Huyện Quang Bình: Nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế

So với các huyện vùng cao khác của tỉnh Hà Giang, huyện Quang Bình được đánh giá là mảnh đất có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế.
Tỉnh Hà Giang thực hiện Nghị định 78: 20 năm giúp đồng bào vượt khó, thoát nghèo Tỉnh Hà Giang: Hoạt động biên mậu sụt giảm do chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc

So với các huyện vùng cao khác của tỉnh Hà Giang, Quang Bình được đánh giá là mảnh đất có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế. Những lợi thế về đất đai, giao thông, tài nguyên du lịch đã giúp huyện vùng cao Quang Bình đổi mới, vượt khó khăn để phát triển.

Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt khá

Năm 2022 được đánh giá là một năm tiếp tục khó khăn cho việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội của bất cứ địa phương nào khi tình hình kinh tế xã hội trong nước và quốc tế vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều khó khăn. Đối với huyện miền núi như Quang Bình, những khó khăn đó đặt ra thách thức lớn trong phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Nguyễn Trung Ngọc - Chủ tịch UBND huyện Quang Bình cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2022, mặc dù còn nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi, song huyện Quang Bình đã nỗ lực phát huy những tiềm năng lớn của địa phương, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đạt được nhiều kết quả tốt.

Huyện Quang Bình: Phát huy tiềm năng phát triển kinh tế
Đồng chí Nguyễn Trung Ngọc - Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo cải tạo vườn tạp

Đơn cử, nông nghiệp vẫn là thế mạnh của địa phương. Tổng diện tích gieo trồng trên 11 nghìn ha với tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt trên 43 nghìn tấn; đàn gia súc đạt 18,5 nghìn con, đạt 101% kế hoạch. Bên cạnh đó, huyện cũng có 16 sản phẩm đặc trưng tham gia thi phân hạng sản phẩm OCOP năm 2022. Toàn huyện thu hút khách du lịch đạt 123,38%; thu ngân sách nhà nước đạt 546,986 tỷ đồng, đạt 60,53%; giải quyết việc làm mới cho hơn 2,4 nghìn lao động.

Bên cạnh đó, lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế được quan tâm và từng bước được nâng cao; đảm bảo công tác phòng chống thiên tai, duy trì chế độ trực 24/24 giờ; trong 9 tháng đầu năm xảy ra 8 đợt thiên tai, tổng thiệt hại ước khoảng 300 tỷ đồng… Hệ thống chính trị được duy trì ổn định từ huyện đến cơ sở, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể được quan tâm củng cố, quốc phòng - an ninh được giữ vững.

Dù công nghiệp, thương mại không phải là thế mạnh nhất của địa phương, song huyện Quang Bình vẫn đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các lĩnh vực, đặc biệt là Cụm công nghiệp Tân Bắc. Theo đó, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tham mưu các giải pháp thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Trong 9 tháng đầu năm, huyện tiếp tục phối hợp giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của Nhà máy gạch Tuynel.

Song song với đó, huyện phối hợp hoàn thiện thủ tục đầu tư Dự án xí nghiệp may Gia Khánh; Dự án nhà máy sản xuất gỗ viên nén; Dự án Nhà máy cưa, xẻ, sấy vào Cụm công nghiệp Tân Bắc; tiếp tục phối hợp hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách (trọng tâm các dự án thủy điện, khai thác khoáng sản, chế biến nông, lâm sản…) trên địa bàn bảo đảm theo quy định, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng để thu hút đầu tư góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Huyện cũng phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham gia góp ý thẩm định hồ sơ 9 dự án đầu tư ngoài ngân sách trên địa bàn.

Ở công tác liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, huyện đã tập trung chỉ đạo duy trì và phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè, cam, đến nay toàn huyện có 4 hợp tác xã, 15 tổ hợp tác trồng cam, 1 doanh nghiệp, 6 hợp tác xã, 5 tổ sản xuất liên kết trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè. Đến thời điểm 31/5/2021, trên địa bàn huyện có 9 dự án/9 hợp tác xã liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như chè, thủy sản, gia súc...

Huyện cũng tổ chức gặp mặt làm việc với các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm nghiệp vào ngày 6/9/2022, trên cơ sở kết quả buổi làm việc, UBND huyện dự kiến phối hợp triển khai liên kết trồng và tiêu thụ sản phẩm cây vụ đông như: Ngô sinh khối, khoai tây, bí xanh... khảo sát thực hiện mô hình liên kết trồng cây gai xanh, cây sâm đất... Tập trung triển khai tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ thi công Cụm công nghiệp Tân Bắc (giai đoạn 2).

Ngoài ra, huyện tiếp tục phối hợp với các sở, ban ngành của tỉnh và chủ đầu tư trong việc đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện (Thủy điện Tân Nam công suất 9,5 MW; Thủy điện Xuân Minh 10,5 MW; Nậm Hóp xã Tiên Nguyên công suất 6,0 MW; Thủy điện Nậm Khòa, xã Xuân Minh công suất 6,0 MW; Thủy điện Suối Chùng xã Tiên Nguyên 6,0 MW; nhà máy may; nhà máy viên nén gỗ...).

Ở lĩnh vực thương mại, huyện đã thành lập tổ kiểm tra tình hình thị trường, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại trên địa bàn các xã, thị trấn; nhằm ổn định giá cả thị trường, đảm bảo đầy đủ các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân.

Phát huy thế mạnh, tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế xã hội

Xác định giai đoạn tới, việc phát triển kinh tế xã hội địa phương sẽ còn nhiều khó khăn, ông Nguyễn Trung Ngọc chia sẻ, huyện Quang Bình xác định sẽ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm có giá trị cao trên thị trường.

Huyện Quang Bình: Phát huy tiềm năng phát triển kinh tế
Trưng bày, giới thiệu sản phẩm khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp

Tập trung hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp năm 2022; rà soát, quyết liệt triển khai kế hoạch trồng cây vụ đông, phấn đấu đạt 1.130ha trở lên. Tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án cải tạo vườn tạp phát triển kinh tế hộ, Đề án phát triển bền vững cây cam sành và phương án hỗ trợ phát triển thủy sản; triển khai công tác quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cam sành niên vụ 2022-2023. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng chống cháy rừng mùa khô hanh; chuẩn bị tốt kế hoạch trồng rừng năm 2023…

Huyện Quang Bình: Phát huy tiềm năng phát triển kinh tế
Người dân cải tạo lại vườn cây để trồng rau ngắn ngày

Ở lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, tập trung hoàn thành Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Yên Bình, huyện Quang Bình đến năm 2030, định hướng đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng nông thôn các xã, huyện Quang Bình đến năm 2030, định hướng đến năm 2035; Quy hoạch chi tiết trung tâm xã Xuân Giang, Tân Nam, Tân Bắc hướng tới phát triển đô thị giai đoạn 2021-2025.

Huyện cũng xác định tập trung triển khai hoàn thành dự án hạ tầng cụm công nghiệp Tân Bắc (giai đoạn I); triển khai hoàn chỉnh hồ sơ điều chỉnh, bổ sung để triển khai thực hiện giai đoạn II theo quy hoạch. Tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến khích nhân dân thực hiện áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, xây dựng thương hiệu các sản phẩm hàng hóa, tạo vùng nguyên liệu, sản xuất hàng hóa gắn với chế biến, nâng cao giá trị sản phẩm và quảng bá sản phẩm nông sản mang thương hiệu Quang Bình.

Ngoài ra, tiếp tục phối hợp với các ngành của tỉnh, chủ đầu tư triển khai xây dựng các nhà máy thủy điện trên địa bàn huyện; nhà máy may; nhà máy viên nén gỗ xuất khẩu, nhà máy cưa, xẻ, sấy gỗ...; phối hợp, duy trì đảm bảo hoạt động của các nhà máy thủy điện hiện có. Phối hợp hướng dẫn tháo gỡ khó khăn cho hoạt động của Nhà máy gạch Tuynell Tân Bắc. Tạo điều kiện đưa kinh tế địa phương phát triển.
Xuân Lập

Tin mới nhất

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Dù đã đạt được những thành quả trong việc thông tin, truyền thông về dân tộc, tôn giáo nhưng vẫn cần nâng cao hơn nữa vai trò của các Bộ, ngành, địa phương.
Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Vướng mắc liên quan tới đất đai vẫn là một trong những vấn đề phổ biến, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số tại Hòa Bình.
Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, kinh tế còn nhiều khó khăn vì thế công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo cần đặc biệt chú trọng.
Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Tỉnh Khánh Hòa điều chỉnh chế độ tiền ăn trưa cho trẻ em học mẫu giáo và học bổng cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Thời gian qua, các địa phương có đồng bào dân tộc đã kịp thời nắm bắt cơ hội, tận dụng ưu thế của thương mại điện tử để chủ động phân phối hàng hóa.

Tin cùng chuyên mục

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

100 học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ của vùng cao Yên Bái không chỉ được nhận quà từ các đơn vị mà còn được trải nghiệm hoạt động khoa học.
Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Nhờ thực hiện tốt chính sách dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên được nâng cao, diện mạo nông thôn khởi sắc.
Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Chú trọng thực hiện chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là mục tiêu được nhiều địa phương tại Tuyên Quang quan tâm, thực hiện.
Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Thời gian qua, việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại kết quả tốt.
Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Trên 84% là đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 50%, Hà Giang hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế thông qua các chính sách cho vùng đồng bào dân tộc.
Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch hỗ trợ các hoạt động thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Hiện toàn tỉnh còn 112 thôn, bản chưa có điện, Hà Giang phấn đấu đến 2025 không còn “vùng lõm” về điện, tuy nhiên còn rất nhiều thách thức đặt ra cho Hà Giang.
Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Có điện lưới quốc gia, giờ đây 95 hộ dân là đồng bào dân tộc Nùng ở Ma Lỳ Sán (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế.
Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng và Nhà nước đã được nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang ủng hộ.
Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Kho trung chuyển sẽ là giải pháp tháo gỡ nút thắt trong việc đưa nông sản đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối.
Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Để đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các huyện miền núi Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Quỹ Toyota Việt Nam trao tặng 9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” với tổng trị giá hơn 400 triệu đồng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Điện Biên.
Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa đã chú trọng việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số, giúp người dân thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước.
Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Nhiều mô hình trồng trọt và chăn nuôi phát triển kinh tế theo hướng khoa học và đổi mới làm cho bào dân tộc Chứt ở xã biên giới Trọng Hoá
Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Lần đầu tiên huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên Huế tổ chức tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, nhân sĩ trí thức, hộ sản xuất, kinh doanh giỏi…
Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải quan tâm đến văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra các quy định về đất đai.
Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ tới 1 tỷ đồng/dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Việc này giúp loại bỏ dần những phong tục lạc hậu, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo.
Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động