Huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai: Xuân biên giới ấm tình dân, nghĩa Đảng

Phát huy mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, phấn đấu xây dựng huyện biên giới Đức Cơ thành vùng kinh tế động lực phía Tây tỉnh Gia Lai.
Gia Lai: Đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục cho xã biên giới Gia Lai ưu tiên nguồn lực đầu tư lưới điện cho đồng bào dân tộc thiểu số

Diện mạo mới trên vùng biên giới

Cuộc trò chuyện với Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai - đồng chí Phạm Văn Cường diễn ra trong không khí cởi mở và thẳng thắn, khi ngoài kia, Xuân mới đang về!

Với phong thái sôi nổi, chân tình, Bí thư huyện ủy vùng biên ải đã phác họa đường hướng phát triển; về sự đoàn kết, quyết tâm vượt lên gian khó của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc trên dải đất biên cương.

Bí thư Phạm Văn Cường hồ hởi: “Dấu ấn nổi bật nhất năm 2022 là hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo triển khai thực hiện và đạt được nhiều thành quả tích cực. Có 24/25 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch. Tổng giá trị sản xuất thực hiện 6.461 tỷ đồng, đạt 109% kế hoạch. Thu nhập bình quân đầu người 43,52 triệu đồng/năm, tăng 3,29 triệu đồng so với năm 2021. Thu ngân sách thực hiện 90,867 tỷ đồng, đạt 188% kế hoạch”.

Năm 2022, tổng nguồn vốn đầu tư công của huyện Đức Cơ là 126,713 tỷ đồng; hoàn thành 14/23 dự án, các công trình còn lại đang thi công bảo đảm tiến độ, chất lượng. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, làng nông thôn mới, đô thị văn minh có bước phát triển tích cực. Đến nay, các xã Ia Dom, Ia Nan, Ia Krêl và thị trấn Chư Ty duy trì và nâng cao các tiêu chí đã đạt chuẩn; các xã còn lại đạt từ 12-16 tiêu chí; có thêm 7 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số toàn huyện có 20 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, chính sách… được thực hiện kịp thời, đầy đủ. An ninh chính trị, an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân được nâng lên.

Huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai: Xuân biên giới ấm tình dân, nghĩa Đảng

Chiến sỹ Đồn Biên phòng Ia Nan cùng người dân tuần tra bảo vệ biên giới

Là người đã gắn bó với vùng đất biên giới nhiều năm, Bí thư Phạm Văn Cường cho biết, Đức Cơ là vùng đất anh hùng, giàu truyền thống cách mạng và có dấu ấn văn hóa đặc sắc. Nằm ở phía Tây tỉnh Gia Lai, tiếp giáp với huyện Oyadav, tỉnh Ratanakiri (Campuchia), Đức Cơ có 9 xã, 1 thị trấn với trên 72.000 người, trong đó gần 45% là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Jrai. Đức Cơ có Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội.

Theo Bí thư Phạm Văn Cường, những ngày đầu thành lập, huyện phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách, kinh tế với điểm xuất phát thấp, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Song, được sự quan tâm của trung ương, sự chỉ đạo trực tiếp của tỉnh ủy, Ban chấp hành Đảng bộ huyện qua các thời kỳ đã phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tận dụng tiềm năng, thế mạnh và có bước đi phù hợp nên diện mạo vùng biên giới đã chuyển biến tích cực.

Đặc biệt, trong 10 năm trở lại đây, kinh tế luôn giữ được tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm khoảng trên 13%. Với thế mạnh từ các loại cây công nghiệp dài ngày như: Cao su, cà phê, điều được hình thành trên 15.000ha, Đức Cơ đã triển khai những giải pháp đồng bộ, tập trung phát triển kinh tế với mục tiêu: “Phát huy mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của huyện, phấn đấu xây dựng Đức Cơ thành vùng kinh tế động lực phía Tây tỉnh Gia Lai”.

Trong những năm qua, Đức Cơ tập trung phát triển sản xuất hàng hóa, thông qua các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và từng bước tiếp cận với sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Từ năm 2020, huyện Đức Cơ đã điều chỉnh quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, gặp gỡ với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, triển khai chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp khi thực hiện dự án tại địa phương. Với cơ chế thuận lợi, môi trường thông thoáng, nhiều doanh nghiệp đã xúc tiến đầu tư, trong đó, Công ty TNHH MTV Vĩnh Hiệp đã triển khai thực hiện chương trình liên kết sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C với diện tích 423 ha; Tập đoàn Lộc Trời triển khai dự án liên kết trong sản xuất nông nghiệp mà sản phẩm chủ lực là cây ăn trái…

Có thể khẳng định, cơ cấu kinh tế của Đức Cơ chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh với tổng diện tích 41.860 ha, gồm các xã: Ia Kla, Ia Nan, Ia Dom và thị trấn Chư Ty. Các xã nằm trong khu kinh tế có bước phát triển vượt bậc, trong đó xã biên giới Ia Dom trở thành xã nông thôn mới đầu tiên của khu vực Tây Nguyên.

Đến nay, khu kinh tế đã thu hút được 32 nhà đầu tư, triển khai 39 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 539 tỷ đồng; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 100 triệu USD. Hiện nay, dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 19 với trên 30km qua huyện Đức Cơ đang được triển khai sẽ góp phần phát triển hệ thống đường bộ kết nối Đức Cơ với các tỉnh, thành phố phía Đông của nước bạn Campuchia.

Niềm tin và kỳ vọng

Bí thư Phạm Văn Cường tâm sự: “Là người đứng đầu Đảng bộ huyện, trách nhiệm luôn nặng trên vai; làm sao để đưa vùng đất biên giới này phát triển, khơi dậy các nguồn lực, tiềm năng cho người dân thoát nghèo, làm giàu; bảo vệ vững chắc trên 35km dải đất biên cương Tổ quốc”.

Theo đồng chí Bí thư huyện ủy, trong thời gian tới, huyện sẽ có nhiều chủ trương mới, tập trung thu hút đầu tư; xây dựng thị trấn Chư Ty xanh, sạch, văn minh gắn với phát triển hạ tầng Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh. Huyện ủy tập trung lãnh đạo có trọng tâm, trọng điểm, thực hiện đồng bộ nghị quyết về xây dựng dự án liên kết sản xuất trong nông nghiệp, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch; 3 chương trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII và 5 chương trình thực hiện nghị quyết của tỉnh ủy; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, cửa khẩu, thúc đẩy mối quan hệ, giao thương giữa 2 địa phương của tỉnh Gia Lai và Ratanakiri.

Huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai: Xuân biên giới ấm tình dân, nghĩa Đảng

Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, huyện Đức Cơ - Khu kinh tế năng động của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Đức Thụy

Cùng với đó, để hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện thành vùng kinh tế động lực phía Tây, một trong những giải pháp mang tính lâu dài, căn cơ được huyện Đức Cơ xác định là phát triển ngành du lịch. Năm 2016, khi cây đa làng Ghè, xã Ia Dơk được công nhận là Cây di sản Việt Nam, Đức Cơ có thêm nguồn lực để phát triển du lịch.

Từ khi Cột mốc số 30 và Quốc môn Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh được khánh thành, hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Đức Cơ đã có những tín hiệu khởi sắc, thu hút đông đảo du khách. Năm 2020, Đức Cơ xây dựng đề án phát triển du lịch đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, tập trung đầu tư xây dựng Di tích lịch sử Chiến thắng Chư Ty, kết nối với các điểm du lịch tại Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, Thác ông Đồng (xã Ia Pnôn) và rừng Giáng Hương nguyên sinh (xã Ia Kriêng)… kết hợp tham quan, du lịch giải trí và thưởng thức các nét văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc của người Jrai bản địa.

Cuộc trò chuyện cuối năm Nhâm Dần của chúng tôi lui mãi về chiều muộn. Bí thư Phạm Văn Cường có nhiều trăn trở, suy nghĩ, ý tưởng mới với khát vọng Đức Cơ sẽ chọn đúng hướng đi, tìm rõ cách làm để tăng trưởng, tạo đà, bứt tốc… Chúng tôi cảm nhận sâu kín trong chất mộc mạc, dung dị của Bí thư huyện ủy là một trái tim nhiệt huyết, mang nặng trách nhiệm của một đảng viên với “Đất và người” nơi đất rừng biên giới.

Xen trong câu chuyện, Bí thư Phạm Văn Cường bộc bạch: “Là người đứng đầu Đảng bộ huyện, đến với người dân thì chớ nói suông, mình và anh em cán bộ các cấp, các ngành gương mẫu đi đầu, phải trực tiếp cùng nghĩ, cùng làm, gần gũi, thực tâm thì người dân mới hưởng ứng làm theo. Từ đó, tạo nên sự đồng thuận, phong trào rộng khắp và thực chất”.

Xuân Quý Mão đang về. Giữa xanh thẳm biên cương, Bí thư huyện ủy Phạm Văn Cường khẳng định: Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đức Cơ đoàn kết, sáng tạo, quyết tâm vượt qua mọi thách thức, phát huy nội lực, nắm bắt thời cơ, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, phấn đấu xây dựng huyện phát triển bền vững, toàn diện, xứng đáng vùng kinh tế động lực phía Tây tỉnh Gia Lai”.

Nguyễn Văn Chiến
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh: Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển văn hóa dân tộc thiểu số ở Ba Chẽ

Quảng Ninh: Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển văn hóa dân tộc thiểu số ở Ba Chẽ

Huyện Ba Chẽ (tỉnh Quảng Ninh) đang từng bước trở thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc.
Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi: Câu chuyện từ trà Shanam

Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi: Câu chuyện từ trà Shanam

Sau hơn 5 năm kiên trì xây dựng thương hiệu, bằng chất lượng và câu chuyện về cây trà cổ thụ, trà Shanam đã trở thành sản phẩm được yêu thích.
Vẫn còn hơn 3,3 triệu ha rừng và đất rừng chưa có chủ

Vẫn còn hơn 3,3 triệu ha rừng và đất rừng chưa có chủ

Vấn đề rừng chưa có chủ đã tồn tại nhiều năm qua, trong khi hàng nghìn hộ dân sống ở các vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số đang rất thiếu đất sản xuất.
Đa dạng đầu ra cho nông sản Cao Bằng

Đa dạng đầu ra cho nông sản Cao Bằng

Không chỉ tiêu thụ ở các kênh truyền thống, nông sản Cao Bằng còn được tích cực tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử để đa dạng đầu ra.
Mù Cang Chải: Đưa du lịch thành ngành mũi nhọn tạo bứt phá phát triển kinh tế

Mù Cang Chải: Đưa du lịch thành ngành mũi nhọn tạo bứt phá phát triển kinh tế

Với những lợi thế, “đặc sản” du lịch riêng có, huyện Mù Cang Chảỉ (Yên Bái) đã, đang đưa du lịch trở thành mũi nhọn, tạo bứt phát phát triển kinh tế địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Bình Phước: Quyết tâm xóa đói giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Phước: Quyết tâm xóa đói giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2023, Bình Phước tiếp tục đưa ra các mục tiêu cụ thể về công tác giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phấn đấu giảm tối thiểu 1.000 hộ nghèo.
Hiệp hội Thương mại điện tử hiến kế đưa nông sản miền núi, dân tộc lên sàn thương mại điện tử

Hiệp hội Thương mại điện tử hiến kế đưa nông sản miền núi, dân tộc lên sàn thương mại điện tử

Việc đưa nông sản miền núi, dân tộc lên sàn thương mại điện tử là hoạt động không dễ, cần sự vào cuộc của cả doanh nghiệp, địa phương và người nông dân.
“Đi cùng nhau” để phát triển ngành hàng sầu riêng

“Đi cùng nhau” để phát triển ngành hàng sầu riêng

Để phát triển hiệu quả ngành hàng sầu riêng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan lưu ý “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”.
Đắk Lắk sắp có nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu hơn 476 tỷ đồng

Đắk Lắk sắp có nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu hơn 476 tỷ đồng

Nhà máy Chế biến Trái cây xuất khẩu Chánh Thu Đắk Lắk có công suất 70.000 tấn nguyên liệu/năm với tổng số vốn đầu tư hơn 476 tỷ đồng vừa được khởi công xây dựng
Đưa nông sản miền núi lên sàn thương mại điện tử: Kinh nghiệm từ trái vải thiều Bắc Giang

Đưa nông sản miền núi lên sàn thương mại điện tử: Kinh nghiệm từ trái vải thiều Bắc Giang

Bắc Giang được đánh giá là một trong những địa phương có được thành công lớn trong tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử.
Chung tay san sẻ khó khăn cùng phụ nữ dân tộc thiểu số

Chung tay san sẻ khó khăn cùng phụ nữ dân tộc thiểu số

Dự án Home for Life của Home Credit được triển khai tại tỉnh Yên Bái nhằm hỗ trợ phụ nữ, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn.
Bài 2: Xóa nghèo từ cây dược liệu

Bài 2: Xóa nghèo từ cây dược liệu

Nhờ dự án bảo tồn, phát huy giá trị cây dược liệu đã mở ra hy vọng giúp bà con dân tộc Thái ở Quỳ Hợp (Nghệ An) có cuộc sống ấm no, phát triển bền vững hơn.
Bài 1: Trồng dược liệu quý giúp đồng bào phát triển kinh tế

Bài 1: Trồng dược liệu quý giúp đồng bào phát triển kinh tế

Huyện Quỳ Hợp đã có nhiều chính sách thu hút các doanh nghiệp và lồng ghép mô hình trồng cây dược liệu tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân địa phương.
Nghệ An: Chuyển đổi thành công mô hình cây trồng trong hành lang lưới điện

Nghệ An: Chuyển đổi thành công mô hình cây trồng trong hành lang lưới điện

Bài toán đảm bảo an toàn hành lang, hạn chế sự cố do khai thác rừng trồng ở vùng cao đã có lời giải từ mô hình chuyển đổi cây trồng trong hành lang lưới điện.
STEMkidVN nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục STEM cho học sinh vùng cao

STEMkidVN nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục STEM cho học sinh vùng cao

Hơn 600 học sinh tiểu học và 34 giáo viên ở vùng cao tỉnh Lào Cai và Sơn La đã được tiếp cận dự án giáo dục STEM với sự hỗ trợ từ Công ty 3M.
Đảng bộ Công ty Điện lực Kon Tum khẳng định vai trò, hiệu quả lãnh đạo

Đảng bộ Công ty Điện lực Kon Tum khẳng định vai trò, hiệu quả lãnh đạo

Đảng bộ Công ty Điện lực Kon Tum chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo, khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện trong doanh nghiệp, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm.
Tu Mơ Rông (Kon Tum): Sắp diễn ra hội chợ sâm Ngọc Linh lần thứ 2

Tu Mơ Rông (Kon Tum): Sắp diễn ra hội chợ sâm Ngọc Linh lần thứ 2

Phiên chợ sâm Ngọc Linh, các dược liệu gắn với du lịch huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) lần thứ 2 sẽ diễn ra từ ngày 6 đến hết ngày 9/2/2023.
Miền “quốc bảo” sâm Ngọc Linh - nơi đất rừng mời gọi

Miền “quốc bảo” sâm Ngọc Linh - nơi đất rừng mời gọi

Không chỉ là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, huyện vùng cao Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum còn là vùng đất có nhiều loại dược liệu quý hiếm như sâm Ngọc Linh...
Tươi mới sức xuân Bảo Thắng

Tươi mới sức xuân Bảo Thắng

Mùa xuân mới đã về. Không khí xuân tươi vui len lỏi gõ cửa mọi nhà, hiện hữu trên từng đường quê, ngõ xóm.
Lào Cai: Điện về bừng sáng bản xa

Lào Cai: Điện về bừng sáng bản xa

Mùa xuân năm nay dường như về sớm hơn, Tết năm nay chắc chắn sẽ vô cùng đáng nhớ với ngời Mông ở thôn Bản Lầu, xã Trịnh Tường, huyện biên giới Bát Xát, Lào Cai.
Năm 2022: Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thu 304 tỷ đồng từ sản phẩm quế

Năm 2022: Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thu 304 tỷ đồng từ sản phẩm quế

Hiện toàn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai có khoảng 9.881 ha quế, trong đó trồng mới năm 2022 được 580 ha, đạt 100% kế hoạch.
Cao Bằng: Triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng: Triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm sớm đưa chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào cuộc sống.
Quảng Trị: Đồng bào dân tộc liên kết trồng ngô sinh khối

Quảng Trị: Đồng bào dân tộc liên kết trồng ngô sinh khối

Mô hình sản xuất ngô sinh khối trên đất lúa thiếu nước đã mang lại hiệu quả cao, giúp đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị thoát nghèo bền vững.
Xây dựng câu lạc bộ văn hóa dân gian vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Xây dựng câu lạc bộ văn hóa dân gian vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào dân tộc nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào.
Bình Thuận: Giao khoán bảo vệ rừng và hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất cho đồng bào

Bình Thuận: Giao khoán bảo vệ rừng và hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất cho đồng bào

Nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Bình Thuận đã triển khai chính sách giao khoán bảo vệ rừng và hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động