Kinh tế Lào Cai bứt phá nhờ đầu tư bài bản cho du lịch

Nhờ sự đầu tư bài bản cho du lịch, Lào Cai không chỉ đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống đầy ấn tượng mà còn trở thành địa phương có mức tăng trưởng kinh tế đứng top đầu khu vực trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2020.

Những mảnh đời đổi thay...

"Du lịch đã cứu cuộc đời tôi” - anh Vàng Seo Chô - một người dân tộc ở thị xã trong sương Sa Pa nhắc lại nhiều lần trong câu chuyện với chúng tôi. Vàng Seo Chô kể, tốt nghiệp trung cấp du lịch năm 2011, anh trở về quê hương gây dựng sự nghiệp. Thời điểm đấy, Sa Pa chỉ là điểm đến của các phượt thủ, khách quốc tế, dịch vụ du lịch còn thưa vắng, Vàng Seo Chô chẳng tìm được “đất dụng võ”.

Sau khi thử đủ thứ nghề vẫn không đủ sống, năm 2016, anh quyết tâm học thêm ngoại ngữ để quay lại làm du lịch. Đó cũng là lúc công trình cáp treo Fansipan kết nối Sa Pa với “nóc nhà Đông Dương” khánh thành.

Kinh tế Lào Cai bứt phá sau 5 năm đầu tư cho du lịch
Cáp treo Fansipan - tuyến cáp mang đến sự đổi thay cho du lịch Lào Cai

Sự kiện này mở ra cơ hội cho Vàng Seo Chô. Khách đến Sa Pa ngày một đông, anh mạnh dạn gom vốn và vay thêm bạn bè, đầu tư gần 800 triệu đồng làm Chô homestay. Chỉ một năm sau, Vàng Seo Chô không những trả được nợ mà còn dư vốn để tiếp tục đầu tư mở rộng homestay, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương. “Tôi có được cơ ngơi như hôm nay đều nhờ làm du lịch. Không chỉ có thêm thu nhập, vươn lên làm giàu, tôi còn giúp cho nhiều người dân nơi đây thoát nghèo” - anh Vàng Seo Chô tâm sự.

Đi vào hoạt động tại Sa Pa từ năm 2008, Sapa Green khi đó là một nhà nghỉ nhỏ quy mô 20 phòng và một spa. Vài năm sau đó, Sapa Green vẫn chủ yếu phục vụ khách nội tỉnh, khách phượt, doanh thu không đáng là bao. Năm 2016, Sapa Green được đầu tư mở rộng để trở thành một khách sạn quy mô tăng gấp 3 lần với 60 phòng ngủ, 40 phòng spa và một nhà hàng công suất 200 thực khách để phù hợp với tình hình mới của thị trường.

Khi du lịch Sa Pa ngày càng khởi sắc, không chỉ Sapa Green mà các khách sạn trên địa bàn luôn trong tình trạng full phòng, đặc biệt là dịp cuối tuần, lễ tết. “5 năm trở lại đây cuộc sống của tôi thay đổi rất là nhiều. Đầu tiên là kinh tế từ du lịch, cuộc sống của tôi khá giả hơn, có tiền tái đầu tư cho các dịch vụ khác”- bà Trần Thị Thanh - Trưởng bộ phận kinh doanh khách sạn Sapa Green chia sẻ.

Bứt phá từ du lịch

Thực tế, không chỉ cuộc đời những người dân tộc như anh Vàng Seo Chô và diện mạo của những cơ sở lưu trú như Sapa Green đã “lột xác” nhờ du lịch. Kinh tế Lào Cai và cuộc sống của nhiều dân nghèo nơi đây đã đổi khác, cũng bởi có sự đầu tư đúng đắn, bài bản cho ngành du lịch của địa phương này.

Kinh tế Lào Cai bứt phá sau 5 năm đầu tư cho du lịch
Khu du lịch Sun World Fansipan Legend hai năm liên tục được vinh danh là “Điểm đến văn hoá hàng đầu thế giới” (2019,2020) do World Travel Awards trao tặng

Sự ra đời của cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đi vào hoạt động từ tháng 9/2014) và cáp treo Fansipan năm 2016 chính là những cột mốc khởi đầu cho sự thăng hoa đó. Ngay trong năm cáp treo khánh thành, du lịch Lào Cai đón lượng khách cao kỷ lục: 2,7 triệu lượt, doanh thu 6.405 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động. 5 năm sau đó, từ 2016 đến 2020, tỉnh này chứng kiến một cuộc tăng tốc ngoạn mục về phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng.

Năm 2019, thời điểm chưa bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, Lào Cai đón hơn 5,1 triệu lượt khách du lịch, cao gần gấp đôi tổng lượng khách năm 2016; tổng doanh thu đạt 19.203 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với 4 năm trước… Du lịch đã và đang đưa mảnh đất hiền hòa vùng Tây Bắc Tổ quốc vượt khó đi lên.

“Từ năm 2016, tốc độ tăng trưởng du lịch Lào Cai ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là từ khi có tuyến cao tốc từ Hà Nội đến Lào Cai thì rất nhiều doanh nghiệp lớn, trong đó có Sun Group bắt đầu quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, sản phẩm du lịch, chính quyền địa phương cũng đầu tư phát triển hệ thống giao thông đô thị, nâng cấp dịch vụ... Nhờ đó, lượng khách đến Sa Pa đã tăng gấp 5-7 lần so với cùng kì năm 2016” - ông Phạm Cao Vỹ Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Sa Pa cho hay.

Bước sang năm 2020, bất chấp đại dịch Covid-19, Sa Pa trở thành quán quân của ngành du lịch phía Bắc (trừ thủ đô Hà Nội) về chỉ số doanh thu/đầu khách, vượt qua cả những thành phố nổi tiếng khác như Hạ Long, Sầm Sơn, Đồ Sơn...

Không chỉ du lịch, các chỉ tiêu kinh tế xã hội khác của tỉnh đều bứt tốc đáng kinh ngạc. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm theo chiều thẳng đứng, từ 34,3% năm 2016 xuống còn 8,46% năm 2020, đạt trên 147% so với mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lào Cai đạt 6,31%, đứng thứ 2 khu vực trung du và miền núi phía Bắc (sau Bắc Giang), thuộc nhóm các tỉnh có tăng trưởng cao trong cả nước. Bình quân giai đoạn 2015-2020, tăng trưởng GRDP đạt 10,02%/năm.

Hành trình bứt tốc đáng kinh ngạc của kinh tế Lào Cai sau 5 năm mang dấu ấn ấn rõ nét của những “cánh chim đầu đàn” như Sun Group, thông qua những công trình, dự án đẳng cấp, quy mô mà điển hình nhất là Khu du lịch Sun World Fansipan Legend, với hệ thống cáp treo Fansipan đạt 2 kỷ lục thế giới.

Nhìn nhận vấn đề này, ông Hầu A Lềnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khoá IX, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nhận định, Sun World Fansipan Legend là công trình thế kỉ, đã góp phần to lớn thúc đẩy du lịch Sa Pa, Lào Cai nói riêng và các tỉnh Tây Bắc nói chung phát triển đúng hướng trong 5 năm qua.

"Công trình thế kỉ này cũng góp phần đẩy mạnh phát triển dịch vụ, mang đến Sa Pa một diện mạo mới, khai thác các tiềm năng sẵn có ở địa phương, trong đó có nguồn nhân lực là đồng bào các dân tộc thiểu số, giúp giải quyết việc làm, thay đổi nhận thức làm kinh tế cho bà con" - ông Hầu A Lềnh nói.

Sự bứt phá ngoạn mục của kinh tế Lào Cai những năm qua, có thể nói phần lớn là nhờ định hướng đúng đắn của chính quyền địa phương, khi quyết tâm đầu tư cho du lịch như một ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời tạo điều kiện cho những nhà đầu tư có tâm, có tầm, trong đó có Sun Group. Cách làm này sau đó đã trở thành mô hình tham khảo hữu ích cho các địa phương miền núi Tây Bắc khác, trên con đường tìm định hướng phát triển kinh tế.

Quỳnh Nga

Tin mới nhất

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố cho rằng, thời gian qua, cộng đồng Hồi giáo thành phố đã có đóng góp lớn vào sự phát triển chung của TP. Hồ Chí Minh.
Về sinh hoạt và tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam

Về sinh hoạt và tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam

Trải qua một quá trình dài hình thành và phát triển, tín ngưỡng và tôn giáo cùng với những biểu hiện sinh hoạt của nó ở Việt Nam đã tạo ra những nét đặc sắc.
Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Chiếm 7% dân số cả nước, đồng bào công giáo Việt đang đồng hành cùng các tôn giáo khác phát triển kinh tế đất nước – xã hội.
Lễ Sen Dolta: Thắt chặt thêm tình đoàn kết của cộng đồng người Khmer

Lễ Sen Dolta: Thắt chặt thêm tình đoàn kết của cộng đồng người Khmer

Những ngày này, đồng bào Khmer khắp nơi trên cả nước hân hoan đón mừng lễ Sen Dolta nhằm bày tỏ lòng biết ơn ông bà tổ tiên, thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng.
Những chuyển biến lớn trong pháp luật để đảm bảo tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam

Những chuyển biến lớn trong pháp luật để đảm bảo tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam

Sự phát triển của tôn giáo, tín ngưỡng ngày càng đòi hỏi việc hoàn thiện về pháp luật nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng của người Việt.

Tin cùng chuyên mục

Bài 3: Không để lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây mất trật tự an ninh biên giới

Bài 3: Không để lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây mất trật tự an ninh biên giới

Nhờ gần dân, bám sát dân, chăm lo đời sống cho nhân dân, cùng với công tác dân vận, an ninh, an toàn khu vực biên giới của Hà Giang được giữ vững và ổn định.
Đồng bào Công giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế

Đồng bào Công giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế

Phong trào thi đua yêu nước, sống "Tốt đời đẹp đạo" của đồng bào Công giáo đã phát triển rộng khắp, nổi bật là phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói giảm nghèo.
Bài 2: Xây dựng vành đai biên giới mềm từ “lòng dân”

Bài 2: Xây dựng vành đai biên giới mềm từ “lòng dân”

Nhờ thực hiện tốt phương châm “3 bám, 4 cùng”, Bộ đội BP Hà Giang đã từng bước tạo dựng niềm tin trong đồng bào dân tộc, góp phần bảo vệ an ninh biên giới.
Bài 1: Bộ đội biên phòng Hà Giang - lan tỏa những mô hình giúp dân phát triển kinh tế

Bài 1: Bộ đội biên phòng Hà Giang - lan tỏa những mô hình giúp dân phát triển kinh tế

Thời gian qua Bộ đội Biên phòng Hà Giang đẩy mạnh công tác giúp dân phát triển kinh tế, từng bước xóa đói giảm nghèo, góp phần cải thiện đời sống cho bà con...
Sóc Trăng: Niềm vui nhân đôi mừng lễ hội truyền thống Sene Dolta của đồng bào Khmer

Sóc Trăng: Niềm vui nhân đôi mừng lễ hội truyền thống Sene Dolta của đồng bào Khmer

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng Đoàn Công tác thăm Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng nhân dịp Lễ Sene Dolta của đồng bào Khmer.
400 đại biểu chính thức tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam

400 đại biểu chính thức tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam

Đại hội đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ tổ quốc lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2023-2028) sẽ diễn ra trong 2 ngày 11, 12/10, tại Hà Nội.
Ninh Thuận sắp tổ chức lễ hội Katê của người Chăm

Ninh Thuận sắp tổ chức lễ hội Katê của người Chăm

Lễ hội Katê năm 2023 của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn tại tỉnh Ninh Thuận sẽ tổ chức vào các ngày 13, 14, 15 tháng 10.
Đồng Tháp: Phát huy vai trò của phụ nữ theo tôn giáo, hình thành nhiều mô hình, sáng kiến trong đời sống

Đồng Tháp: Phát huy vai trò của phụ nữ theo tôn giáo, hình thành nhiều mô hình, sáng kiến trong đời sống

Nhiều mô hình mới, cách làm hay của phụ nữ theo tôn giáo đã phát huy truyền thống “tốt đời, đẹp đạo”, đóng góp nguồn lực, chung tay phát triển kinh tế - xã hội.
Độc đáo cây mộc thần của người Raglai ở Khánh Hòa

Độc đáo cây mộc thần của người Raglai ở Khánh Hòa

Cổ thụ hơn 500 năm tuổi trên núi tại Khánh Hòa được người Raglai gọi tôn kính là Mộc thần, gắn liền với đời sống tín ngưỡng của người dân nơi đây.
Lỗ hổng quản lý từ vụ giả tu sĩ Phật giáo của ông Nguyễn Minh Phúc

Lỗ hổng quản lý từ vụ giả tu sĩ Phật giáo của ông Nguyễn Minh Phúc

Việc giả danh nhà sư, lợi dụng hình ảnh phật giáo, tu sĩ để trục lợi, làm giảm uy tín Phật giáo cho thấy những lỗ hổng trong công tác quản lý.
3 xu hướng chính thúc đẩy sự phát triển của mỹ phẩm halal ở Đông Nam Á

3 xu hướng chính thúc đẩy sự phát triển của mỹ phẩm halal ở Đông Nam Á

Đông Nam Á, nơi có hơn 240 triệu người tiêu dùng theo đạo Hồi, sẽ trở thành thị trường chiếm ưu thế cho ngành công nghiệp làm đẹp halal.
Thanh Hóa: Huy động lực lượng công an bảo đảm an ninh, trật tự tại Lễ hội Hàn Sơn

Thanh Hóa: Huy động lực lượng công an bảo đảm an ninh, trật tự tại Lễ hội Hàn Sơn

Lễ hội Hàn Sơn được tổ chức từ ngày 1 đến 12/6 (âm lịch) hằng năm, thu hút đông khách thập phương. Lực lượng công an đã được huy động bảo đảm an ninh trật tự.
Đại hội đại biểu Người công giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh lần thứ VIII

Đại hội đại biểu Người công giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh lần thứ VIII

Ngày 26/6, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Đại hội đại biểu người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lần thứ VIII.
Đông đảo tăng ni, phật tử tham dự lễ Phật đản tại Làng Văn hóa

Đông đảo tăng ni, phật tử tham dự lễ Phật đản tại Làng Văn hóa

Ngày 3/6, rất đông tăng ni, phật tử đến dự lễ Phật đản (Phật lịch 2567- Dương lịch 2023) tại quần thể chùa Khmer, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh, nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu

Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh, nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu

Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh không chỉ là nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu mà còn là hoạt động văn hóa dân gian đậm bản sắc quê hương vùng Kinh Bắc.
Ngắm bộ sưu tập điêu khắc tượng Phật trên vỏ ốc mang về từ Trường Sa

Ngắm bộ sưu tập điêu khắc tượng Phật trên vỏ ốc mang về từ Trường Sa

Bộ sưu tập điêu khắc tượng Phật tại tỉnh Khánh Hòa với 70 tác phẩm độc đáo trên vỏ ốc tai tượng được mang về từ Trường Sa vừa xác lập kỷ lục Việt Nam.
3 di sản văn hoá vừa được bổ sung vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia

3 di sản văn hoá vừa được bổ sung vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia

3 di sản văn hoá vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Người dân nô nức về dự lễ hội Tháp Bà Ponagar

Người dân nô nức về dự lễ hội Tháp Bà Ponagar

Đông đảo người dân và du khách thập phương đã cùng hành hương về Lễ hội Tháp Bà Ponagar, nhằm tưởng nhớ công ơn của Thiên Y Ana Thánh Mẫu.
Ý nghĩ nhân văn trong lễ bỏ mả của người Raglai

Ý nghĩ nhân văn trong lễ bỏ mả của người Raglai

Lễ bỏ mả là nghi thức quan trọng nhất trong các nghi lễ vòng đời của người Raglai, chứa đựng những yếu tố văn hóa nghệ thuật và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Lễ hội Yang Pơtao Apui: Cầu mưa trên núi thần – Văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của người Jrai

Lễ hội Yang Pơtao Apui: Cầu mưa trên núi thần – Văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của người Jrai

Lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui là một trong những nghi lễ quan trọng của người dân tộc Jrai, nhằm cầu mưa thuận gió hòa, đời sống ấm no, sức khỏe, bình an...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động