thế giới càng nhiều. Song trong bối cảnh biến động của thế giới hiện nay thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam khi đối mặt với sự đứt gãy của nhiều chuỗi cung ứng đã và đang diễn ra trên toàn cầu, nhất là cung ứng những vật tư chiến lược như: xăng dầu, phân bón, lương thực, thực phẩm.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gợi mở nhiều giải pháp để khai thác tốt hơn thị trường Châu Á - Châu Phi

“Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam hiện có độ mở trên 200% thì mọi biến động ở bên ngoài, thay đổi của chính sách của nước sở tại sẽ đều có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, trong bối cảnh ấy, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính rất quan tâm và đánh giá cao vai trò của Bộ Công Thương nói chung, trong đó thì có sự đóng góp của những Thương vụ ở các nước nói riêng trong 2 năm vừa qua. Đặc biệt là từ đầu năm, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Thủ tướng, Bộ Công Thương và các cơ quan đơn vị liên quan, các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài đã biết tranh thủ, tận dụng các cơ hội để khai thác các thị trường đối tác và cả những thị trường mới. Điều này đã được các cán bộ Thương vụ quan sát, tìm hiểu, nắm bắt chính sách của nước sở tại, từ đó có khuyến nghị chính sách với trong nước, thậm chí là khuyến nghị đối sách để Việt Nam bảo vệ lợi ích cao nhất của đất nước trong các quan hệ kinh tế song phương và đa phương” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đánh giá cao vai trò của các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, song Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng cho rằng: Trước thực trạng các thị trường truyền thống đã và đang bị thu hẹp bởi tổng cầu đang giảm, lạm phát tăng cao… và nếu các thị trường này tiếp tục bị thu hẹp thì chúng ta cần tranh thủ khai thác các thị trường mới, có thể là những thị trường đã nằm trong các hiệp định thương mại mà chưa tận dụng, chưa khai thác được hoặc các các thị trường mới mà hàng hóa của Việt Nam có thể vào được, ví dụ như Ấn Độ, Indonesia hay Australia, New Zealand… Vì vậy, việc đầu tiên của hội nghị là cùng nhau trao đổi, thảo luận để đưa ra những giải pháp khai thác được các thị trường mà Việt Nam đang là thành viên trong các hiệp định thương mại song phương, đa phương.

Đồng thời, các đại biểu phải cùng nhau thảo luận tìm ra giải pháp để làm sao đưa hàng hóa Việt Nam đến được các thị trường mới, nhất là những thị trường có khả năng hấp thụ lớn hàng hóa của Việt Nam. Việc thứ hai là thảo luận để đóng góp vào quy định của Bộ Công Thương về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là thảo luận để làm rõ tiêu chuẩn và điều kiện của cán bộ đáp ứng yêu cầu là tham tán, là tùy viên kinh tế tại nước ngoài.

Nhiều khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt Nam

Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Văn Trường, Thương vụ Việt Nam tại Campuchia cho rằng: Hiện vấn đề phát triển thị trường tại Campuchia đang gặp khó khăn do việc thông qua các thủ tục hành chính xuất nhập khẩu tại đây còn chậm, chưa có sự phối hợp giữa cơ quan của hai nước nhất là thời gian đóng cửa biên giới.

Đặc biệt, tại Campuchia việc thực thi pháp luật, quản lý xuất nhập khẩu chưa thực thực sự nghiêm. Điều này khiến cho các doanh nghiệp hay “lách luật” dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh. Các doanh nghiệp đang khó khăn trong việc lựa chọn hướng đi khi đứng giữa lằn ranh làm chính ngạch hay tiểu ngạch. Trong khi, các doanh nghiệp làm xuất khẩu tiểu ngạch lại hay phải đối mặt với rủi ro. Tại thị trường Campuchia, việc xúc tiến thương mại thông qua các tuần lễ hàng hóa Việt, triển lãm, hội chợ đang đã và đang trở thành một kênh bán hàng quan trọng.

Đối với thị trường Myanmar, ông Nguyễn Dương Kiên, Thương vụ Việt Nam tại Myanmar cho rằng: Thị trường Myanmar rất đặc biệt khi kinh tế chính trị chưa ổn định. Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn nên việc hợp tác kinh tế giữa hai nước cũng chịu tác động chung. Tính đến hết tháng 7/2022, Việt Nam đã đạt 530 triệu đô kim ngạch xuất khẩu sang Myanmar. Tuy nhiên, hầu hết các mặt hàng đều bị nước bạn cho rằng cần có giấy phép xuất khẩu nên gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Myanmar đang phải thu xếp về nguồn ngoại tệ để thanh toán do thiếu hụt ngoại tệ nhập khẩu. Vì vậy, giao dịch thanh toán đang gặp khó khăn. Các hoạt động thương mại như hội chợ, triển lãm đang phải tạm dừng .

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gợi mở nhiều giải pháp để khai thác tốt hơn thị trường Châu Á - Châu Phi
Các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tham dự hội nghị

Trong khi đó, tại thị trường Singapore, đại diện Thương vụ Việt Nam tại đây cho biết: Thị trường Singapore là một thị trường khá “khó tính” khi đòi hỏi chất lượng hàng hóa phải ổn định. Các mặt hàng nông sản, trái cây của Việt Nam có thể mạnh nhưng hiện cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi cạnh tranh với nông sản Trung Quốc.

Đối với một thị trường khác là Nhật Bản, đại diện Thương vụ Việt Nam tại đây cũng cho rằng hiện Việt Nam là đối tác xuất khẩu lớn thứ 3 vào Nhật Bản. Các mặt hàng có lợi thế đối với thị trường này là: Nông sản, cơ khí, điện tử, chế biến đều có xu hướng tăng trưởng rất tốt.

Hiện Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cũng đã và đang xây dựng kế hoạch tổ chức nhiều chương trình, hội thảo, giới thiệu, cập nhật thị trường để kết nối nhiều doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam thực hiện giao thương hàng hóa. Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cũng khuyến cáo các hàng hóa Việt Nam muốn xuất khẩu tốt sang thị trường Nhật ngoài việc phải tổ chức sản xuất đảm bảo đáp ứng các quy định về nhập khẩu, an toàn thực phẩm thì đồng thời phải ưu tiên quảng bá để người tiêu dùng Nhật biết tới.

Tại hội nghị này, các Thương vụ Việt Nam tại các nước như Ấn Độ, Nam Phi, Australia, Ả rập, Trung Quốc… đều cho rằng thời gian qua đã tổ chức nhiều chương trình để xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh, thúc đẩy giao thương giữa Việt Nam và các nước. Tích cực xúc tiến vào các ngành cụ thể và đưa các tập đoàn lớn vào Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư. Đồng thời, các cơ quan Thương vụ đang tích cực cập nhật những thông tin thay đổi chính sách để kịp thời hướng dẫn cho các doanh nghiệp tiếp cận với các thị trường… Đại diện các Thương vụ còn cho biết, hiện ở nhiều nước, nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm Việt Nam là rất lớn song các mặt hàng cần phải bảo đảm chất lượng ổn định và chứng nhận an toàn thực phẩm cũng như có không gian trưng bày hàng hóa cụ thể để có thể trực tiếp tham quan, tìm kiếm cơ hội hợp tác.

Hàng loạt giải pháp để củng cố, phát triển thị trường

Sau khi lắng nghe 11 ý kiến của đại diện các Thương vụ tại các thị trường Châu Á – Châu Phi, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng: Để thực hiện được mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ giao và hoàn thành những yêu cầu nhiệm vụ mà lãnh đạo Bộ đã đề ra cho các Thương vụ ở nước ngoài, lãnh đạo Bộ yêu cầu thời gian tới cần thực hiện một số nhiệm vụ sau đây để phát triển thị trường:

Thứ nhất, Vụ Thị trường châu Á, châu Phi sẽ chủ trì phối hợp với các Vụ, đơn vị có liên quan của Bộ để khẩn trương xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển thị trường ở khu vực Châu Á, Châu Phi. Theo đó, một mặt tiếp tục củng cố, duy trì tốc độ tăng trưởng ở các thị trường truyền thống. Mặt khác, đẩy mạnh khai thác các thị trường mà Việt Nam là thành viên thông qua các hiệp định thương mại song phương và đa phương khu vực. Chiến lược đó phải nói rõ, nhu cầu của thị trường là cần những gì, những điểm lưu ý đối với các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp. Từ đó phải phân công, phân nhiệm cụ thể đối với từng cán bộ theo dõi đến từng địa bàn, từng thị trường để kết hợp với các Thương vụ Việt Nam ngoài nước xây dựng thành kế hoạch cụ thể trong từng tháng, từng quý và cả năm.

“Mục tiêu của chúng ta là khai thác tối đa lợi ích thông qua các hiệp định đã ký đối với các thị trường của các nước sở tại. Đặc biệt chú trọng những thị trường mới, thị trường chúng ta đã là thành viên nhưng thời gian vừa qua chưa thật sự phát triển. Ngoài những thị trường chúng ta là thành viên, còn những thị trường rộng hơn thông qua các tổ chức thương mại thế giới, các thị trường đông dân, nhiều người tiêu dùng, có nhu cầu về sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Thứ hai, tập trung nắm bắt các chủ trương, chính sách của các nước sở tại, phân tích các chính sách đó để có khuyến nghị chính sách đối với trong nước thông qua Vụ Thị trường châu Á châu Phi. Các thị trường khác thì thông báo với Vụ thị trường của mình. Đồng thời cũng đề xuất, kiến nghị phản ánh chính sách của Việt Nam để đảm bảo quyền lợi của đất nước mình thông qua việc khai thác hiệp định thương mại tự do mà chúng ta đã ký.

Thông qua việc khai thác các thị trường đó để chúng ta bán những mặt hàng có lợi thế tại nước ngoài. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà nền sản xuất của nhiều nước khó khăn, nhưng nhu cầu hàng hóa của các nước đó rất cao mà Việt Nam lại có khả năng cung ứng.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gợi mở nhiều giải pháp để khai thác tốt hơn thị trường Châu Á - Châu Phi
Hội nghị dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên được diễn ra tại Hà Nội và tất cả những điểm cầu ở các Thương vụ ở nước ngoài tại thị trường Châu Á - Châu Phi

Thứ ba, tiếp tục nắm bắt diễn biến thị trường để kết nối cung cầu. Không chỉ nắm bắt nhu cầu thị trường của các nước sở tại thông báo về nhu cầu, quy cách, phẩm chất và những điều đáng lưu ý đối với doanh nghiệp, với hiệp hội ngành hàng, mà đồng thời trong nước cũng phải cung cấp cho các Thương vụ những thông tin về khả năng cung ứng sản phẩm hàng hóa ra các thị trường. Thông tin phải có hai chiều.

“Điều này chúng ta đã chỉ đạo từ đầu năm là khẩn trương lập các phòng trưng bày sản phẩm của Việt Nam tại các Thương vụ. Thông qua phòng trưng bày ấy thì các doanh nghiệp, các hiệp hội, ngành hàng trong nước sẽ gửi sản phẩm sang để giới thiệu. Mặt khác trong nước, thông qua Vụ thị trường khu vực, chúng ta sẽ cung cấp các thông tin về quá trình sản xuất, cung ứng các sản phẩm, hàng hóa ra thị trường ngoài nước để có thể duy trì việc bán hàng”- Bộ trưởng yêu cầu.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng cho rằng: Thông tin thị trường phải được cung cấp ở cả hai chiều hàng tuần, tối đa 2 tuần 1 lần. Nhưng giao ban giữa các thương vụ duy trì mỗi tháng 1 lần, tại cuộc giao ban có sự tham gia của các Vụ, đơn vị có liên quan của bộ và của các bộ ngành khác. Đặc biệt là có sự tham gia của các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu lớn. Có làm được như vậy thì việc kết nối cung cầu, thị trường và trao đổi, tương tác với nhau sẽ mang lại hiệu quả rất lớn. Để khai thác các thị trường này, việc quan sát, nắm bắt các chính sách của nước sở tại đối với các cán bộ Thương vụ ở nước ngoài là vô cùng quan trọng.

“Việc cung cấp các thông tin từ trong nước thông qua các hiệp hội, ngành hàng, các địa phương hay các bộ ngành được tập hợp thông qua Vụ Thị trường ngoài nước, cụ thể ở đây là Vụ thị trường Á Phi hoặc là Cục Xuất nhập khẩu hay Cục Xúc tiến thương mại. Ở nước ngoài rất cần thông tin vì không có thông tin thì không thể làm được. Việc cung cấp thông tin đòi hỏi cả Thương vụ ngoài nước và các đơn vị trong nước phải quan tâm”- Bộ trưởng cho biết.

Thứ tư, hiện cả thế giới, trong đó có Việt Nam dự báo sẽ thiếu nguồn cung về nguyên liệu. Chúng ta là nền kinh tế có khả năng sản xuất để xuất khẩu rất lớn nhưng nguyên liệu đầu vào của những ngành có lợi thế thì đều đã và đang lệ thuộc vào thị trường nước ngoài. Trong tương lai, nếu Việt Nam không vươn lên làm chủ công nghiệp vật liệu, công nghiệp hỗ trợ thì sẽ bị động. Cho nên đây là lúc các Thương vụ ngoài nước kết hợp chặt chẽ với đơn vị trong nước để kết nối cung cầu trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản, sản xuất chế biến thành nguyên liệu đầu vào trong các ngành sản xuất ở trong nước. Không chỉ là tương tác môi giới để bán hàng mà còn tương tác kết nối nguồn cung để có được nguồn cung đa dạng, ổn định nguyên vật liệu phục vụ cho các nền sản xuất trong nước. Chính nguyên vật liệu ấy lại quay trở lại đáp ứng các nhu cầu sản phẩm, hàng hóa dịch vụ cho các nước sở tại.

Thứ 5, Bộ trưởng cho rằng chế độ thông tin thị trường là vô cùng quan trọng. Vì vậy, Bộ trưởng đề nghị tất cả các Thương vụ khẩn trương củng cố, nơi nào còn khó khăn, vướng mắc thì liên hệ với Cục Xúc tiến thương mại. Vụ trưởng Thị trường châu Á, châu Phi sẽ phải làm việc với Cục Xúc tiến thương mại như đã yêu cầu ngay từ đầu năm. Đến hết tháng 9 này, tất cả các Thương vụ đều phải có ít nhất một phòng trưng bày sản phẩm để giới thiệu sản phẩm từ trong nước gửi sang. Kinh phí lấy từ một phần của kinh phí Xúc tiến thương mại. Phải làm sao đến hết tháng 9 phải có được phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm để nhà đầu tư có thể tiếp cận hàng hóa trên thực tế.

Một vấn đề nữa Bộ trưởng cho rằng, để duy trì chế độ thông tin thì hàng tuần các thương vụ phải gửi diễn biến thị trường về trong nước. Và cũng trong tuần ấy, trong nước cũng phải gửi thông tin thị trường ra nước ngoài. Như vậy là thông tin có từ hai chiều. Thông tin từ nước ngoài được sử dụng không chỉ ở các Vụ, đơn vị có liên quan ở trong Bộ mà còn sử dụng ở các bộ ngành có liên quan đến các địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp. Trái lại thông tin từ trong nước, thông qua Vụ Thị trường ngoài nước tập hợp sẽ được gửi cho các Thương vụ để làm cơ sở cho trao đổi, đối thoại, tương tác với đối tác ở nước ngoài. Có như vậy, Việt Nam mới hình thành, phát triển, củng cố được quan hệ thương mại, thị trường ở nước ngoài.

Về vấn đề này, Bộ trưởng cũng khuyến nghị các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương, đặc biệt là cơ quan báo chí của Bộ đẩy mạnh, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, định kỳ thông tin, định hướng thị trường để Việt Nam có thể khai thác được thị trường trong và ngoài nước.

Thông tin về thêm về việc phát triển thị trường, Bộ trưởng cũng cho biết: Trong nước Việt Nam hiện đang phát triển thị trường truyền thống và thương mại điện tử. Theo thống kê chưa đầy đủ thì năm 2021, tổng doanh số bán lẻ trên thương mại điện tử đạt 13,7 tỷ USD. Dự báo 2022 tăng trưởng so với năm 2021 khoảng 25-28%. Như vậy doanh số thương mại điện tử (doanh số bán lẻ trên môi trường số) ở nước ta dự báo năm 2022 dự báo khoảng 17-17,5 tỷ USD - con số vô cùng lớn. Thương mại điện tử không chỉ dừng lại ở lãnh thổ Việt Nam mà hoàn toàn có thể phát triển, đưa hàng hóa của Việt Nam đến thị trường các nước thông qua môi trường số.

Nhóm PV
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ông Lê Triệu Dũng: Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cạnh tranh, kiến tạo môi trường kinh doanh lành mạnh

Ông Lê Triệu Dũng: Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cạnh tranh, kiến tạo môi trường kinh doanh lành mạnh

Việt Nam đã và đang nỗ lực hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cạnh tranh, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch cho doanh nước ngoài.
Chùm ảnh: Khoá họp lần thứ 24 UBLCP Việt Nam - Bulgaria về hợp tác kinh tế - thương mại

Chùm ảnh: Khoá họp lần thứ 24 UBLCP Việt Nam - Bulgaria về hợp tác kinh tế - thương mại

Ngày 14/5/2024, tại Bulgaria, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã tham dự khoá họp lần thứ 24 Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam - Bulgaria.
Tọa đàm Hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam - Bulgaria

Tọa đàm Hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam - Bulgaria

Ngày 14/5, tại Thủ đô Sofia, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương đã tham dự Tọa đàm Hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam - Bulgaria.
Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Tính đúng, đủ chi phí hạ tầng truyền tải, vận hành

Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Tính đúng, đủ chi phí hạ tầng truyền tải, vận hành

Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp nghe báo cáo, thảo luận, cho ý kiến về cơ chế mua bán điện trực tiếp.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Trong chuyến công tác tại Bulgaria, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác đã có buổi tiếp kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Chủ tịch Ủy ban Kinh tế và Đổi mới Quốc hội Bulgaria

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Chủ tịch Ủy ban Kinh tế và Đổi mới Quốc hội Bulgaria

Trong chuyến công tác tại Bulgaria, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác đã có buổi làm việc với Chủ tịch Ủy ban Kinh tế và Đổi mới Quốc hội Bulgaria.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thăm và làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thăm và làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria

Trong chuyến công tác tại Bulgaria, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã đến thăm và làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Chủ tịch Ủy ban Kinh tế và Đổi mới Quốc hội Bulgaria

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Chủ tịch Ủy ban Kinh tế và Đổi mới Quốc hội Bulgaria

Ngày 13/5/2024 tại Bulgaria, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc làm việc với Chủ tịch Ủy ban Kinh tế và Đối mới Quốc hội Bulgaria.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Ngày 13/5/2024 tại Bulgaria, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc tiếp kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghiệp Bulgaria

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghiệp Bulgaria

Ngày 13/5/2024, tại Bulgaria, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc gặp gỡ song phương với Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghiệp Bulgaria.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghiệp Bulgaria

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghiệp Bulgaria

Ngày 13/5/2024, tại Bulgaria, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc gặp gỡ song phương với Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghiệp Bulgaria.
Họp Ban soạn thảo, Tổ Biên tập xây dựng Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Họp Ban soạn thảo, Tổ Biên tập xây dựng Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Chiều 13/5 tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức buổi họp Ban soan thảo, Tổ Biên tập Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
100% công trình thuỷ điện vận hành an toàn góp phần đảm bảo điện và cấp nước hạ du

100% công trình thuỷ điện vận hành an toàn góp phần đảm bảo điện và cấp nước hạ du

Đây là báo cáo của Bộ Công Thương tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ 2024.
Bộ Công Thương và VAST đề xuất một số định hướng nghiên cứu chuyên sâu

Bộ Công Thương và VAST đề xuất một số định hướng nghiên cứu chuyên sâu

Tại buổi làm việc giữa Bộ Công Thương và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, hai bên đã đề xuất một số định hướng nghiên cứu trọng tâm, trọng điểm.
Bàn giải pháp tháo gỡ vướng mắc Dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4

Bàn giải pháp tháo gỡ vướng mắc Dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì buổi làm việc xử lý các tồn tại và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của Dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4.
Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Buổi làm việc giữa Bộ Công Thương và Viện Hàn lâm KHH&CN Việt Nam nhằm sơ kết chương trình phối hợp công tác về hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháo gỡ vướng mắc Dự án Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháo gỡ vướng mắc Dự án Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên kiểm tra tiến độ, tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc Dự án Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 3 giải pháp cấp thiết gỡ vướng cho Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 3 giải pháp cấp thiết gỡ vướng cho Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Để gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các đơn vị liên quan triển khai ngay 3 giải pháp cấp thiết.
Bộ Công Thương gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Bộ Công Thương gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Chiều 7/5, Bộ Công Thương đã làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận và chủ đầu tư dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2 nhằm tháo gỡ khó khăn cho dự án này.
Đường dây 500kV mạch 3: Đảm bảo tiến độ nhưng an toàn lao động là quan trọng nhất

Đường dây 500kV mạch 3: Đảm bảo tiến độ nhưng an toàn lao động là quan trọng nhất

Đây là ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương đối với chủ đầu tư và đơn vị liên quan trong việc triển khai thi công đường dây 500kV mạch 3.
Bộ Công Thương gửi lời chia buồn tới các nạn nhân vụ sạt lở lán trại gần đường dây 500kV mạch 3

Bộ Công Thương gửi lời chia buồn tới các nạn nhân vụ sạt lở lán trại gần đường dây 500kV mạch 3

Ngày 7/5, Bộ Công Thương tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và EVN, EVNNPT về tiến độ đường dây 500kV mạch 3.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khảo sát Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu, làm việc với ngành da giày Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khảo sát Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu, làm việc với ngành da giày Việt Nam

Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn khảo sát Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu và làm việc với ngành da giày Việt Nam.
Bộ Công Thương: Mua điện mặt trời mái nhà dùng thừa giá 0 đồng để không bị

Bộ Công Thương: Mua điện mặt trời mái nhà dùng thừa giá 0 đồng để không bị ''trục lợi'' chính sách

Theo Bộ Công Thương, mua điện mặt trời mái nhà với giá 0 đồng trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia là phù hợp, đảm bảo ngăn chặn trục lợi chính sách.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động