Cây cao su và những thăng trầm trên đất Hà Tĩnh

Được ví là “vàng trắng” với đỉnh giá lên đến 100 triệu/tấn mủ, cây cao su từng được kỳ vọng trở thành mũi nhọn kinh tế ở vùng “chảo lửa túi mưa” Hà Tĩnh.
Cây cao su trồng ở miền núi phía Bắc: Mạo hiểm để tìm đất mới cho cây cao su

Ký ức giấc mơ “vàng trắng”

Năm 1998, cây cao su bắt đầu bén duyên với mảnh đất Hà Tĩnh. Lúc bấy giờ, UBND tỉnh Hà Tĩnh nhanh chóng quy hoạch phát triển cao su với quy mô khoảng 20.000 ha đứng, trên vùng quy hoạch 26.594 ha, quyết tâm đưa cây cao su trở thành mũi nhọn kinh tế. Các huyện đồng bằng: Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và vùng miền núi phía Tây như: Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn đều được khoanh vùng để phát triển cao su. Trong đó, huyện Hương Khê trở thành vùng trọng điểm với hàng chục ngàn ha đất được giao cho Công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh và Công ty TNHH MTV cao su Hương Khê quản lý.

Truyền thông chính sách: Thay đổi nhận thức để thống nhất ý chí và hành động
Hàng nghìn ha cao su đang thời kỳ lấy mủ tại nông trường 175 của Công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh.

Để thực hiện mục tiêu phát triển cây cao su, không chỉ diện tích đất lâm nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp của các nông lâm trường quản lý mà cả những diện tích rừng phòng hộ cũng bị hoán đổi thành diện tích cao su. Đến đầu năm 2013, UBND tỉnh Hà Tĩnh có quyết định điều chỉnh bổ sung quy hoạch, mở rộng diện tích lên hơn 23.000 ha trên diện tích đất vùng quy hoạch 32.383 ha để thực hiện giấc mơ “vàng trắng” tại mảnh đất gió Lào này.

Truyền thông chính sách: Thay đổi nhận thức để thống nhất ý chí và hành động
Giá mủ “lao dốc” là nguyên nhân chính dẫn đến sự “bế tắc” trong phát triển cây cao su tại Hà Tĩnh.

Chia sẻ với Báo Công Thương, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh Nguyễn Khánh Toàn ngầm ngùi nhớ lại: Thời điểm đó, ông đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc và bây giờ là Tổng Giám đốc. Cuộc đời ông, đã 24 năm gắn liền với những thăng trầm của cây cao su. Trải qua thời kỳ hoàng kim, đến nay, cây cao su đang đối mặt với vô vàn khó khăn, cần những hướng đi đúng đắn, mang tầm vĩ mô.

Truyền thông chính sách: Thay đổi nhận thức để thống nhất ý chí và hành động
Nhiều diện tích cây cao su không hiệu quả đã được chuyển đổi sang trồng Keo hiện cho giá trị kinh tế cao.

Theo ông Toàn, giai đoạn năm 2009 - 2013 là thời kỳ thịnh vuợng nhất của cây cao su tại Hà Tĩnh với giá bán đỉnh điểm lên đến 90 - 100 triệu đồng/tấn mủ, cho công ty lợi nhuận thu về mỗi năm 30 - 40 tỷ đồng. Đời sống hàng trăm cán bộ, công nhân công ty có thu nhập cao từ 15 – 20 triệu đồng/ tháng. Không ít người dân ở Hà Tĩnh thời bấy giờ mơ được trở thành công nhân cao su.

Đến đầu năm 2014, giá mủ cao su “rớt” dần, từ 90 triệu/tấn mủ xuống 60, 70 triệu/tấn mủ và đến nay giao động trên dưới 30 triệu/tấn mủ. Giá mủ xuống sâu và kéo dài suốt từ năm 2014 đến 2020 nên lợi nhuận của công ty cũng sụt giảm dẫn đến thua lỗ. Năm 2013, cơn bão số 10 xóa sổ hơn 2.500ha cây cao su tại tỉnh này. Tiếp đó, trận bão lớn vào năm 2017 gần như quật ngã cả rừng cao su ở huyện Kỳ Anh: Kỳ Lạc, Kỳ Sơn, Kỳ Tây. Có cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan dẫn đến “tắc hướng đi” cho cây cao su tại địa phương này. Ngoài giá mủ “lao dốc” thì khí hậu khắc nghiệt: nắng nóng, mưa bão triền miên là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến diện tích cây cao su bị sụt giảm, cây phát triển kém, sản lượng mủ không cao…

“Từ 2014, công ty đã bắt đầu triển khai trồng thí điểm các loại cây như: Sắn dây, mì, nghệ... để dần thay thế cây cao su nhưng cũng không thấy hiệu quả. Những năm qua, chúng tôi cũng đau đầu tìm phương án trồng cây khác để dần thay thế cây cao su nhưng tìm chưa ra. Phải thừa nhận, làm nông nghiệp ở miền Trung đúng thật rất khó", ông Toàn ngậm ngùi.

Theo tìm hiểu, tính đến thời điểm này, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã rót vốn khoảng 600 tỷ đồng cho Công ty cao su Hà Tĩnh. Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính của công ty này, nhiều năm liên tiếp hoạch toán lỗ lên đến trăm tỷ đồng.

Truyền thông chính sách: Thay đổi nhận thức để thống nhất ý chí và hành động
Phương pháp lấy mủ đông mới, tăng năng suất thua hoạch, giảm được một nửa chi phí nhân công, từ đó tăng lợi nhuận.

Hướng đi nào cho cây cao su tại Hà Tĩnh?

Theo số liệu của sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh, định hướng phát triển cao su ở thời điểm cao nhất là 23.200 ha, đến nay định hướng chỉ còn 12.100 ha cao su đứng, giảm 11.100 ha (giảm 50% so với quy hoạch ban đầu). Để tiếp tục bảo vệ phát triển và khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế rừng và đất lâm nghiệp đến năm 2025 và những năm tiếp theo, tỉnh Hà Tĩnh xác định, chỉ triển khai trồng mới cây cao su trên những vùng ít bị ảnh hưởng gió bão tại các huyện miền núi như: Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Đức Thọ; không trồng mới tại các huyện dọc bờ biển như: Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Thạch Hà. Tiến hành tập trung thâm canh, tái canh, sản xuất nông lâm kết hợp, trồng xen dưới tán cây cao su bằng các loài cây có giá trị như: Gừng, nghệ, hương bài... để tăng hiệu quả sử dụng đất trên đơn vị diện tích. Những diện tích cây cao su không hiệu quả sẽ tiến tới chuyển đổi đưa về địa phương quản lý, giao cho người dân phát triển kinh tế rừng.

Truyền thông chính sách: Thay đổi nhận thức để thống nhất ý chí và hành động
Hệ thống chuồng trại nuôi gà dưới tán rừng cao su.

Để “cứu mình”, tự tìm hướng đi mới, vừa qua, Công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh đã liên kết với công ty Japha comfeed Việt Nam tổ chức chăn nuôi gà gia công dưới tán cao su. Hiện, đã có 8 chuồng nuôi đưa vào hoạt động, bắt đầu thả nuôi lứa thứ 2 và thứ 3, bước đầu cho lợi nhuận khả quan. Bên cạnh đó, từ năm 2020 ngoài việc giao khoán vườn cây cho công nhân chăm sóc, khai thác, Công ty cao su Hà Tĩnh đã đưa một số giống cao sản chịu được nắng, rét vào trồng. Bước đầu, cho thấy giống mới phù hợp với đất đai, thổ nhưỡng ở Hà Tĩnh, nhất là vùng đất Hương Khê.

Là bạn hàng trung thành của Tập đoàn Sailun (Trung Quốc), bình quân mỗi năm Công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh cung ứng cho doanh nghiệp này khoảng 3.000 tấn mủ. Ông Nguyễn Công Trường, Giám đốc Nhà máy chế biến cho hay, mấy năm gần đây, do dây chuyền cũ, máy móc hư hỏng liên tục, cộng với khoảng thời gian 2 tháng không có mủ nên kế hoạch hàng năm thường chỉ chế biến được khoảng 2.500 – 3.000 tấn mủ SVR10. Riêng năm 2022, nhờ năng suất mủ cao nên dự kiến đến cuối năm sẽ chế biến được khoảng 3.500 tấn, vượt kế hoạch Tập đoàn và công ty giao.

Sau nhiều năm vận hành thua lỗ, với hướng đi mới, ít nhiều có tín hiệu khả quan cho cây cao su trên đất Hà Tĩnh. Đặc biệt, ngoài hiệu quả về kinh tế, cây cao su đã và đang tạo công ăn việc làm cho hơn 1.000 cán bộ, công nhân công ty, lao động (trung bình 7 – 10 triệu/tháng) tại địa phương nên cần hơn nữa sự quan tâm của các cấp, các ngành; đánh giá, nhìn nhận một cách thấu đáo để xác định hướng đi cho cây cao su, đảm bảo sự phát triển bền vững của loại cây này trên vùng đất thiên tai khắc nghiệt Hà Tĩnh, song song với quy luật cung - cầu, tránh lãng phí tài nguyên đất rừng.

Diệu Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Tĩnh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết biển hôm nay 20/4/2024: Có mưa rào và dông vài nơi, biển động, sóng cao

Dự báo thời tiết biển hôm nay 20/4/2024: Có mưa rào và dông vài nơi, biển động, sóng cao

Thời tiết biển hôm nay 20/4/2024, khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi. Gió Nam cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động. Sóng cao 1,5 - 2,5m.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 20/4/2024: Hà Nội trời nắng nóng, đêm có mưa

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 20/4/2024: Hà Nội trời nắng nóng, đêm có mưa

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 20/4/2024, Hà Nội có mây, trời nắng nóng; đêm nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác
Làm gì để minh bạch “thị trường” rác thải nhựa trong thực thi EPR?

Làm gì để minh bạch “thị trường” rác thải nhựa trong thực thi EPR?

Yêu cầu có một thị trường giao dịch rác thải để đảm bảo minh bạch đầu vào là điều mà nhiều doanh nghiệp tái chế hiện nay mong mỏi khi thực hiện cơ chế EPR.
Quảng Bình: Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, thu hút du khách

Quảng Bình: Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, thu hút du khách

Quảng Bình đang tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh, đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, thu hút du khách.
Khơi dậy văn hoá đọc, mang "hành trang tri thức" tới thanh niên

Khơi dậy văn hoá đọc, mang "hành trang tri thức" tới thanh niên

Chương trình “Mỗi thanh niên một cuốn sách làm bạn” được tổ chức lần đầu vào năm 2021, nhằm nâng cao nhận thức của thanh niên về giá trị của việc đọc sách...

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Sông Lạch Tray cấm phương tiện thủy lưu thông từ 5h00 ngày 20/4

Hải Phòng: Sông Lạch Tray cấm phương tiện thủy lưu thông từ 5h00 ngày 20/4

Chi cục Đường thủy nội địa khu vực I cho biết, từ 5h00 ngày 20/4, một đoạn luồng đường thủy trên sông Lạch Tray, Hải Phòng sẽ cấm phương tiện thủy lưu thông.
Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Bộ Y tế chỉ giữ lại một số ít bệnh viện thuộc tiêu chí là bệnh viện đầu ngành, phù hợp quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế quốc gia.
Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Đình Giong

Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Đình Giong

Ban Tuyên giáo Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn số 153-HD/BTGTW về tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Đình Giong.
Tiếp tục cảnh báo tình trạng mạo danh người của cơ quan bảo hiểm xã hội

Tiếp tục cảnh báo tình trạng mạo danh người của cơ quan bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tiếp tục phát đi cảnh báo về tình trạng mạo danh người của cơ quan bảo hiểm xã hội nhằm lừa đảo người dân.
Công đoàn Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh

Công đoàn Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh

Tổ chức công đoàn vững mạnh góp phần phát triển cơ quan vững mạnh; chăm lo, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động.
Tận thấy hồ thủy lợi ở Ninh Thuận cạn trơ đáy

Tận thấy hồ thủy lợi ở Ninh Thuận cạn trơ đáy

Hồ Ông Kinh (huyện Ninh Hải) có dung tích 0,83 triệu m3 nhưng đã cạn trơ đáy nhiều tháng qua, kể từ khi tỉnh Ninh Thuận bước vào thời kỳ cao điểm mùa khô...
Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết, Hà Nội luôn xác định công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là việc làm thường xuyên, liên tục.
Dòng chảy xu thế, làng nghề truyền thống hóa ‘

Dòng chảy xu thế, làng nghề truyền thống hóa ‘'thủ phủ'' rác

Làng nghề truyền thống làm tăm hương ở bên bờ dòng Bắc Quảng Hoa (TP. Hà Nội) theo dòng chảy xu thế nay thành ‘'thủ phủ’' phế liệu, chuyên thu mua, sơ chế rác…
Xâm nhập mặn có khả năng đã qua đỉnh điểm

Xâm nhập mặn có khả năng đã qua đỉnh điểm

Dự báo, các đợt xâm nhập mặn cao xuất hiện từ 22-25/4/2024. Tuy nhiên, ở vùng các cửa sông Cửu Long, xâm nhập mặn có khả năng đã qua đỉnh điểm.
Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam nằm trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% GDP cho các dự án trong lĩnh vực này.
Thời tiết hôm nay ngày 19/4/2024: Miền Bắc nắng nóng diện rộng, có nơi trên 39 độ

Thời tiết hôm nay ngày 19/4/2024: Miền Bắc nắng nóng diện rộng, có nơi trên 39 độ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 19/4/2024: Miền Bắc nắng nóng mở rộng, ngoài Tây Bắc Bộ, nắng nóng mở rộng vùng Đồng bằng Bắc Bộ, chiều tối và đêm có mưa.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 19/4/2024: Có mưa vài nơi, biển động

Dự báo thời tiết biển hôm nay 19/4/2024: Có mưa vài nơi, biển động

Thời tiết biển hôm nay 19/4/2024, khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ có mưa vài nơi. Gió Đông Nam đến Nam cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động. Sóng cao 1,5 - 2,5m.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 19/4/2024: Hà Nội tăng nhiệt, nắng nóng

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 19/4/2024: Hà Nội tăng nhiệt, nắng nóng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 19/4/2024, Hà Nội có mây, ngày nắng nóng, nền nhiệt độ cao nhất có nơi trên 36 độ C
Tuyên Quang: Không đánh đổi tài nguyên rừng để phát triển du lịch

Tuyên Quang: Không đánh đổi tài nguyên rừng để phát triển du lịch

Với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, Tuyên Quang luôn xác định, khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng.
Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Ngày 18/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức cấp nước ngọt miễn phí cho người dân vùng hạn hán trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Chiều ngày 18/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin.
TP. Hồ Chí Minh: Băng rôn gây tranh cãi ở Công viên Lê Thị Riêng là do in nhầm

TP. Hồ Chí Minh: Băng rôn gây tranh cãi ở Công viên Lê Thị Riêng là do in nhầm

Theo một đại diện tại Công viên Lê Thị Riêng (TP. Hồ Chí Minh), tấm băng rôn gây gây tranh cãi trong những ngày qua là do đơn vị thiết kế, in ấn in nhầm.
Hà Nội: Quét mã trả phí gửi xe, không lo bị “chặt chém”

Hà Nội: Quét mã trả phí gửi xe, không lo bị “chặt chém”

Hà Nội triển khai thí điểm nhiều bãi trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt. Hoạt động này đã giúp minh bạch trong công tác quản lý.
Hà Nội: Đặc sắc lễ hội truyền thống làng Duyên Trường

Hà Nội: Đặc sắc lễ hội truyền thống làng Duyên Trường

Ngày 10/3 Âm lịch hàng năm (ngày Giỗ Tổ Hùng Vương) - cũng là ngày làng Duyên Trường (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) tổ chức lễ hội truyền thống
Dệt may, năng lượng tái tạo đi đầu trong kinh tế tuần hoàn

Dệt may, năng lượng tái tạo đi đầu trong kinh tế tuần hoàn

Đó là khẳng định của ông Hans Bruyninckx - Ban Tài nguyên Quốc tế (IRP) tại Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn thế giới 2024 (WCEF2024) diễn ra từ ngày 15-18/4 tại Bỉ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động