Hà Giang: Khoa học công nghệ - “chìa khoá” mở lối cho nông nghiệp bền vững

Nhờ xác định đúng vai trò “xương sống” của khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp; tỉnh Hà Giang đã và đang nâng tầm giá trị nhiều nông sản đặc trưng.
Hà Giang: Tạo cơ chế thông thoáng cho nghiên cứu, ứng dụng Khoa học và Công nghệ

Khoa học công nghệ “nâng tầm” sản xuất nông nghiệp

Lên với nhiều xã vùng cao của tỉnh Hà Giang hôm nay, khá bất ngờ khi nghe đồng bào dân tộc nơi đây bày nhau cách thụ tinh nhân tạo cho đàn trâu, bò; sản xuất giống cá Bỗng quý hiếm; chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAHP…

Với nhiều địa phương có rừng, người dân đã có thể theo dõi diễn biến rừng, cảnh báo phòng cháy, chữa cháy rừng thông qua các thiết bị tiên tiến thay vì chỉ “trông trời, trông đất, trông mây” như trước kia. Tại các địa phương như huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, gỗ thu hoạch được còn có thể truy xuất nguồn gốc nhờ được cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC trước đó…

Tại nhiều bản làng cheo leo trên núi cao, nếu như trước kia đồng bào chỉ biết đến cây ngô, thì giờ đây bà con đã chủ động trồng nhiều loại dược liệu cấy mô có giá trị kinh tế cao như: Đinh lăng, gừng gió, lan kim tuyến, lan thạch hộc, hà thủ ô đỏ, sa nhân tím, ba kích tím, hoàng tinh hoa đỏ…

Thay vì khai thác tự nhiên, nuôi trồng tự phát, giờ đây, tại tỉnh Hà Giang, dễ dàng nhìn thấy các vùng sản xuất tập trung (thảo quả, chè, cam), với những vườn cam trĩu quả, những nương chè, nương thảo quả được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhiều mô hình ứng dụng khoa học công nghệ cho hiệu quả cao cũng đã và đang được nhân rộng.

Tỉnh Hà Giang chủ trương đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng
Tỉnh Hà Giang chủ trương đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng

Những chuyển biến tích cực trong nông nghiệp ở Hà Giang trên đây là kết quả của hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ được địa phương này đặc biệt quan tâm trong mấy năm trở lại đây. Trong đó, khắc phục điều kiện khó khăn của tỉnh vùng cao, dân trí còn hạn chế…. Hà Giang kiên trì với định hướng coi khoa học công nghệ là khâu “then chốt” trong sản xuất nông nghiệp; từ đó chủ động ban hành các chủ trương, chính sách hướng dẫn, thu hút, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng và đổi mới sáng tạo; tập trung đưa hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ hướng về cơ sở - nhất là các xã trọng tâm, trọng điểm sản xuất nông nghiệp.

Kết quả, đến năm 2022, tỉnh Hà Giang đã cấp giấy chứng nhận cho 5 doanh nghiệp khoa học công nghệ thuộc các lĩnh vực. Với sự tham gia của các doanh nghiệp khoa học công nghệ, nông nghiệp của tỉnh Hà Giang đã chuyển dần từ nhỏ lẻ sang sản xuất chuyên canh, tập trung quy mô lớn; gắn với chế biến, xây dựng thương hiệu, đưa tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản bình quân đạt gần 5%/năm trong 5 năm gần đây; đóng góp phần lớn vào tổng sản phẩm (GRDP) tỉnh Hà Giang.

Dây chuyền thiết bị hạ thuỷ phần mật ong góp phần nâng cao chất lượng, giá trị mật ong bạc hà Cao nguyên đá tỉnh Hà Giang
Dây chuyền thiết bị hạ thuỷ phần mật ong góp phần nâng cao chất lượng, giá trị mật ong bạc hà Cao nguyên đá tỉnh Hà Giang

Tiếp tục tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ

Với trên 80% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, chính vì vậy để phát triển kinh tế, giúp người dân có cuộc sống ấm no; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVII tỉnh Hà Giang xác định “tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo” là một mục tiêu quan trọng để đến năm 2025 Hà Giang trở thành tỉnh có kinh tế - xã hội phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc.

Tuy nhiên, theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Hải Lý: “Hiện tại, do thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước nên việc ứng dụng khoa học công nghệ của người dân mới chỉ dừng lại ở khâu sản xuất, mà chưa áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào khâu bảo quản, chế biến sâu để nâng cao giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó, tỉnh Hà Giang vẫn chưa có khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được quy hoạch, đầu tư. Việc thu hút doanh nghiệp khoa học công nghệ đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế. Không chỉ có điều kiện địa hình độ dốc lớn, phân chia nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, Hà Giang còn có nhiều dân tộc sinh sống với tập quán canh tác mang tính tự cung, tự cấp, sản xuất nhỏ lẻ… dẫn đến việc triển khai, nhân rộng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn”.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong lựa chọn giống và áp dụng quy trình sản xuất tiến bộ giúp người dân tăng cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp
Ứng dụng khoa học công nghệ trong lựa chọn giống và áp dụng quy trình sản xuất tiến bộ giúp người dân tăng cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp

Xác định được hạn chế này và với mục tiêu đưa ngành nông nghiệp có những bước tiến mạnh mẽ, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, từ đó hình thành các vùng hàng hoá mang tính đặc trưng, cạnh tranh cao… Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII đã ban hành Nghị quyết số 17 về “Phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025”. Trong đó, xác định đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng; ứng dụng chuyển đổi số, thương mại điện tử trong việc quản lý vùng trồng và tiêu thụ sản phẩm; kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất theo chuỗi giá trị từ công tác bảo tồn gen, nguồn giống đến sản xuất giống, lựa chọn vùng sản xuất, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tập trung huy động nguồn lực, tăng cường liên kết sản xuất, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch, tạo sinh kế bền vững, nâng cao đời sống nhân dân.

Với quyết tâm và chủ trương đã được xác định, tỉnh Hà Giang kỳ vọng sẽ ngày càng đưa được nhiều hàm lượng khoa học công nghệ cấu thành vào trong giá trị của sản phẩm - vừa để nâng tầm giá trị nông sản địa phương, đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm ngon sạch của người tiêu dùng; vừa ứng phó với linh hoạt với những vấn đề đặt ra đối với phát triển nông nghiệp do biến đổi khí hậu.

Xuân Lập

Tin mới nhất

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Với vai trò là bộ kinh tế đa ngành, thời gian qua, bên cạnh công tác chuyên môn, Bộ Công Thương đã nỗ lực xây dựng và triển khai các chương trình, đề án phát tr
Thúc đẩy ngành Halal Việt Nam phát triển chuyên nghiệp, toàn diện

Thúc đẩy ngành Halal Việt Nam phát triển chuyên nghiệp, toàn diện

Đề án phát triển ngành Halal đề ra định hướng mang tầm quốc gia về huy động nguồn lực phát triển ngành này một cách bài bản, chuyên nghiệp, toàn diện.
Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Tận dụng mọi cơ hội để quảng bá sản phẩm, hàng hoá thương hiệu Việt tới bạn bè quốc tế là phương châm hoạt động của các Tham tán thương mại Việt Nam.
Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Trong nhiều năm qua, vấn đề "nhân quyền" và "phát triển con người" ở Việt Nam thường xuyên bị các thế lực thù địch, cơ hội chính trị xuyên tạc, chống phá.
Dấu ấn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam

Dấu ấn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam

Dù ở thời kỳ lịch sử nào, Việt Nam cũng luôn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyềm biển đảo và đã đạt được nhiều dấu ấn đáng tự hào.

Tin cùng chuyên mục

Kết nối tăng tín dụng trên miền đất bazan

Kết nối tăng tín dụng trên miền đất bazan

Tăng trưởng tín dụng và hoạt động ngân hàng ở khu vực Tây Nguyên chưa được như kỳ vọng và cần có những giảii pháp cụ thể cho vấn đề này.
Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế

Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế

Từ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào Khmer đã vươn lên thoát nghèo, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của địa phương.
Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Cùng với việc triển khai các chương trình hỗ trợ bán hàng đa kênh, đối với khu vực miền núi, việc phát triển hạ tầng logistics là rất cần thiết và quan trọng.
Cần có giải pháp mang tính đột phá về văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh mới

Cần có giải pháp mang tính đột phá về văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh mới

Không chỉ là thành phố kinh tế năng động, TP. Hồ Chí Minh còn hội tụ văn hóa 54 dân tộc anh em; có nhiều người nước ngoài từ các quốc gia khác đến sinh sống...
Longform | Tự hào những thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới

Longform | Tự hào những thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới

Không chỉ định danh ở thị trường trong nước mà nhiều thương hiệu đã vươn mình trở thành niềm tự hào Việt Nam khi khẳng định được vị thế ở nước ngoài.
Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, xây dựng chợ miền núi, chợ vùng dân tộc phải gắn với du lịch và lan toả văn hoá để nâng cao hiệu quả.
Tỉnh Yên Bái nỗ lực đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

Tỉnh Yên Bái nỗ lực đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

Với vị trí địa lý thuận lợi, chính sách thu hút đầu tư cởi mở, tỉnh Yên Bái hiện là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Niềm tin và tự hào đã thúc đẩy Detech Coffee xây dựng và đưa thương hiệu cà phê của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi Sơn La tới người tiêu dùng.
Gia Lai: Kết nối cung cầu, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kết nối cung cầu, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai xác định thúc đẩy sản xuất kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua kết nối cung cầu các sản phẩm vùng miền, kết nối giao thương.
Đồng bào dân tộc Mông ở Sà Phìn (Hà Giang) phát triển kinh tế nhờ chính sách dân tộc

Đồng bào dân tộc Mông ở Sà Phìn (Hà Giang) phát triển kinh tế nhờ chính sách dân tộc

Cùng với triển khai các chính sách về phát triển kinh tế, đồng bào dân tộc tại Sà Phìn (Hà Giang) đã phát huy tinh thần tự lực, tự cường từng bước thoát nghèo.
Cao Bằng: Điểm đến, kết nối và phát triển

Cao Bằng: Điểm đến, kết nối và phát triển

Được ví như “viên ngọc xanh” của Đông Bắc, tỉnh Cao Bằng hấp dẫn du khách không chỉ bởi non nước hữu tình mà còn bởi nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc.
Giải pháp nào khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc?

Giải pháp nào khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc?

TS. Chu Xuân Giao, Viện Nghiên cứu Văn hoá, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam chia sẻ về giải pháp khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc
Phú Thọ phát huy hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa địa phương

Phú Thọ phát huy hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa địa phương

Phú Thọ xác định khai thác có hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa; phấn đấu đến năm 2030 là tỉnh phát triển hàng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Quảng Ngãi: Đưa sản phẩm miền núi đến với người tiêu dùng

Quảng Ngãi: Đưa sản phẩm miền núi đến với người tiêu dùng

Phiên chợ nhằm mục đích giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tôn vinh bản sắc văn hóa vùng miền, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Ngãi.
Đưa văn hoá vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc: Cần tổng hoà nhiều giải pháp

Đưa văn hoá vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc: Cần tổng hoà nhiều giải pháp

Bà Bế Hồng Vân - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách dân tộc, Ủy ban Dân tộc chia sẻ giải pháp đưa giá trị văn hoá vào sản xuất tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc
Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Việc gắn giá trị văn hóa trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giúp sản phẩm dễ dàng được tiêu thụ trong và ngoài nước.
Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Chọn khởi nghiệp từ sản phẩm chè Suối Giàng của miền núi Yên Bái, Hợp tác xã hệ sinh thái du lịch Suối Giàng đã hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho bà con.
Thương cảng Hội An: Từ thương cảng xưa để nhìn về phát triển kinh tế biển ngày nay

Thương cảng Hội An: Từ thương cảng xưa để nhìn về phát triển kinh tế biển ngày nay

Những thập niên gần đây, giới khoa học trong nước, quốc tế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong nghiên cứu về Hội An và hệ thống thương cảng Việt Nam.
Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam

Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam

Việc nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam giữ vai trò quan trọng hàng đầu để hiện thực hóa khát vọng phát triển của đất nước.
Lào Cai: Phụ nữ Tày vùng cao Bản Liền - Bắc Hà tìm hướng giảm nghèo bền vững

Lào Cai: Phụ nữ Tày vùng cao Bản Liền - Bắc Hà tìm hướng giảm nghèo bền vững

Hội LH Phụ nữ xã Bản Liền đã tích cực tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên phụ nữ trên địa bàn tìm hướng làm ăn phù hợp, giảm nghèo bền vững.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động