Đà Nẵng: Đồng bào Cơ tu quản lý rừng, bảo vệ rừng và làm giàu từ rừng

Từ chủ trương giao rừng cho người dân quản lý, đồng bào Cơ tu (huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) đã làm tốt việc quản lý rừng, bảo vệ rừng và làm giàu từ rừng.

Giao khoán rừng – chủ trương đúng để quản lý rừng, giúp người dân làm giàu từ rừng

Trong thời gian qua, từ chủ trương giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn làng là đồng bào dân tộc thiểu số, công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng tại huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Không những thế, hưởng lợi từ chương trình, nhiều bà con tại xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang) còn vươn lên, làm giàu từ rừng.

Đà Nẵng: Đồng bào Cơ tu quản lý rừng, bảo vệ rừng và làm giàu từ rừng
Từ chủ trương giao khoán rừng, chị Bùi Thị Mun không những làm tốt công tác bảo vệ rừng mà còn thoát nghèo nhờ rừng

Trao đổi với phóng viên, ông Đinh Văn Như – Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang) cho biết, từ năm 2016 trở về trước, xã Hòa Bắc là điểm nóng về phá rừng và khai thác vàng trái phép tại thành phố Đà Nẵng. Do đời sống khó khăn, một số bà con đã nghe đối tượng xấu dụ dỗ tiếp tay chặt phá rừng để đổi gạo. Sau khi được tuyên truyền, giải thích, người dân mới dần nhận ra. Cùng với đó, từ khi Nhà nước có chủ trương giao khoán rừng, đất rừng cho người dân quản lý, chăm sóc, bảo vệ, tình trạng phá rừng đầu nguồn và đào vàng trái phép trên địa bàn đã giảm hẳn. “Hằng tuần thôn sẽ có đại diện đi kiểm tra, nếu có ai tác động hay xâm nhập vào rừng thì sẽ báo cơ quan chức năng để chính quyền địa phương kịp thời ngăn chặn cũng như bảo vệ tốt tài nguyên”, Bí thư Đinh Văn Như chia sẻ.

Cùng với việc rừng được bảo vệ tốt hơn, theo Bí thư Đinh Văn Như, chính sách, chủ trương giao khoán đất rừng đã giúp người dân có thêm sinh kế. “Hằng năm, bà con bảo vệ 1 héc ta được nhận hơn 100.000 đồng. Vừa mới nhận mỗi hộ nhận được 4 triệu đồng. Nhờ tiền đó, bà con trang trải cuộc sống, có kinh phí đi rừng, kiểm tra chăm sóc, không tác động vào rừng”, ông Như nói và cho biết có những hộ dân còn làm giàu từ rừng.

Đang vào mùa thu hoạch keo, chị Bùi Thị Mun - đồng bào dân tộc Cơ Tu (thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc) cũng phấn khởi thu hoạch. Cây keo năm nay được giá hơn mọi năm nên ai cũng vui. Chị Mun cho biết, năm 2016, được Nhà nước giao khoán gần 4 héc ta rừng, gia đình chị đầu tư trồng keo. Sau 5 năm thu hoạch, trừ chi phí, gia đình chị thu về 100 triệu đồng. Nhờ trồng keo, gia đình chị sửa sang nhà cửa khang trang, mua sắm xe máy, vật dụng gia đình, nuôi con cái ăn học, trưởng thành: “Ngày trước, gia đình cực khổ đủ thứ, quanh năm bám rẫy, nương mà vẫn không đủ ăn. Giờ đây, bà con được giao đất rừng sản xuất và giao rừng để bảo vệ có tiền, cuộc sống đỡ hơn, đủ ăn. Đường sá, phương tiện đi lại thuận lợi, mỗi khi đau ốm mình đi lại nhanh”, chị Mun bộc bạch.

Hỗ trợ thêm cho các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng trồng rừng gỗ lớn

Hiện huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) đã thực hiện giao khoán rừng và đất rừng cho 200 hộ dân (mỗi hộ nhận quản lý từ 2 – 3 hecta) là đồng bào Cơ Tu ở 2 thôn Tà Lang, Giàn Bí xã Hòa Bắc quản lý và bảo vệ. Bên cạnh đó, những người tham gia nhận khoán bảo vệ rừng còn được nhận thêm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Đà Nẵng: Đồng bào Cơ tu quản lý rừng, bảo vệ rừng và làm giàu từ rừng
Để tăng hiệu quả quản lý, khai thác và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, thành phố Đà Nẵng đang khuyến khích người dân chuyển sang trồng rừng gỗ lớn

Ông Thái Văn Hoài Nam, Chủ tịch UBND xã Hòa Bắc, cho biết, từ đất giao khoán, bà con ở đây chủ yếu trồng keo, chu kỳ 5 năm khai thác 1 lần. Nhờ khoản thu từ 200 đến 300 triệu đồng mỗi vụ, đời sống của bà con Cơ Tu được cải thiện đáng kể.

Theo ông Nam, hiện nay, công tác quản lý bảo vệ rừng đặt nhiệm vụ khoanh nuôi tái sinh được ưu tiên hơn. Vì vậy, thành phố đã có chủ trương hỗ trợ thêm vào Quỹ dịch vụ môi trường rừng cho hộ nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng. “Đối với Quỹ dịch vụ môi trường rừng 1ha, 1 năm được 150.000 đồng đến 170.000 đồng/ha. Mỗi hộ được giao nhận khoán bảo vệ rừng từ 50 đến 70 héc ta. Như vậy, 1 năm có 7 đến 10 triệu để cải thiện cuộc sống”, ông Nam nói.

Việc giao khoán rừng, đất rừng cho người dân quản lý qua thực tế đã góp phần quản lý, bảo vệ và giữ rừng, tạo sinh kế cho người dân, nhất là bà con đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, hiện nay việc trồng rừng mới chủ yếu là trồng keo lá tràm nên hiệu quả chưa cao. Để hỗ trợ người dân nâng cao năng suất, hiệu quả trồng rừng, thành phố Đà Nẵng đang khuyến khích các hộ được khoán rừng, đất rừng chuyển qua trồng rừng gỗ lớn, cây bản địa. Để người dân mạnh dạn chuyển đổi, Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng đã ban hành Nghị quyết 254/2019/NQ-HĐND quy định chính sách phát triển rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn trên địa bàn thành phố với mức hỗ trợ là 12 triệu đồng/ha (cao hơn mức hỗ trợ của Nhà nước là 4 triệu đồng/ha).

Theo ông Phan Thế Dũng, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng, với mức hỗ trợ này, người dân có điều kiện đầu tư nâng cao hiệu quả rừng trồng. Hiện lực lượng kiểm lâm đang kiểm tra, nghiệm thu việc trồng rừng cho người dân, sau đó sẽ triển khai hỗ trợ. “Năm 2022, số lượng đăng ký khoảng 700 héc ta. Thành phố khuyến khích bà con trồng rừng gỗ lớn, vì trồng rừng gỗ lớn mang lại 2 hiệu quả. Thứ nhất là năng suất, giá trị của một héc ta tăng gấp 2,5 lần so với trồng rừng bình thường. Thứ hai là bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế xói mòn và tạo cảnh quan”, ông Dũng nói.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thái Nguyên "mở rộng cửa" đón các nhà đầu tư nước ngoài

Thái Nguyên "mở rộng cửa" đón các nhà đầu tư nước ngoài

Thái Nguyên cam kết hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đến khảo sát, hợp tác, đầu tư tại tỉnh.
Nhận diện thách thức, xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Nhận diện thách thức, xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Hiện nay, có nhiều nút thắt cần được tháo gỡ để Bà Rịa - Vũng Tàu hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành trung tâm kinh tế biển quốc gia vào năm 2030.
TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư 650 tỷ đồng lắp đặt điện mặt trời áp mái cho 440 trụ sở công

TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư 650 tỷ đồng lắp đặt điện mặt trời áp mái cho 440 trụ sở công

Tổng số trụ sở cơ quan, đơn vị công lắp đặt điện mặt trời áp mái là 440 trụ sở với tổng công suất khoảng 43,312 MWp, dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 650 tỷ đồng.
Lâm Đồng: Quyết tâm phối hợp giữ vững rừng giáp ranh

Lâm Đồng: Quyết tâm phối hợp giữ vững rừng giáp ranh

Trong mọi tình huống, không chủ quan, lơ là công tác quản lý, bảo vệ rừng tại khu vực giáp ranh giữa tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận.
Lai Châu: Đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải

Lai Châu: Đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải

Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải tỉnh Lai Châu đã đổi thoại với các đơn vị quản lý, khai thác bến xe, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải.

Tin cùng chuyên mục

Phú Yên: Dừng thi công dự án nếu phát hiện nguy cơ mất an toàn

Phú Yên: Dừng thi công dự án nếu phát hiện nguy cơ mất an toàn

Phú Yên yêu cầu các đơn vị, địa phương cương quyết dừng thi công xây dựng các dự án, công trình khi phát hiện có nguy cơ mất an toàn.
Lạng Sơn: Tập huấn nâng cao nguồn nhân lực để phát triển sản phẩm OCOP

Lạng Sơn: Tập huấn nâng cao nguồn nhân lực để phát triển sản phẩm OCOP

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lạng Sơn tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao nguồn nhân lực cho Chương trình OCOP.
Lào Cai: Ông Nguyễn Minh Tuấn giữ chức Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

Lào Cai: Ông Nguyễn Minh Tuấn giữ chức Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

Ngày 16/5, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị công bố Quyết định điều động và bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.
Cảnh báo lũ quét, sạt lở, sụt lún đất khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa

Cảnh báo lũ quét, sạt lở, sụt lún đất khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa

Trong đêm 15 và ngày 16/5, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xảy ra mưa lớn kéo dài, người dân ở khu vực miền núi cần cảnh giác với lũ quét, sạt lở, sụt lún đất.
Bắc Giang: Hội thảo về Chuyển đổi số - Truy xuất nguồn gốc trong chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm

Bắc Giang: Hội thảo về Chuyển đổi số - Truy xuất nguồn gốc trong chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm

Ngày 15/5, diễn ra hội thảo “Chuyển đổi số - Truy xuất nguồn gốc trong chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm tại Bắc Giang” đã thu hút trên 100 doanh nghiệp...
Tìm giải pháp để phát triển ngành dược liệu và mỹ phẩm

Tìm giải pháp để phát triển ngành dược liệu và mỹ phẩm

Các chuyên gia đã đưa ra nhiều ý kiến để phát triển ngành dược liệu và mỹ phẩm một cách bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Khởi công cụm công nghiệp phía Đông Bắc thành phố Thanh Hóa với tổng mức đầu tư 156 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp phía Đông Bắc thành phố Thanh Hóa với tổng mức đầu tư 156 tỷ đồng

Tổng công ty CP Hợp Lực đã tổ chức Lễ khởi công Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp phía Đông Bắc TP. Thanh Hóa tổng mức đầu tư 156 tỷ đồng.
“Cải thiện môi trường kinh doanh chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”

“Cải thiện môi trường kinh doanh chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”

Quan điểm “cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc” đã giúp Quảng Ninh duy trì vị trí quán quân PCI 8 năm liền.
Nam Định: Ý Yên sớm tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất làm 3 đợt

Nam Định: Ý Yên sớm tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất làm 3 đợt

Lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định đề nghị huyện Ý Yên khẩn trương hoàn tất các thủ tục, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất làm 3 đợt.
Lào Cai: Rà soát các quy hoạch, cập nhật thông tin thường xuyên trong triển khai thực hiện

Lào Cai: Rà soát các quy hoạch, cập nhật thông tin thường xuyên trong triển khai thực hiện

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo sở, ngành, địa phương rà soát quy hoạch gắn với lĩnh vực, vùng, quy hoạch quốc gia... báo cáo vấn đề phát sinh hàng tháng.
Doanh nghiệp Cộng hoà Séc tìm cơ hội đầu tư vào Tuyên Quang

Doanh nghiệp Cộng hoà Séc tìm cơ hội đầu tư vào Tuyên Quang

Với nhiều tiềm năng và lợi thế, những năm gần đây Tuyên Quang đang là "miền đất hứa" cho các doanh nghiệp nước ngoài tìm cơ hội hợp tác đầu tư.
Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Thanh Thuỷ tổng kết phong trào thi đua quyết thắng

Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Thanh Thuỷ tổng kết phong trào thi đua quyết thắng

Ngày 15/5 tại Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (BĐBP Hà Giang) đã diễn ra Hội nghị tổng kết phong trào thi đua quyết thắng giai đoạn 2019-2024.
Bắc Giang: Dự kiến huy động hơn 28.000 tỷ đồng cho giáo dục

Bắc Giang: Dự kiến huy động hơn 28.000 tỷ đồng cho giáo dục

Từ nay đến năm 2030, tỉnh Bắc Giang dự kiến huy động khoảng 28.478 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học.
Thừa Thiên Huế: Nhiều đơn vị tài trợ lễ hội Festival Huế 2024

Thừa Thiên Huế: Nhiều đơn vị tài trợ lễ hội Festival Huế 2024

Ban tổ chức Festival Huế (Thừa Thiên Huế) tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tài trợ với các đơn vị ngân hàng BIDV, VietinBank và Tập đoàn BRG.
Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VII

Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VII

Thành ủy Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức “Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VII năm 2024”.
Bến Tre: Sắp tới ưu tiên thu hút đầu tư những dự án nào?

Bến Tre: Sắp tới ưu tiên thu hút đầu tư những dự án nào?

Trong thời gian tới, tỉnh Bến Tre sẽ ưu tiên thu hút đầu tư đối với các dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch...
Sở Công Thương Bình Dương thông tin về kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Sở Công Thương Bình Dương thông tin về kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Sở Công Thương Bình Dương vừa tổ chức họp báo thông tin về kế hoạch, lộ trình di dời các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hiện trạng dự án đập ngăn mặn  ở Nha Trang chậm tiến độ nhiều năm

Hiện trạng dự án đập ngăn mặn ở Nha Trang chậm tiến độ nhiều năm

Dự án đập ngăn mặn trên sông Cái Nha Trang khởi công tháng 9/2020, dự kiến hoàn thành cuối năm 2022 nhưng chậm tiến độ vì thiếu mặt bằng để thi công.
Sóc Trăng: Đề nghị 28 địa phương gửi đăng ký nhu cầu sử dụng cát biển để san lấp

Sóc Trăng: Đề nghị 28 địa phương gửi đăng ký nhu cầu sử dụng cát biển để san lấp

UBND tỉnh Sóc Trăng vừa có văn bản gửi 28 tỉnh, thành phố trong cả nước về việc đăng ký nhu cầu sử dụng cát biển với mục đích để san lấp.
Dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4: Sẽ xử lý nghiêm hành vi cản trở thi công

Dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4: Sẽ xử lý nghiêm hành vi cản trở thi công

Tỉnh Đồng Nai yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi cản trở thi công gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động