Hà Giang: Nhiều giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư

Ông Lương Văn Đoàn – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Giang chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về những giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư vào địa phương.
Hà Giang: Khoa học công nghệ - “chìa khoá” mở lối cho nông nghiệp bền vững Tỉnh Hà Giang: Đề xuất giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP 7,5%

Để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư vào tỉnh Hà Giang, thời gian qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai những giải pháp gì để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, đẩy mạnh thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Giang?

Với phương châm đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị UBND tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh, thu hút đầu tư, khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả khởi sắc trong năm 2022 trên nhiều lĩnh vực.

Hà Giang: Những giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư
Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra một số dự án ngoài ngân sách huyện Yên Minh

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng 9 tháng năm 2022 đạt 7,06%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 8.781 tỷ đồng, tăng 7,35% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 64,57% kế hoạch. Trong đó vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước thực hiện 3.502 tỷ đồng, tăng 18,2% so với cùng kỳ; Vốn ngoài Nhà nước 5.241 tỷ đồng, tăng 0,46% so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 19,58% so với cùng kỳ (kế hoạch cả năm tăng 10,5%). Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 10.332 tỷ đồng, tăng 14,8% so với cùng kỳ (kế hoạch cả năm tăng 11%). Lượng khách du lịch đạt 1.525.638 lượt người, tăng 121,7% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 102% kế hoạch. Các chỉ số về cải cách hành chính của tỉnh năm 2021 tăng so với năm 2020. Trong đó, chỉ số PAPI tăng 6 bậc; chỉ số SIPAS tăng 7 bậc; chỉ số PAR Index tăng 5 bậc; chỉ số PCI tăng 2 bậc.

Tỉnh đã ban hành và triển khai Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 27/01/2022 về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thành lập nhóm Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh thu hút 120 thành viên gồm các Sở, ngành, các huyện, thành phố và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia để thông tin những cơ chế chính sách, các văn bản của tỉnh, ngành. Bên cạnh đó, Sở ban hành văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông qua Cổng thông tin quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi các tổ chức và công dân trong công tác tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đối với việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp.

Tỉnh còn hỗ trợ khảo sát các dự án, giải quyết đề nghị đầu tư của 34 doanh nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực như phát triển đô thị, du lịch sinh thái, xây dựng nhà máy xử lý rác thải, nghĩa trang, chế biến nông sản, chăn nuôi gia súc... Tổ chức đánh giá kết quả khảo sát thực tiễn, nắm bắt nhu cầu của các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh, xây dựng các giải pháp khuyến khích thu hút đầu tư. Tỉnh hỗ trợ 20 doanh nghiệp, trong đó hỗ trợ tư vấn cho 03 đơn vị vướng mắc về thủ tục thuế, 10 doanh nghiệp với 11 vướng mắc về thủ tục hải quan; 07 doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ hướng dẫn thủ tục đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Để hỗ trợ cho doanh nghiệp, tỉnh tập trung triển khai các dự án trọng điểm của Tập đoàn Vingroup, TH đẩy nhanh tiến độ thực hiện, thi công các hạng mục dự án. Đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc và giải quyết và hoàn thiện thủ tục đất đai 7 dự án, môi trường 7 dự án và cấp phép khai thác mặt nước 3 dự án; cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 14 dự án với tổng vốn đăng ký 2.859,2 tỷ đồng.

Hà Giang: Những giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư
Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra dự án Sông Nhiệm 3

Đối với công tác hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử; đăng ký nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính tại Trung tâm phục vụ Hành chính công của tỉnh được đẩy mạnh. Công tác giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp được thực hiện nhanh trong khoảng 01 ngày làm việc. Thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, gần 70% lượt doanh nghiệp đăng ký online. Trong 9 tháng, có 208 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc (gọi chung là doanh nghiệp) đăng ký thành lập mới (tăng 15,6% so với cùng kỳ) với tổng vốn đăng ký 1.323,3 tỷ đồng; 06 doanh nghiệp chuyển đổi loại hình; 94 doanh nghiệp hoạt động trở lại; 130 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn và 38 doanh nghiệp thông báo giải thể. Đến nay toàn tỉnh có 2.437 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 35.245,8 tỷ đồng (trong đó lũy kế có 1.363 doanh nghiệp kê khai thuế) và 988 đơn vị trực thuộc. Trong 9 tháng, thành lập mới được 45 HTX; có 55 HTX ngừng hoạt động và 20 HTX giải thể; lũy kế toàn tỉnh đến nay có 790 HTX.

Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tổ chức 03 lớp tập huấn nâng cao kiến thức về khởi sự và quản trị kinh doanh cho các ý tưởng, dự án khởi nghiệp; chuyên đề hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp năm 2022, hội thảo kinh nghiệm về khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của một số địa phương và tiềm năng khởi nghiệp cho thanh niên; cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp tỉnh năm 2022; tập huấn chuyên đề hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp năm 2022. Tỉnh còn thành lập Tổ hỗ trợ khởi nghiệp; thường xuyên chia sẻ các ý tưởng khởi nghiệp, sách khởi nghiệp và các cơ chế, chính sách mới về hỗ trợ khởi nghiệp trên nhóm Cộng đồng khởi nghiệp tỉnh Hà Giang, Khởi nghiệp Hà Giang.

Trong thời gian tới, Sở Kế hoạch và Đầu tư định hướng hút đầu tư ra sao. Những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm thu hút đầu tư tại tỉnh là gì?

Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của tỉnh Hà Giang và định hướng phát triển kinh tế của tỉnh đã đề ra, tỉnh Hà Giang đã ban hành các danh mục các dự án thu hút đầu tư, cùng các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực cụ thể.

Thứ nhất, đối với lĩnh vực nông nghiệp, thu hút đầu tư liên kết tham gia vào chuỗi giá trị hàng hóa gắn với cải tạo vườn tạp, trang trại, xây dựng nông thôn mới, ưu tiên các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa, tập trung, phát triển cây trồng, vật nuôi lợi thế gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Hà Giang: Những giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư
Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các dự án nông nghiệp tại Quản Bạ

Thứ hai, tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong ngắn hạn, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng du lịch đồng bộ, sản phẩm du lịch phong phú đa dạng và chuyên nghiệp. Thu hút các dự án đầu tư vào du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy hiệu quả bền vứng các di sản văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, bản sắc văn hóa các dân tộc, các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng và các làng nghề thủ công truyền thống. Trong dài hạn thu hút đầu tư hạ tầng du lịch vào phân khúc khách hàng hạng sang, theo hướng tiếp cận các cụm, ngành du lịch tại Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia.

Thứ ba, thu hút đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp, thu hút đầu tư các dự án dịch vụ, hạ tầng logistics, công nghiệp chế biến vào khi kinh tế cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy và cửa khẩu Xín Mần và các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh gắn với hàng hóa xuất nhập khẩu, phấn đấu đưa Hà Giang trở thành đầu mối giao thông, là cầu nối giữa tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với miền bắc Việt Nam, giữa các nước ASEAN với các nước Đông Bắc Á. Đẩy mạnh thu hút các dự án thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, tập trung vào năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

Thứ tư, thu hút đầu tư các dự án khu đô thị mới, khu dân cư, khu liên hiệp thể thao, các dự án hạ tầng đô thị khác tại thành phố Hà Giang và tại trung tâm các huyện, khu trung tâm các xã, thị trấn theo quy hoạch.

Nguồn vốn đầu tư luôn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi địa phương. Để thu hút được nguồn vốn này một cách dồi dào và chất lượng, tỉnh Hà Giang sẽ tập trung vào các giải pháp gì trong thời gian tới?

Thực hiện định hướng thu hút đầu tư của Chính phủ, căn cứ các tiềm năng lợi thế của địa phương, tỉnh Hà Giang xác định thực hiện tốt công tác quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ban hành nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch của UBND tỉnh đẩy mạnh thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2025, ban hành chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm và cụ thể hóa các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư của Trung ương triển khai trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, trong thời gian tới, tỉnh Hà Giang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, rút ngắn về thời gian xử lý hồ sơ, tạo lập môi trường cạnh tranh kinh doanh bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn.

Hà Giang: Những giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư
Buổi làm việc giữa lãnh đạo tỉnh với các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn

Các hoạt động xúc tiến, quảng bá thu hút đầu tư cần được tăng cường hơn nữa, trong đó thường xuyên tuyên truyền, quảng bá về môi trường, chính sách ưu đãi đầu tư, tiềm năng và cơ hội đầu tư, hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu kinh tế xã hội, chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư, xây dựng video, clip, các tài liệu, ấn phẩm quảng bá tiềm năng lợi thế của tỉnh...

Ngoài ra, thường xuyên tổ chức các hội nghị đối thoại, các buổi làm việc giữa lãnh đạo tỉnh với các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh để nắm bắt thông tin, chủ động kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng về tăng cường các hoạt động hỗ trợ, cung cấp thông tin, khảo sát thực địa, tư vấn và hướng dẫn các nhà đầu tư về trình tự thủ tục triển khai dự án. Tiếp tục chủ động nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, xu hướng và các đối tác đầu tư, tiếp xúc và làm việc với các tổ chức Quốc tế, các tập đoàn lớn và các nhà đầu tư trong và ngoài nước có nhu cầu tìm hiểu cơ hội đầu tư vào địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, tỉnh cũng sẽ triển khai nhiều giải pháp cải thiện chỉ số PCI, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút doanh nghiệp.

Xin cảm ơn ông!

Xuân Lập

Tin mới nhất

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Dù đã đạt được những thành quả trong việc thông tin, truyền thông về dân tộc, tôn giáo nhưng vẫn cần nâng cao hơn nữa vai trò của các Bộ, ngành, địa phương.
Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Vướng mắc liên quan tới đất đai vẫn là một trong những vấn đề phổ biến, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số tại Hòa Bình.
Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, kinh tế còn nhiều khó khăn vì thế công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo cần đặc biệt chú trọng.
Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Tỉnh Khánh Hòa điều chỉnh chế độ tiền ăn trưa cho trẻ em học mẫu giáo và học bổng cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Thời gian qua, các địa phương có đồng bào dân tộc đã kịp thời nắm bắt cơ hội, tận dụng ưu thế của thương mại điện tử để chủ động phân phối hàng hóa.

Tin cùng chuyên mục

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

100 học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ của vùng cao Yên Bái không chỉ được nhận quà từ các đơn vị mà còn được trải nghiệm hoạt động khoa học.
Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Nhờ thực hiện tốt chính sách dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên được nâng cao, diện mạo nông thôn khởi sắc.
Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Chú trọng thực hiện chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là mục tiêu được nhiều địa phương tại Tuyên Quang quan tâm, thực hiện.
Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Thời gian qua, việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại kết quả tốt.
Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Trên 84% là đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 50%, Hà Giang hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế thông qua các chính sách cho vùng đồng bào dân tộc.
Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch hỗ trợ các hoạt động thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Hiện toàn tỉnh còn 112 thôn, bản chưa có điện, Hà Giang phấn đấu đến 2025 không còn “vùng lõm” về điện, tuy nhiên còn rất nhiều thách thức đặt ra cho Hà Giang.
Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Có điện lưới quốc gia, giờ đây 95 hộ dân là đồng bào dân tộc Nùng ở Ma Lỳ Sán (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế.
Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng và Nhà nước đã được nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang ủng hộ.
Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Kho trung chuyển sẽ là giải pháp tháo gỡ nút thắt trong việc đưa nông sản đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối.
Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Để đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các huyện miền núi Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Quỹ Toyota Việt Nam trao tặng 9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” với tổng trị giá hơn 400 triệu đồng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Điện Biên.
Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa đã chú trọng việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số, giúp người dân thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước.
Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Nhiều mô hình trồng trọt và chăn nuôi phát triển kinh tế theo hướng khoa học và đổi mới làm cho bào dân tộc Chứt ở xã biên giới Trọng Hoá
Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Lần đầu tiên huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên Huế tổ chức tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, nhân sĩ trí thức, hộ sản xuất, kinh doanh giỏi…
Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải quan tâm đến văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra các quy định về đất đai.
Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ tới 1 tỷ đồng/dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Việc này giúp loại bỏ dần những phong tục lạc hậu, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo.
Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động