Chủ tịch Quốc hội: Một đồng mà không cần thiết thì cũng không chi

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, thất thoát do lãng phí nhiều khi không kém gì thất thoát do các vụ án tham nhũng, tiêu cực.
Chủ tịch Quốc hội làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) Chủ tịch Quốc hội: Xử lý triệt để các vụ án liên quan đến "tín dụng đen" Chủ tịch Quốc hội: Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tham nhũng chính sách

Tiết kiệm, giảm chi ngân sách hàng nghìn tỷ đồng

Ngày 23/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dự cuộc làm việc của Đoàn giám sát của Quốc hội với Bộ Tài chính về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Chủ tịch Quốc hội: Một đồng mà không cần thiết thì cũng không chi
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dự cuộc làm việc của Đoàn giám sát của Quốc hội với Bộ Tài chính về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021 trong quản lý, sử dụng nguồn lực, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ đã thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước, tăng cường kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước, tiết kiệm được 6.087,9 tỷ đồng trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.

Đồng thời, cắt giảm 100% các dự án đầu tư công không nằm trong quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; cắt giảm 100% việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, khánh thành các công trình xây dựng cơ bản.

Giai đoạn 2016 - 2021, Bộ Tài chính tinh giản được 1.166 biên chế, đạt 105% kế hoạch; chủ động tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền của Bộ, giảm từ 36 đơn vị xuống còn 26 đơn vị.

Ngay trong quá trình lập dự toán chi ngân sách nhà nước, giai đoạn 2016-2020, Bộ Tài chính đã tính toán, giảm chi hơn 22.300 tỷ đồng. Năm 2021, tiếp tục giảm chi ngân sách nhà nước khoảng 3.260 tỷ đồng gắn với tinh giản biên chế và sắp sếp lại tổ chức bộ máy.

Năm 2021, cũng tiết kiệm hơn 6.000 tỷ đồng, trong đó cắt giảm 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và nước ngoài là gần 900 tỷ đồng, tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên.

Về công tác quản lý đầu tư công, qua thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước giai đoạn 2016-2020 đã giảm giá trị đề nghị quyết toán hơn 27 nghìn tỷ đồng; đã chuyển dịch hơn 230 nghìn ha đất sang các mục đích phi nông nghiệp; xử lý, thu hồi, yêu cầu đưa vào sử dụng 100 nghìn ha đất của các dự án chậm triển khai.

Phát động phong trào thi đua thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Qua ý kiến thảo luận tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội đánh giá rất cao sự chuẩn bị của Đoàn giám sát và Bộ Tài chính. Trong đó, Bộ Tài chính vừa phải thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí như các bộ, ngành khác trong khi số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động rất đông (gần 7 vạn người) và lĩnh vực quản lý rất rộng, vừa được giao trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực này.

Lưu ý thời gian hoàn thiện, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả giám sát không còn nhiều (theo kế hoạch sẽ trình tại phiên họp tháng 9 tới), Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, kết quả quan trọng nhất là dự thảo Nghị quyết giám sát trình Quốc hội như thế nào để tạo chuyển biến thực sự, rõ nét trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trên tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội gợi mở một số vấn đề cần nghiên cứu đưa vào dự thảo Nghị quyết giám sát trình Quốc hội.

Cụ thể, theo Chủ tịch Quốc hội, Đoàn giám sát nên kiến nghị Chính phủ đổi mới việc ban hành Chương trình hành động hàng năm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tổ chức thực hiện Chương trình.

Chủ tịch Quốc hội: Một đồng mà không cần thiết thì cũng không chi

Thay vì chương trình năm nào cũng gần giống nhau, còn hình thức thì mỗi năm nên tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm nổi lên, có mục tiêu cụ thể để tạo chuyển biến rõ rệt.

Khi ban hành xong phải tổ chức triển khai, thu thập, đánh giá, tổng kết hiệu quả cụ thể. Khi trình ra Quốc hội cũng nên cải tiến cách thức báo cáo và thảo luận, bảo đảm tính toàn diện nhưng mỗi năm phải tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể.

Chủ tịch Quốc hội nêu ví dụ, hai năm Covid-19, chúng ta cắt giảm triệt để các khoản chi thường xuyên để tăng nguồn lực chống dịch. Vậy những năm tới, Chính phủ, Quốc hội xác định năm nào tập trung trọng điểm vấn đề tiêu chuẩn, định mức; năm nào tập trung giải quyết vấn đề thất thoát, lãng phía trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai; năm nào tập trung vào tài sản công..

“Quốc hội quyết được vấn đề này cũng đã là thành công rất lớn của Đoàn giám sát, nếu vẫn duy trì cách làm như trước đây thì thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sẽ còn hình thức” - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Cùng với đó, Chủ tịch Quốc hội cũng gợi mở, Đoàn giám sát nghiên cứu kiến nghị phát động một cuộc vận động thực hiện phong trào thi đua thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sâu rộng trong toàn dân, cả khu vực công và khu vực tư, cả khu vực sản xuất, sinh hoạt, tiêu dùng, nhân lực, vật lực, tài lực...

Thất thoát do lãng phí nhiều khi không kém gì thất thoát do các vụ án tham nhũng, tiêu cực. Một cuộc vận động với mục tiêu, tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể, gắn với đó là chính sách quốc gia về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sẽ dễ được nhân dân ủng hộ và phát huy hiệu quả.

1 đồng mà không cần thiết cũng không chi

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, tiết kiệm, chống lãng phí không phải đơn thuần như “cây kéo” để cắt xén chi tiêu, mà một khía cạnh khác rất quan trọng là phải kịp thời tháo gỡ khó khăn, kiến tạo thể chế, kiến tạo sự phát triển, tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn.

Ngành tài chính phải lo cân đối ngân sách, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia nên cũng luôn phải cẩn trọng hơn, luôn thực hiện tinh thần nếu 1 tỷ đồng mà cần thiết thì chi ngay nhưng 1 đồng mà không cần thiết cũng không chi.

Do đó, đánh giá việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với ngành tài chính cần tiếp cận theo hướng này chứ phải chỉ là câu chuyện mỗi năm tiết kiệm được bao nhiêu tiền.

Bộ Tài chính cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành rà soát lại, chỉ rõ những văn bản nào đang gây ách tắc cả về nhân lực, vật lực, tài lực để tập trung tháo gỡ, nhất là trong 3 lĩnh vực hết sức quan trọng thuộc phạm vi quản lý của Bộ gồm: Dịch vụ công, dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ, sản phẩm công ích.

Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh việc rà soát, quy định định mức chi thường xuyên theo hướng ban hành định mức khung và phân cấp để các bộ, ngành, địa phương chủ động quy định, thực hiện, gắn với đó là cơ chế khoán chi.

Đồng thời, đánh giá lại việc khoán xe công, xem xét lại các định mức về chi tiêu công, tài sản công và xe công; đánh giá, báo cáo tổng hợp nguồn cải cách tiền lương; thu hồi các khoản cho vay của ngân sách nhà nước; xem xét lại trách nhiệm quản lý nhà nước đối với phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trái phiếu phát hành riêng lẻ; rà soát, xác định lộ trình sửa đổi, bổ sung các luật về thuế...

Theo Chủ tịch Quốc hội, Đoàn giám sát nên kiến nghị Chính phủ: Rà soát lại việc miễn, giãn, giảm thuế bằng công văn, các quyết định hành chính không đúng thẩm quyền, nhất là áp dụng cho các doanh nghiệp FDI; tăng cường chống chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI; xử lý các tồn đọng của dự án BT, BOT; rà soát các quy định về quản lý nợ công; rà soát xử lý các dự án treo, chậm tiến độ, phân loại để có kiến nghị giải pháp cụ thể...

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.
Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5/2024 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân làm việc trên công trường một số dự án cao tốc trọng điểm, ngày 29/4.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và cắt băng khánh thành dự án tại điểm cầu ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận thuộc dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, thăm hỏi, động viên người dân Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng Ninh Thuận sẽ hiện thực hóa thành công Quy hoạch vừa được phê duyệt, vượt lên mạnh mẽ, phát triển nhanh, bền vững.
Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Sáng 28/4, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận năm 2024.
Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên có chiều dài tuyến khoảng 65km, sẽ góp phần nâng cao khả năng khai thác tuyến cao tốc Bắc-Nam.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam vẫn chỉ xoay quanh mốc 50 điểm, đây là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế chưa thể khởi sắc.
Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng,an ninh
Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024), nhiều địa phương tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa.
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

BCH Trung ương Đảng đã đồng ý cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc phê duyệt Quy hoạch ngành quốc gia là bước phát triển quan trọng của ngành năng lượng và khoáng sản.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.
Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 16 mở rộng. Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Bí thư Đảng ủy Khối chủ trì hội nghị.
Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm.
Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động