Già làng Tây Nguyên đưa Trường Sa lên…núi!

Già làng ở Tây Nguyên là “cầu nối” giữa cấp ủy, chính quyền với bà con buôn làng.Sau những chuyến ra Trường Sa, nhiều già làng trở về đã đưa biển lên… núi!
Nữ già làng gương mẫu nơi ngã ba biên cương Già làng Hồ Ai: Giữ gìn văn hóa truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Ngày nay, đất nước ta đã hòa bình, thống nhất nhưng trên biển Đông, ở ngoài quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn bị tranh chấp, nhòm ngó và đe dọa. Sau chuyến hải trình dài ngày để đến với Trường Sa thì nhiều già làng ở Tây Nguyên đã trở thành những “bảo tàng sống” để truyền thêm tình yêu biển đảo, quê hương, khơi dậy tinh thần lao động không chịu khuất phục khó khăn cho bà con buôn làng, những người chưa một lần được đặt chân đến vùng biển xa xôi.

Già làng Tây Nguyên đưa Trường Sa về với buôn bản
Nhiều năm trôi qua, già làng Y Huôn vẫn còn lưu giữ cuốn nhất ký Trường Sa

Già làng Tây Nguyên kể chuyện Trường Sa

Nhiều bà con đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là các già làng sinh ra, lớn lên ở giữa đại ngàn Tây Nguyên chưa một lần nhìn thấy biển đảo. Thế nên, việc được đặt chân lên quần đảo Trường Sa là điều mà các già làng chưa bao giờ được nghĩ tới.

Thế nhưng, với những đóng góp cho sự đoàn kết dân tộc, phát triển của buôn làng, nhiều già làng đã được Nhà nước cho đi thăm quan Trường Sa. Chuyến đi dài ngày đã để lại cho các già làng rất nhiều cảm xúc. Bởi từ miền đất đỏ Tây Nguyên nay các già làng đã được tận mắt chứng kiến, ngắm nhìn biển đảo của đất nước ta mênh mong, rộng lớn đến nhường nào.

Khi được hỏi về Trường Sa, già Yhơ Êban, người dân tộc Ê Đê, trú tại huyện Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk) ngay lập tức bị cuốn vào những hình ảnh của chuyến đi và dòng cảm xúc. Già kể cho chúng tôi nghe tường tận chi tiết về những điều mắt thấy tai nghe ở Trường Sa. Già say sưa tả về chuyến đi đến các đảo, về lãnh thổ của đất nước và cả những điều giản dị, yên bình trên biển đảo Việt Nam. Đó là câu chuyện về lễ chào cờ ở Trường Sa lớn, về lớp học ngoài đảo và cả câu chuyện các chiến sỹ trẻ đang canh giữ biển trời quê hương.

Già làng Tây Nguyên đưa Trường Sa về với buôn bản
Già Y Kroak Ya kể chuyển Trường Sa cho vợ và các cháu nghe

Trong cuốn nhật ký Trường Sa của già thông tin khá đơn giản, chỉ ghi lại những mốc thời gian, địa điểm và sự kiện một cách đại ý. Già nói mình ghi nhanh, những ý chính để còn có thời gian nhìn ngắm những công trình của đảo, ngắm nhìn cuộc sống của các chiến sỹ, người dân trên đảo. Ngoài nhật ký, già Y Kroak Ya còn cẩn thận lưu trữ và tráng rửa tất cả những hình ảnh mà ông chụp bằng điện thoại để khi bà con đến hỏi thăm, già có thể vừa kể vừa cho họ xem những hình ảnh ông chụp được.

Với già Y Kroak Ya, người dân tộc M’Nông, ở huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) quanh năm suốt tháng gắn với cái nắng, cái gió của Tây Nguyên. Chuyến đi Trường Sa mà Nhà nước tổ chức cho các già làng vào năm 2014 là lần đầu tiên già Y Kroak Ya được đến với biển đảo và ngắm nhìn thiên nhiên tươi đẹp, nước biển xanh thẳm... Khi đặt chân lên biển đảo, già rất thích thú, bồi hồi, xúc động khi gặp gỡ những người chiến sĩ ngày đêm canh giữ biển đảo của tổ quốc.

Khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước

Về với đất liền, với đại ngàn Tây Nguyên, câu chuyện về Trường Sa được các già làng khắc cốt, ghi tâm và luôn sẵn sàng kể cho mọi người trong buôn làng nghe. Tiếp xúc với chúng tôi, nhiều già làng cho biết, mấy năm nay, từ ngày ở đảo xa trở về họ đã đón tiếp hàng trăm lượt người tìm đến để nghe kể chuyện về biển đảo, Trường Sa… Sau khi nghe một cách tường tận những gì mà già nhìn thấy bà con ai cũng cảm động và khâm phục.

Già làng Tây Nguyên đưa Trường Sa về với buôn bản
Già làng YHơ Êban kể chuyện về Trường Sa, biển đảo cho con cháu, bà con lối xóm

Qua lời kể cảm động, uy tín của già, bà con trong buôn làng đã bày tỏ sự nể phục các chiến sỹ hải quân đang ngày đêm bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Không những vậy, các chiến sỹ ở nơi đảo xa đã tiếp thêm động lực cho bà con ở Tây Nguyên có thêm tinh thần, nghị lực thoát nghèo và khơi dậy tinh thần đại đoàn kết dân tộc.

Già Ea Duẩn, ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tâm sự, khi đặt chân đến với Trường Sa tôi được chứng kiến các hoạt động của chiến sỹ nơi đây như: Chăn nuôi, trồng trọt… Công việc này tưởng chừng như rất đỗi bình thường nhưng điều mà già cảm nhật rõ nhất là bài học về ý chí kiên cường, không chịu khuất phục khó khăn của người lính nơi đây.

Già làng Tây Nguyên đưa Trường Sa về với buôn bản
Già Chu Văn Chừng với việc phát triển kinh tế

“Mặc dù không có đất rẫy màu mỡ, nước nôi đầy đủ, khí hậu thuận lợi như ở Tây Nguyên nhưng các chú bộ đội ở ngoài biển đảo vẫn đã biết cách chắt chiu từng nắm đất, từng giọt nước để trồng rau xanh, nuôi được nhiều gà, vịt, heo… béo tròn, bảo đảm cuộc sống” – già Ea Duẩn nể phục.

Theo già Ea Duẩn, sau khi từ Trường Sa trở về, thấy nhiều hộ dân trong xã có diện tích vườn, ao cá chưa được đầu tư phát triển hiệu quả thì già liền bàn với cán bộ thôn đến nhà dân. Khi đến tận nhà bà con, già đã kể cho bà con chuyện gian khó ở Trường Sa. Bằng những câu chuyện chân thực, già đã vận động bà con cải tạo đất đai đưa vào sản xuất, phát triển kinh tế. “Chính những câu chuyện chân thật đó đã giúp nhiều người dân trong buôn làng biết nỗ lực lao động, chinh phục tự nhiên, từng bước thoát nghèo, ổn định cuộc sống”– già Ea Duẩn vui mừng cho biết.

Già làng Tây Nguyên đưa Trường Sa về với buôn bản
Các già làng chụp ảnh lưu niệm cùng mọi người trên boong tàu ra Trường Sa. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Tương tự, mang tinh thần của những người chiến sỹ nơi đảo xa về trong gia đình, già Y Huôn, người dân tộc M’nông, ở huyện Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông) khiến nhiều người kính nể với việc chăm chỉ lao động sản xuất, nuôi dạy con cái. Bên cạnh việc lao động, sản xuất, những năm qua, già đã bận rộn hơn khi được mời đi kể chuyện về Trường Sa cho học sinh các trường dân tộc nội trú, các bà con trên bon làng.

Già Y Huôn tâm sự: “Những câu chuyện từ Trường Sa như món ăn tinh thần vô giá cùng quý giá đối với tôi và bon làng. Nhìn những vườn rau, những mô hình chăn nuôi trong điều kiện của biển còn nhiều khó khăn đã khiến cho già học được tính kiên trung, cách vươn lên khó khăn của các chiến sỹ. Hiện nay, con cái của già đã khôn lớn ổn định cuộc sống, có công ăn việc làm ổn định”.

Già làng Tây Nguyên đưa Trường Sa về với buôn bản
Già làng YHơ Êban lưu giữ cẩn thận những tài liệu về biển đảo

Còn già làng YHơ Êban, ở huyện Buôn Đôn chia sẻ: “Trong cuộc sống thường ngày già luôn dành thời gian để chia sẻ về những gì già đã từng “mắt thấy, tai nghe” qua chuyển hành trình ra quần đảo Trường Sa. Mỗi ngày một câu chuyện nhỏ, kể từ trong gia đình đến họp khu dân cư, đến các cuộc nói chuyện với các tổ chức đoàn thể.

Rồi cứ thế, những câu chuyện về biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc được kể cho các thành viên trong gia đình, rồi lan truyền sang hàng xóm, bon làng. Già đã đưa nhiều thông tin về vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc đến với người dân. Chính những câu chuyện ấy, đã góp phần giúp cho nhiều người dân có được cái nhìn thực sự đầy đủ, qua lời kể chuyện, qua những người đã nhìn của người con bon làng.

Già làng Tây Nguyên đưa Trường Sa về với buôn bản
Sau hải trình đến với Trường Sa già làng Ea Duẩn tích cực lao động, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình

Em Y Quyên, ở xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn chia sẻ: “Khi được già làng kể chuyện về biển đảo, Trường Sa người dân trong buôn làng ai cũng nghiêm túc lắng nghe. Đó là những câu chuyện ở rất xa nơi em đang sinh sống nhưng lại rất gần gũi với người dân địa phương. Chúng em tuy còn nhỏ nhưng rất cảm phục tinh thần kiên trung, vượt qua thời tiết khắc nghiệt, khó khăn của người lính nơi đảo xa. Mai này, nếu gặp chuyện gì khó khăn em và các bạn nhỏ trong buôn làng cũng sẽ không bỏ cuộc, quyết tâm vượt qua mọi hoàn cảnh”.

Theo ông K’Khét ATô, Phó Trưởng Ban dân tộc tỉnh Đắk Nông, việc các già làng được trực tiếp đi thăm quan biển đảo đã nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các già làng sau khi trở về, mỗi người với trách nhiệm của mình đã làm tốt hơn công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về biển, đảo, tạo đồng thuận trong nhân dân theo tinh thần “Cả nước vì Trường Sa - Trường Sa vì Tổ quốc”.

“Khi già làng đã ủng hộ thì mọi việc đều diễn ra trôi chảy, việc tuyên truyền mọi mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước, thông tin đối ngoại sẽ dễ dàng đi vào đời sống nhân dân. Thông qua chuyến đi Trường Sa, các già làng đã truyền đạt cho bà con dân làng tình yêu quê hương, biển đảo và đặc biệt là tinh thần lao động, vươn lên trong cuộc sống. Hình thức thông tin trực tiếp đến đồng bào dân tộc thiểu số đã thực sự làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giúp bà con ở các buôn làng không ngừng vươn lên, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc” – ông K’Khet ATô, Phó Trưởng Ban dân tộc tỉnh Đắk Nông khẳng định.

Chí Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc thiểu số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

"Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt": Chạm vào dòng chảy của lịch sử dân tộc

"Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt": Chạm vào dòng chảy của lịch sử dân tộc

Sáng nay (25/4), Bảo tàng Lịch sử quốc gia chính thức khai mạc trưng bày chuyên đề “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt”.
Nét văn hóa đặc sắc trong lễ hội làng Lệ Mật

Nét văn hóa đặc sắc trong lễ hội làng Lệ Mật

Hàng năm, lễ hội làng Lệ Mật diễn ra từ ngày 20-23/3 âm lịch (tức ngày 28/4-1/5/2024), tại đình Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên, TP. Hà Nội.
Thái Bình: Lễ hội Bổng Điền khơi dậy truyền thống lịch sử dân tộc Việt

Thái Bình: Lễ hội Bổng Điền khơi dậy truyền thống lịch sử dân tộc Việt

Lễ hội truyền thống Bổng Điền diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 20 - 23/4/2024 tại Khu di tích đình - đền Bổng Điền, Thái Bình thành công tốt đẹp.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia sắp trưng bày chuyên đề Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt

Bảo tàng Lịch sử quốc gia sắp trưng bày chuyên đề Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề: “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt” vào ngày 25/4.
Lễ hội đền Suối Mỡ - nét đẹp văn hóa truyền thống

Lễ hội đền Suối Mỡ - nét đẹp văn hóa truyền thống

Lễ hội đền Suối Mỡ được tổ chức từ ngày 7-9/5/2024 (tức ngày 29/3 - 2/4/2024 âm lịch) hàng năm, tại xã Nghĩa Phương, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

Tin cùng chuyên mục

Điện Biên: Khai mạc Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam

Điện Biên: Khai mạc Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam

Tối 20/4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa và Thông tin du lịch Điện Biên Phủ diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm “Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam.
Hàng nghìn du khách ngỡ ngàng trước sự hoành tráng của bức tranh panorama về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hàng nghìn du khách ngỡ ngàng trước sự hoành tráng của bức tranh panorama về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đến với Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hàng nghìn du khách đều choáng ngợp, ngỡ ngàng và xúc động trước bức tranh Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Vinh danh 128 già làng trưởng bản, nghệ nhân, người uy tín trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Vinh danh 128 già làng trưởng bản, nghệ nhân, người uy tín trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Ngày 18/4/2024, Hội nghị vinh danh 128 già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” đã được tổ chức tại Hà Nội.
Lâm Đồng: Dự án sách “Xứ sở lạ lùng” bay xa đến với độc giả muôn phương

Lâm Đồng: Dự án sách “Xứ sở lạ lùng” bay xa đến với độc giả muôn phương

Trong khuôn khổ chương trình đoàn tàu du lịch "Hành trình Đêm Đà Lạt" diễn ra tại ga Đà Lạt, dự án sách “Xứ sở lạ lùng” đang được lan toả, bay xa.
Nhiều hoạt động hấp dẫn trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Nhiều hoạt động hấp dẫn, ý nghĩa diễn ra từ ngày 18 - 21/4 tại Làng Văn hóa trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” 19/4/2024.
Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Khám phá Lễ hội độc đáo chùa Dâu Bắc Ninh

Khám phá Lễ hội độc đáo chùa Dâu Bắc Ninh

Lễ hội truyền thống chùa Dâu, sẽ diễn ra ngày 15/5/2024 (tức 8/4 âm lịch) hàng năm, tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Giới thiệu Bộ sách "Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân" với 5 thứ tiếng

Giới thiệu Bộ sách "Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân" với 5 thứ tiếng

Ngày 17/4, tại tỉnh Điện Biên, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ra mắt, giới thiệu bộ sách "Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân".
Trao giải thưởng sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trao giải thưởng sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày 17/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Công nhận nghề thủ công thêu – ren Ninh Hải là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Công nhận nghề thủ công thêu – ren Ninh Hải là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định công bố thêm 8 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó Ninh Bình sở hữu 2 di sản.
Hà Nội: Nhiều hoạt động bổ ích tại Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024

Hà Nội: Nhiều hoạt động bổ ích tại Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024

Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024 với chủ đề "Thế giới tôi đọc" sẽ được tổ chức vào ngày 20/4/2024 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
Sẵn sàng cho Tuần Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Quảng Bình

Sẵn sàng cho Tuần Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Quảng Bình

Tuần Văn hóa-Thể thao-Du lịch và Hội rằm tháng 3 Minh Hóa, Quảng Bình sẽ diễn ra từ 20-23/4/2024 (tức 12-15/3 âm lịch) với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn.
Lễ hội Đền Hùng 2024: Du khách nước ngoài thích thú trải nghiệm Hát Xoan làng cổ

Lễ hội Đền Hùng 2024: Du khách nước ngoài thích thú trải nghiệm Hát Xoan làng cổ

Các du khách nước ngoài tỏ ra thích thú khi được tham gia trải nghiệm cùng các nghệ nhân trong chặng hát hội tại "Hát Xoan làng cổ".
Chiêm ngưỡng Leonardo da Vinci, Beethoven qua nghệ thuật điêu khắc ánh sáng

Chiêm ngưỡng Leonardo da Vinci, Beethoven qua nghệ thuật điêu khắc ánh sáng

Đến không gian trưng bày nghệ thuật điêu khắc ánh sáng của Bùi Văn Tự, du khách được ngắm nhìn các vĩ nhân nổi tiếng thế giới qua những chất liệu đơn sơ.
Mẫu biểu trưng sử dụng chính thức trong hoạt động Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Mẫu biểu trưng sử dụng chính thức trong hoạt động Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Lào Cai: Phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc”

Lào Cai: Phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc”

Sáng nay (15/4), UBND tỉnh Lào Cai tổ chức chương trình phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024.
Thụy Điển giới thiệu văn hoá ẩm thực đặc sắc tại Hà Nội

Thụy Điển giới thiệu văn hoá ẩm thực đặc sắc tại Hà Nội

Chương trình "Hương vị Thụy Điển - Quà chiều" diễn ra chiều 13/4 tại Hà Nội nhằm tạo điều kiện trao đổi văn hóa, tôn vinh ẩm thực Việt Nam - Thụy Điển.
Gần 200 nghệ sĩ tham gia Chương trình nghệ thuật Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử

Gần 200 nghệ sĩ tham gia Chương trình nghệ thuật Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử

Chương trình nghệ thuật Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử vào 20h10 ngày 6/5/2024 tại Quảng trường 7/5, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Du lịch Lâm Đồng tiếp tục vững đà tăng trưởng

Du lịch Lâm Đồng tiếp tục vững đà tăng trưởng

Hết quý I/2024, lượng khách đến Lâm Đồng ước đạt 2,38 triệu lượt, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 24,5% kế hoạch năm 2024.
Gắn hoạt động văn học với "hơi thở" phát triển của công nghiệp văn hoá

Gắn hoạt động văn học với "hơi thở" phát triển của công nghiệp văn hoá

Cần nhìn hoạt động văn học như một lĩnh vực của công nghiệp văn hoá, không chỉ có sáng tác văn học, mà còn liên quan đến công nghệ và phát triển công chúng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động