Hưn mạy - nhạc cụ truyền thống, món ăn tinh thần của dân tộc Kháng
02/02/2023 11:17 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tình yêu với nhạc cụ truyền thống Xưởng nhạc cụ Thanh Cầm: Nơi lưu giữ âm thanh truyền thống trong lòng Thủ đô |
“Hưn mạy” là nhạc cụ truyền thống được làm từ một ống nứa, nguyên liệu tự nhiên gần gũi và gắn bó thân thuộc với dân tộc Kháng. Theo tập quán, người Kháng thường ở nơi non cao, rừng sâu, ven sông, suối. Cuộc sống chủ yếu dựa vào nương rẫy, tập quán sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên cuộc sống của bà con rất vất vả. Nhờ đó mà đồng bào Kháng cũng biết thích nghi, biết tận dụng thiên nhiên, chế tác ra những nhạc cụ rất đặc trưng, phù hợp với sinh hoạt văn hoá cộng đồng, trong đó phải kể đến “hưn mạy”.
![]() |
“Hưn mạy” nhạc cụ truyền thống, món ăn tinh thần của dân tộc Kháng |
Nhạc cụ truyền thống “hưn mạy” được người Kháng dành nhiều công sức và đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong việc chọn nguyên liệu, cách diễn tấu và bảo quản. Nhạc cụ này thường được làm bằng một đoạn cây nứa già, làm sao phải có một đầu để cầm, đầu kia được vót nhẵn thành 2 chạc để gõ vào lòng bàn tay. Để “hưn mạy” thêm đẹp mắt, nhiều bà con còn làm tua rua vải nhiều màu để trang trí.
Để làm “hưn mạy”, bà con sẽ vào rừng để chặt những cây nứa già, gióng thẳng (đồng bào Kháng gọi là “mạy pao”) mang về hong trên gác bếp cho vàng ươm mới đo cắt từng đoạn, mỗi đoạn nứa dài khoảng 40-60cm, một đầu để gõ được chẻ thành 2 chạc, thân ống nứa đục 2 lỗ cho tiếng kêu vang.
![]() |
![]() |
Khi diễn tấu “hưn mạy”, người sử dụng sẽ dùng tay phải cầm phần dưới của nhạc cụ |
Khi diễn tấu, người sử dụng sẽ dùng tay phải cầm phần dưới của nhạc cụ, đập phần đầu của nhạc cụ vào bàn tay để âm thanh vang lên. Điệu múa truyền thống mang đặc trưng riêng của đồng bào được tạo nên từ tiết tấu của nhạc cụ tạo nhịp cho các bước di chuyển, kết hợp với động tác của đôi bàn tay và toàn bộ cơ thể.
Thường phụ nữ Kháng mới dùng nhạc cụ truyền thống “hưn mạy” để vui chơi giải trí trong các lễ hội, lúc đi nương rẫy hay khi rảnh rỗi, “hưn mạy” có thể giúp đồng bào quên đi mệt nhọc. Các cô gái khi giao duyên cũng dùng “hưn mạy” để thể hiện tình cảm của mình. Nhạc cụ truyền thống “hưn mạy” còn để đuổi chim muông phá hoại mùa màng, đánh thức con trẻ buổi sớm mai. Quan trọng hơn, “hưn mạy” còn được sử dụng trong một số nghi lễ.
![]() |
Khi biểu diễn nhạc cụ truyền thống “hưn mạy” thường có 8 đến 10 người |
Ngày nay, trong các ngày vui bản, vui mường của đồng bào Kháng hay các hội diễn văn nghệ quần chúng đều có tiết mục trình diễn “hưn mạy”, thu hút được nhiều người đến xem cổ vũ. Khi biểu diễn nhạc cụ truyền thống “hưn mạy” thường có 8 đến 10 người vừa múa, vừa gõ đi theo vòng tròn hoặc các động tác di chuyển ngang dọc, làm không khí lễ hội thêm sôi động, thắt chặt thêm tình đoàn kết cộng đồng.
Theo thời gian, “hưn mạy” được bà con dân tộc Kháng luôn gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác và là nhạc cụ truyền thống không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa, văn nghệ cộng đồng.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Quảng Nam: Quảng bá sản phẩm miền núi đến với du khách

Ninh Thuận sắp tổ chức lễ hội Katê của người Chăm

Hà Giang: Chỉ dẫn địa lý giúp mở rộng cơ hội tiêu thụ nông sản

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế): Phát triển cây dược liệu hướng đến giảm nghèo bền vững
Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc Mông ở huyện Mường Lát

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Thái Nguyên: Mở rộng diện tích chè hữu cơ tại các huyện miền núi

Nghi lễ mời, đón, rước thần giữ lửa của người Mông

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Đêm hội “Trăng thu biên cương” tại xã Mồ Sì San

Tăng giá trị cho sản phẩm chè Shan tuyết

Lai Châu: Học sinh Trường Mồ Sì San được thăm khám, phát thuốc miễn phí dịp Tết Trung thu

Đà Nẵng: Quyết tâm thúc đẩy xã miền núi Hòa Bắc chuyển đổi số

Bắc Kạn: Triển khai thực chất và hiệu quả công tác giảm nghèo thông tin

Nghệ nhân Hoàng Choóng đam mê, tâm huyết với đồ chơi dân gian sư tử mèo

Tỉnh Bình Định đề nghị Phú Yên tạo điều kiện xây dựng lưới điện cho làng dân tộc thiểu số

Người dân tộc Bru - Vân Kiều hiến đất, hiến vườn để mở đường cho bản

Ngăn chặn và xử lý sâm nhập lậu: Còn nhiều thách thức

Mèo Vạc (Hà Giang) hỗ trợ phát triển các sản phẩm theo hướng hàng hóa

Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Quy định mới về hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo

Đổi thay trên An toàn khu Định Hóa

Huyện Quản Bạ (Hà Giang): Hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng hàng hóa
