Không để tín dụng đen hoành hành sau đại dịch

Trong bối cảnh khó khăn vì đại dịch, hoạt động “tín dụng đen” lại hoành hành ở nhiều địa phương khiến không ít người dân rơi vào cảnh “khốn cùng”, mất nhà cửa. Để tín dụng đen không hoành hành sau đại dịch rất cần sự tham gia đồng bộ của các Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội.

Tín dụng đen “bủa vây” những người yếu thế

Theo thông tin tại Hội thảo “Cảnh báo bẫy tín dụng đen, đẩy mạnh kênh tín dụng chính thức", do Báo Lao động tổ chức chiều ngày 12/11, thời gian qua hoạt động tín dụng đen xảy ra tại nhiều địa phương với thủ đoạn tinh vi, phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, gây bức xúc trong xã hội. Tín dụng đen đang bủa vây những người yếu thế, từ thành phố cho tới nông thôn. Đáng lo ngại hơn, với cách đòi nợ kiểu “xã hội đen” hiện nay, không ít người dân rơi vào cảnh khốn cùng, mất nhà cửa… Tuy nhiên, việc ngăn chặn tín dụng đen không dễ dàng khi thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi, thậm chí sử dụng công nghệ cao, tổ chức hoạt động tín dụng đen qua mạng.

Không để tín dụng đen hoành hành sau đại dịch
Hội thảo “Cảnh báo bẫy tín dụng đen, đẩy mạnh kênh tín dụng chính thức" do Báo Lao động tổ chức chiều ngày 12/11

Theo Bộ Công an, hiện toàn quốc có 26.942 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Từ đầu năm 2020 đến nay, Công an các địa phương đã cấp mới 2.436 Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự để kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Đồng thời, cũng thu hồi 175 Giấy chứng nhận và phát hiện 2.736 cơ sở vi phạm, xử phạt hành chính số tiền 7,728 tỉ đồng. Qua công tác nghiệp vụ, Công an các địa phương đã rà soát, phát hiện: 6664 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ; 540 cơ sở kinh doanh tài chính; 3667 cá nhân có biểu hiện hoạt động cho vay lãi suất cao.

Trung tá Đỗ Minh Phương - Phó Trưởng Phòng Trọng án, Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công An cho biết: Sau 02 năm thực hiện Chỉ thị 12/CT ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính Phủ, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng đen đã có những chuyển biến tích cực. Các đối tượng cho vay và đòi nợ không còn hoạt động công khai, lộng hành như trước; nhận thức và ý thức cảnh giác của người dân từng bước được nâng cao; tình trạng treo biển, dán tờ rơi, quảng cáo giảm mạnh.

“Trong năm thứ hai thực hiện Chỉ thị 12, qua thống kê các vụ án, vụ việc liên quan đến hoạt động tính dụng đen, lực lượng Công an đã tiếp nhận, phát hiện: 1047 vụ/1718 đối tượng, đã khởi tố 554 vụ/990 bị can; Xử phạt hành chính 375 vụ/593 đối tượng. Gồm các tội danh: Giết người; Cố ý gây thương tích; Làm nhục người khác; Bắt, giữ, giam người trái pháp luật; Xâm phạm chỗ ở người khác; Cướp tài sản…” - Trung tá Đỗ Minh Phương thông tin.

Không để tín dụng đen hoành hành sau đại dịch
Trung tá Đỗ Minh Phương - Phó Trưởng Phòng Trọng án, Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an: Các đối tượng cho vay và đòi nợ không còn hoạt động công khai, lộng hành như trước

Tuy được kiềm chế, nhưng đại diện Bộ Công an cũng nhìn nhận: Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp. Nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 làm thiệt hại nặng nề đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Tình trạng tạm dừng kinh doanh, kinh doanh không có lãi; nợ lương, mất việc làm, giảm thu nhập khiến nhu cầu vay tiền để phục vụ sinh hoạt, kinh doanh tăng cao. Đồng thời, các đối tượng hoạt động tín dụng đen chuyển hướng lợi dụng công nghệ, mạng xã hội mời chào, dụ dỗ người kinh doanh nhỏ lẻ, người lao động thu nhập thấp, công nhân, thanh thiếu niên vay tiền…

Đẩy mạnh tín dụng chính thức, "hạ nhiệt" tín dụng đen

Nhằm "hạ nhiệt" tín dụng đen, một trong những giải pháp quan trọng được các đại biểu đưa ra là đẩy mạnh tín dụng chính thức. Bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng, Vụ tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết: Triển khai Chỉ thị 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động của ngành với 07 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp khi vay vốn tổ chức tín dung, qua đó góp phần hạn chế, đẩy lùi tín dụng đen.

Qua 02 năm triển khai Chỉ thị 12 và Chương trình hành động của ngành ngân hàng, đến nay ngành ngân hàng đã đạt một số kết quả nổi bật. Cụ thể, NHNN đã chỉ đạo tổ chức tín dụng mở rộng, đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, giảm lãi suất, đơn giản hóa thủ tục cho vay nhằm tăng cường tiếp cận tín dụng qua các kênh chính thức, đặc biệt là với người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa như cho vay liên vụ, cho vay qua sổ tín dụng, vay vốn thông qua các tổ, nhóm của các tổ chức chính trị - xã hội, cho vay, thu nợ ngay tại địa bàn của người vay, triển khai điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dụng...

Không để tín dụng đen hoành hành sau đại dịch
Bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng, Vụ tín dụng các ngành kinh tế, NHNN: NHNN đã xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động của ngành với 07 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm góp phần hạn chế, đẩy lùi tín dụng đen

Bên cạnh đó, NHNN cũng chú trọng phát triển mạng lưới, từ năm 2019 đến nay, NHNN đã cấp phép thành lập mới 29 chi nhánh, Văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp cho các tổ chức tín dụng. Đến nay, toàn hệ thống đã có 124 tổ chức tín dụng và gần 1.200 quỹ tín dụng nhân dân; riêng công ty tài chính đã có 22 công ty tài chính được cấp phép hoạt động với 13 chi nhánh, 43 văn phòng đại diện và hơn 50 nghìn điểm giới thiệu dịch vụ tại tất cả các tỉnh, thành phố; có 4 tổ chức tài chính vi mô được cấp phép hoạt động với khoảng 115 chi nhánh, phòng giao dịch tại nhiều tỉnh, thành phố.

Ngoài ra, NHNN đã cùng với hệ thống ngân hàng tăng cường hoạt động truyền thông về cơ chế, chính sách cho vay, dịch vụ ngân hàng đến đông đảo người dân; giải đáp nhiều kiến nghị; cảnh báo các hệ lụy để người dân phòng, tránh tín dụng đen. Đến cuối tháng 10/2021, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 9,99 triệu tỉ đồng, tăng 8,72% so với cuối năm 2020, là kết quả rất đáng ghi nhận trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động đến hầu hết các lĩnh vực, ngành kinh tế. Tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng khá, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (là nơi dễ phát sinh hoạt động tín dụng đen) đạt trên 2,48 triệu tỉ đồng với hơn 14 triệu khách hàng, chiếm trên 25% tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế, tăng 9,2% so với cuối năm 2020 và tăng 32,8% so với thời điểm trước khi ban hành Chỉ thị 12.

“Đặc biệt, các tổ chức tín dụng cũng đẩy mạnh cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, cho vay tiêu dùng, toàn hệ thống có 78 tổ chức tín dụng tham gia cho vay phục vụ đời sống với dư nợ vay đạt gần 1,95 triệu tỉ đồng, chiếm 19,6% trong tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, tăng 5% so với cuối năm 2020, tăng 9,55% so với cuối năm 2018 và tăng 5,4% so với thời điểm trước khi ban hành Chỉ thị 12, trong đó dư nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn 84%” - bà Hà Thu Giang thông tin.

Không để tín dụng đen hoành hành sau đại dịch
Ông Phan Cử Nhân - Giám đốc Ban Hợp tác quốc tế và Truyền thông- Ngân hàng Chính sách xã hội: Ngân hàng chính sách xã hội đã có hàng loạt giải pháp nhằm mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất và tiêu dùng nhằm hạn chế tín dụng đen

Chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ hoạt động tín dụng chính sách, ông Phan Cử Nhân - Giám đốc Ban Hợp tác quốc tế và Truyền thông -Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết: Trước tình hình tín dụng đen diễn ra phức tạp ở nhiều địa phương, thực hiện chỉ đạo của NHNN, Ngân hàng Chính sách xã hội đã có hàng loạt giải pháp nhằm mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất và tiêu dùng nhằm hạn chế tín dụng đen như: Nâng mức cho vay tối đa lên 100 triệu đồng/hộ; vay không phải đảm bảo tiền vay và nâng thời hạn cho vay tối đa lên 120 tháng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã tăng cường công tác quản lý chất lượng tín dụng, phối hợp với chính quyền cơ sở, các tổ chức hội đoàn thể phối hợp giữa công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư với vốn vay nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng, tăn cường công tác truyền thông, phổ biến chính sách đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác…

Phát biểu tại hội thảo, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc thường trực NHNN cho rằng: Việc phòng, chống tín dụng đen cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn với sự tham gia đồng bộ của các Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội. Cụ thể, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp trọng tâm theo Chỉ thị 12 của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Công an cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng tham gia đường dây, có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tín dụng đen hoặc các đối tượng tham gia giới thiệu, tuyên truyền cho tín dụng đen. Đồng thời, có giải pháp phù hợp cho phép sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về công dân trong việc xác thực khách hàng để giúp các tổ chức tín dụng giảm chi phí, hạ lãi suất, tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là người dân thuộc nhóm dễ bị ảnh hưởng của tín dụng đen.

Không để tín dụng đen hoành hành sau đại dịch
Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc thường trực NHNN: Ngành ngân hàng sẽ đẩy mạnh triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Lãnh đạo NHNN cũng mong muốn, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Sở, ban, ngành, chính quyền các cấp phối hợp với ngành ngân hàng hỗ trợ người dân tiếp cận các chương trình tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, phục vụ đời sống; hỗ trợ các ngân hàng trong quá trình thẩm định, xác minh đối tượng, nhu cầu vay vốn của người dân; kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong xử lý tài sản bảo đảm nhằm tăng khả năng cung ứng vốn tín dụng chính thức hiệu quả hơn.

Đối với ngành ngân hàng, Phó Thống đốc thường trực NHNN cho biết, sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng và ưu tiên tập trung vốn cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng thuận lợi, phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân.

“Ngành ngân hàng sẽ đẩy mạnh triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19, thiên tai, dịch bệnh hoặc khi người dân gặp khó khăn do các nguyên nhân chính đáng chưa thể trả được nợ đúng hạn như xem xét gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, giúp người dân tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, không phải đi vay nặng lãi từ các đối tượng cho vay tín dụng đen” - ông Đào Minh Tú nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng cần tiết giảm chi phí hoạt động, quan tâm dành nguồn lực để giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất hợp lý. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động tín dụng, ngân hàng, cải tiến quy trình, thủ tục, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay; khuyến khích phát triển mô hình ngân hàng lưu động ở những vùng khó khăn, tạo điều kiện cho các khách hàng thuận tiện hơn trong việc tiếp cận vốn và các dịch vụ ngân hàng khác.

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngân hàng số ABBank ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch trong quý I/2024

Ngân hàng số ABBank ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch trong quý I/2024

Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng sốđạt 127.382 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 125.108.
Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Ngày 25/4, Ngân hàng Nhà nước tổ chức Họp báo công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024. Theo đó, sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 8/5 tới, tại Hà Nội.
Trao giải cuộc thi Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ngành ngân hàng

Trao giải cuộc thi Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ngành ngân hàng

Ngày 25/4, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng”.
Doanh nghiệp không mặn mà, phiên đấu thầu vàng lại bị hủy

Doanh nghiệp không mặn mà, phiên đấu thầu vàng lại bị hủy

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC hôm nay (25/4) lại bị hủy do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Đây là lần thứ hai nhà điều hành hủy đấu thầu vàng.
BIDV chung tay khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp

BIDV chung tay khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp

Chủ đề “Tiếp cận vốn - Khơi thông điểm nghẽn” BIDV và các diễn giả đã chia sẻ kinh nghiệm nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh.

Tin cùng chuyên mục

Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định

Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) mới đây đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3, triển vọng ổn định cho VPBank.
VPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 1 tăng gần 66% so với quý 4/2023

VPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 1 tăng gần 66% so với quý 4/2023

VPBank khởi động quý 1/2024 đầy thuận lợi với lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng gần 66% so với cuối năm 2023 và 64% so với cùng kỳ.
VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

Giai đoạn 2018 - 2019, VIB gây ấn tượng trên thị trường thanh toán không tiền mặt khi ra đời một trong những dòng thẻ cá nhân hóa đầu tiên tại Việt Nam.
Vàng ế và bài toán nguồn cung cho thị trường vẫn chưa chốt lời giải

Vàng ế và bài toán nguồn cung cho thị trường vẫn chưa chốt lời giải

Câu chuyện đảm bảo nguồn cung cho thị trường vàng, đưa giá vàng trong nước tiệm cận giá thế giới không thể giải quyết thấu đáo ngày một, ngày hai.
Mở thêm chi nhánh tại Quảng Ninh, HDBank tăng đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc

Mở thêm chi nhánh tại Quảng Ninh, HDBank tăng đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc

Ngày 24/4/2024, HDBank chính thức đưa vào hoạt động chi nhánh HDBank Móng Cái tại số 59 Đại lộ Hòa Bình, phường Trần Phú, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Ngân hàng TPBank dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu lên tới 25%

Ngân hàng TPBank dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu lên tới 25%

Năm 2024, TPBank hướng tới mục tiêu lợi nhuận 7.500 tỷ, tăng 34% đồng thời đem tin vui tới cho cổ đông với kế hoạch dự kiến chia cổ tức lên tới 25%.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 24/4/2024: Các nhà băng trở lại "cuộc đua" tăng lãi suất

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 24/4/2024: Các nhà băng trở lại "cuộc đua" tăng lãi suất

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 24/4/2024, lãi suất tiết kiệm 24/4, giảm lãi suất huy động, tăng lãi suất, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB, VietinBank.
Cần mạnh dạn hơn trong việc cho vay phát triển kinh tế hợp tác xã

Cần mạnh dạn hơn trong việc cho vay phát triển kinh tế hợp tác xã

Chỉ có khoảng 2% số hợp tác xã trong cả nước tiếp cận được vốn các tổ chức tín dụng. Vì thế, các ngân hàng cần mạnh dạn hơn trong việc cho vay tới đối tượng này
Ngân hàng Bắc Á lãi trước thuế hơn 1.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp

Ngân hàng Bắc Á lãi trước thuế hơn 1.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp

Bac A Bank công bố kết quả kinh doanh năm 2023 tích cực với doanh thu hợp nhất tiếp tục tăng trưởng, thu nhập ngoài lãi khả quan và tỷ lệ nợ xấu thấp
Bac A Bank tiếp tục trợ lực giúp doanh nghiệp kinh doanh bứt tốc

Bac A Bank tiếp tục trợ lực giúp doanh nghiệp kinh doanh bứt tốc

BAC A BANK triển khai chương trình ưu đãi phí dịch vụ "Siêu ưu đãi phí - Bứt tốc kinh doanh” dành cho khách hàng doanh nghiệp.
C-Talk Việt Nam: Linh hoạt ứng dụng công nghệ ngành ngân hàng, bảo hiểm

C-Talk Việt Nam: Linh hoạt ứng dụng công nghệ ngành ngân hàng, bảo hiểm

C-Talk - Chuỗi sự kiện cấp cao về chiến lược số giữa các lãnh đạo doanh nghiệp do FPT akaBot tổ chức đã diễn ra chiều 23/04/2024 tại TP. Hồ Chí Minh.
Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng miếng, giá cao nhất 81,33 triệu đồng/lượng

Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng miếng, giá cao nhất 81,33 triệu đồng/lượng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, phiên đấu thầu vàng miếng sáng 23/4 chỉ có 2 thành viên trúng thầu 34 lô, tương đương 3.400 lượng vàng.
Tăng vốn điều lệ để đảm bảo an toàn vốn và nâng cao năng lực cạnh tranh

Tăng vốn điều lệ để đảm bảo an toàn vốn và nâng cao năng lực cạnh tranh

Tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực cạnh tranh là mục tiêu được nhiều ngân hàng đưa ra trình cổ đông trong mùa đại hội 2024.
Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ.
Hội thảo Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể

Hội thảo Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể

Ngày 24/4/2024, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 22/4/2024: Xuất hiện ngân hàng tăng mạnh gần 1 điểm phần trăm lãi suất

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 22/4/2024: Xuất hiện ngân hàng tăng mạnh gần 1 điểm phần trăm lãi suất

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 22/4/2024, lãi suất tiết kiệm 22/4 giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB, VietinBank.
Nỗi sợ vay mượn ngăn cản phụ nữ khởi nghiệp

Nỗi sợ vay mượn ngăn cản phụ nữ khởi nghiệp

Nhu cầu khởi nghiệp, tự chủ tài chính của phụ nữ khá lớn. Tuy nhiên, họ gặp khó khăn về tiếp cận nguồn vốn, áp lực trả nợ, thiếu hụt kiến thức kinh doanh.
Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh giá tham chiếu trong phiên đấu thầu vàng ngày mai

Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh giá tham chiếu trong phiên đấu thầu vàng ngày mai

Sau thông báo hủy phiên đấu thầu vàng sáng nay 22/4, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có động thái mới, giảm giá tham chiếu xuống còn 80,70 triệu đồng/lượng.
Lo ngại quy định về cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn sẽ nảy sinh vướng mắc

Lo ngại quy định về cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn sẽ nảy sinh vướng mắc

Góp ý Dự thảo Quyết định về cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn, VCCI lo ngại sẽ nảy sinh nhiều vướng mắc khi thực hiện quy định.
Nóng: Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng miếng SJC, chuyển sang ngày mai 23/4

Nóng: Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng miếng SJC, chuyển sang ngày mai 23/4

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định nên Ngân hàng Nhà nước đã hủy thông báo đấu thầu vàng miếng SJC.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động