Hà Giang - Phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới
Kinh tế - Hội nhập Thứ tư, 06/10/2021 - 10:07
Trên đây là một trong những nội dung của Công văn số 3978/UBND-VHXH về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới được UBND tỉnh Hà Giang ban hành ngày 5/10, áp dụng từ 0h00 ngày 6/10/2021.
Công văn nêu rõ: Tất cả công dân đến hoặc về địa bàn tỉnh Hà Giang phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR chưa quá 72 giờ hoặc test nhanh kháng nguyên chưa quá 24 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu, đồng thời thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K (không áp dụng đối với vùng đang thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ).
Với những trường hợp công dân đến/trở về từ các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Chỉ thị 15 yêu cầu:
Người đến/trở về từ vùng đỏ, vùng cam phải thực hiện cách ly y tế tập trung 14 ngày và xét nghiệm theo quy định (trừ trường hợp đặc biệt các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cảo và được Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh cho phép). Hết thời gian cách ly tập trung tiếp tục tự theo dõi sức khoẻ 14 ngày tiếp theo tại nơi đăng ký lưu trú.
Người đến/trở về từ vùng vàng: thực hiện cách ly y tế tại nhà 7 ngày, xét nghiệm 2 lần âm tính, sau đó tự theo dõi sức khỏe 7 ngày tiếp theo và làm xét nghiệm lần 3 vào ngày thứ 6 trong thời gian theo dõi sức khỏe tại nhà.
Người đến/trở về từ vùng xanh (yêu cầu có giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú cam đoan trong 14 ngày không ra khỏi địa bàn vùng xanh; đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 (ít nhất 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 hoàn toàn không quá 6 tháng và có kết quả xét nghiệm âm tính; thực hiện khai báo y tế điểm đi/đến): tự theo dõi sức khỏe trong thời gian 14 ngày, luôn thực hiện Thông điệp 5K.
Với những trường hợp đến/trở về từ địa phương đang ở trạng thái bình thường mới, không có dịch: phải khai báo y tế ngay với trạm y tế xã khi về đến nơi cư trú; tự theo dõi sức khỏe trong thời gian 14 ngày, luôn thực hiện 5K theo quy định của Bộ Y tế.
Riêng đối với các trường hợp từ tỉnh, thành phố khác đến công tác tại Hà Giang, tạm thời Hà Giang chưa cho phép các trường hợp từ vùng đang thực hiện Chỉ thị 16 vào địa bàn tỉnh (trừ trường hợp đặc biệt cấp bách và có sự đồng ý của Chủ tịch UBND tỉnh). Đối với các trường hợp còn lại yêu cầu: tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 (ít nhất 14 ngày), giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR chưa quá 72 giờ hoặc test nhanh kháng nguyên chưa quá 24 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu và có các giấy tờ theo yêu cầu nhiệm vụ công tác, thực hiện công vụ và giấy tờ tùy thân. Trường hợp lưu trú tại tỉnh Hà Giang quá 72h thì phải làm xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR và tự thanh toán chi phí xét nghiệm.
Các đoàn công tác của các cơ quan, đơn vị ở Hà Giang đi công tác ngoại tỉnh, yêu cầu: Thủ trưởng đơn vị phải xây dựng kế hoạch, tự quyết định việc cho cán bộ đi công tác, đồng thời báo cáo UBND tỉnh và Sở Y tế biết, theo dõi; cán bộ đi công tác chịu trách nhiệm chấp hành đầy đủ quy định về phòng chống dịch bệnh Covid-19 và khi trở về tỉnh thì căn cứ vào nơi đến công tác để áp dụng thực hiện các biện pháp phòng chống dịch được quy định. Những người từ tỉnh giáp ranh không có dịch (vùng xanh): khi vào tỉnh Hà Giang qua các chốt kiểm dịch để làm việc hàng ngày yêu cầu khi qua các chốt cần khai báo y tế, thực hiện 5K và có kết quả xét nghiệm bằng Test nhanh âm tính trong thời hạn 5 ngày.
![]() |
Người dân khai báo y tế tại chốt kiểm dịch xã Yên Thành (huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang) |
Được biết, cũng trong ngày 5/10, UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành Kế hoạch Số 252/KH-UBND về việc đón công dân đang lưu trú, tạm trú tại các tỉnh phía Nam bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 có nguyện vọng về địa phương. Đối tượng tiếp nhận bao gồm: Công dân Hà Giang đủ điều kiện ra khỏi khu cách ly tập trung, khu vực cách ly xã hội, cách ly y tế đã đăng ký với các huyện, thành phố và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang hoặc đăng ký với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố nơi lao động đang tạm trú, lưu trú.
Về thời gian đón, dự kiến chuyến đầu tiên vào ngày 8/10/2021. Sau đó, cứ 5 ngày sẽ thực hiện đón lần tiếp theo khi đủ số lượng.
Công dân được đón về tỉnh sẽ thực hiện cách ly y tế tại khu cách ly của huyện Bắc Quang để lấy mẫu xét nghiệm. Sau đó, các huyện, thành phố sẽ đón nhận công dân về địa phương mình để cách ly y tế theo quy định. Những người có một trong các biểu hiện sốt, ho, khó thở... sẽ được đưa về Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Quang hoặc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang để theo dõi, điều trị.
Tin mới nhất

Đắk Lắk sẽ tổ chức Lễ hội sầu riêng năm 2022

Tỉnh Điện Biên: nhận chuyển giao công nghệ trồng sâm từ Hàn Quốc

Đắk Nông: Vườn nho trĩu quả trên đất bazan thu hút khách du lịch

Đắk Nông: Cây mắc ca giúp người M'nông huyện biên giới Tuy Đức làm giàu

Cửa khẩu Ma Lù Thàng: Chưa thể trở lại nhịp giao thương sôi động
Tin cùng chuyên mục

Lực đẩy để tỉnh Hà Giang hoàn thành các mục tiêu lớn

Bắc Kạn: Đẩy mạnh số hoá công tác xúc tiến thương mại

“Bắt tay” tiêu thụ sản phẩm OCOP cho bà con dân tộc thiểu số

Bài 2: Đổi thay từ thực tế 3 huyện nghèo của Lai Châu

Tu Mơ Rông: Những bước tiến vững chắc

Bố Trạch: Kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số khởi sắc

Đa dạng hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc thiểu số

Tỉnh Sơn La hỗ trợ phát triển kinh tế cho bà con dân tộc thiểu số

An Giang: 120 đồng bào dân tộc thiểu số có tầm ảnh hưởng tới cộng đồng

Tỉnh Sơn La trải thảm đỏ thu hút dự án chế biến nông sản

Đổi thay ở huyện miền núi Mường La (Sơn La)

Lạng Sơn: Lấy người dân làm trung tâm, động lực của chuyển đổi số

Ngân hàng Thế giới: Mức độ giảm nghèo ở Việt Nam là rất đáng kể

Lạng Sơn: Quyết liệt đấu tranh, triệt phá hoạt động “tín dụng đen”

Quảng Nam: Tạo sinh kế và bảo tồn văn hoá Cơ Tu nhờ phát triển du lịch vùng cao

Anh thanh niên vùng biên Đắk Lắk làm giàu từ ốc nhồi

Kết nối đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử

Phiên chợ sâm Ngọc Linh: Cơ hội cho doanh nghiệp và người tiêu dùng

Đưa Sơn La trở thành trung tâm chế biến nông sản vùng Tây Bắc - Bài 2: Logistics giúp nông sản tăng mạch lưu thông
