Nỗi thất vọng từ nhiều đại dự án thủy nông ở Tây Nguyên

Kỳ 3: Kho nước lớn nhất Tây Nguyên thiếu… vùng tưới

Hồ thủy lợi Ia Mơr, ở huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai có khoảng 180 triệu m3. Đây được xem là kho nước lớn nhất Tây Nguyên.
Kỳ 1: Dự án thủy lợi 305,5 tỉ đồng thành… “thủy hại” Kỳ 2: Ngổn ngang dự án thủy lợi 4.400 tỉ đồng kéo dài 13 năm vẫn… chưa xong

Hồ thủy lợi Ia Mơr, ở huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai có khoảng 180 triệu m3. Đây được xem là kho nước lớn nhất Tây Nguyên nhưng nhiều năm qua chưa hoạt động hết công suất vì vùng tưới là 4.700ha đất rừng đang tái sinh mạnh mẽ, chưa được chuyển đổi thành đất nông nghiệp.

Kỳ 3: Kho nước lớn nhất Tây Nguyên thiếu… vùng tưới
Hiện còn hơn 4.757ha rừng thuộc vùng tưới hồ Ia Mơr (nằm trong phạm vi diện tích 4.898ha đất tự nhiên vùng dự án) chưa thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng rừng thành vùng sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Chí Dũng

Dự án 3.000 tỉ đồng “đếm sai cua trong lỗ”

Dự án hồ thủy lợi Ia Mơr được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt vào tháng 10/2005, từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ với tổng mức đầu tư các giai đoạn lên tới 3.000 tỉ đồng. Công trình thủy lợi Ia Mơr có khoảng 2.800ha diện tích mặt nước, dung tích chứa khoảng 180 triệu m3.

Sau khi dự án hoàn thành sẽ cung cấp nước tưới cho hơn 12.500ha của huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai và huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk; đồng thời cấp nước sinh hoạt cho 50.000 người dân khu vực quanh hồ chứa và đường kênh. Ngoài ra, công trình còn giúp bảo đảm môi trường và kết hợp giảm lũ hạ du, phát điện, nuôi trồng thủy sản, du lịch…

Đến nay, Dự án Ia Mơr đã hoàn thành giai đoạn 1 và giai đoạn 2 bảo đảm đủ năng lực cấp nước tưới cho 14.347ha. Khu tưới thực tế đã hình thành, người dân đang sản xuất nông nghiệp khoảng 9.449ha (đạt 66%). Như vậy, dự án hồ thủy lợi 3.000 tỉ đồng này đã cầm đèn chạy trước ô tô vì chưa có vùng tưới (còn khoảng 34% trữ lượng nước chưa được khai thác, sử dụng).

Để bảo đảm dự án đi vào hoạt động hiệu quả thì phải chuyển đổi hơn 4.757ha rừng thuộc vùng tưới hồ Ia Mơr (nằm trong phạm vi diện tích 4.898ha đất tự nhiên vùng dự án) thành vùng sản xuất nông nghiệp.

Thế nhưng oái ăm thay, trong quá trình chờ cơ quan chức năng chuyển đổi thành đất nông nghiệp, hơn 4.700ha rừng tại đây bắt đầu tái sinh xanh tốt và hình thành vùng sinh thái lâm sinh mới. Nhiều khu vực cây rừng đã lớn, có đường kính từ 20-50cm.

Kỳ 3: Kho nước lớn nhất Tây Nguyên thiếu… vùng tưới
Công trình Hồ thủy thủy lợi Ia Mơr có khoảng 2.800ha diện tích mặt nước, dung tích chứa khoảng 180 triệu m3 nước nhưng chưa phục vụ hết công suất vì thiếu vùng tưới. Ảnh: Chí Dũng

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Mơr, phần lớn diện tích rừng và đất rừng đang đề nghị quy hoạch thành vùng tưới cho Hồ thủy lợi Ia Mơr là hơn 4.700ha, nằm hoàn toàn trên địa bàn xã Ia Mơr.

Cụ thể, vị trí rừng và đất rừng chờ chuyển đổi mục đích sử dụng nằm dọc hai bên bờ kênh (đoạn từ cầu kênh số 1 đến cầu kênh số 2) thuộc hệ thống kênh dẫn nước về xã Ia Lốp, tỉnh Đắk Lắk. Trong lúc chờ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền quyết định, chính quyền địa phương xã Ia Mơ đang phối hợp với các cơ quan chức năng khác, quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt cho 4.757ha rừng không để người dân xâm chiếm.

Ông Lưu Trung Nghĩa, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho biết, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng thuộc thẩm quyền giải quyết của Quốc hội. Việc rừng tái sinh phát triển, giữ độ che phủ của rừng, ngành nông nghiệp tỉnh vẫn sẽ ủng hộ, bảo vệ.

Hiện tại trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2020-2025 chưa có vốn bố trí cho việc thiết kế vùng tưới bao gồm: Xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng, kênh dẫn, khai hoang đồng ruộng, nơi cư trú cho người dân bản địa….

Nếu chuyển đổi 4.700ha đất có rừng sang đất nông nghiệp thì cũng cần đến… 6.000 tỉ đồng để tiếp tục công cuộc thiết kế vùng tưới. Đây là số tiền lớn cần phải được Quốc hội thông qua.

“Quan điểm của tỉnh là cũng muốn có vùng tưới cho công trình thủy lợi Ia Mơr, để phát triển kinh tế xã hội địa phương. Nếu Quốc hội đồng ý cho chuyển đổi diện tích 4.700ha đất rừng qua đất nông nghiệp mà không tiếp tục có thêm nguồn vốn lớn để bố trí việc thiết kế vùng tưới thì cũng khó khăn cho tỉnh”, ông Nghĩa nói.

Kỳ 3: Kho nước lớn nhất Tây Nguyên thiếu… vùng tưới
Hơn 20 năm nay, người dân ở vùng kinh tế mới ở xã Ia Rvê, huyện Ea Súp thiếu nước sản xuất trầm trọng nên lẩn quẩn đói nghèo. Ảnh: Chí Dũng

Phương án đã có nhưng chưa chốt hạ

Cách kho nước lớn nhất Tây Nguyên chỉ 15km, ở xã Ia Rvê, huyện Ea Súp, Đắk Lắk có cả chục ngàn ha đất nông nghiệp thiếu nước sản xuất. Thế nên, ở đây đang có hơn 4.200 người dân đi kinh tế mới nhưng thuộc diện đói nghèo. Nếu được đầu tư kênh mương thủy lợi thì có thể mở ra một tương lai tương sáng cho hàng ngàn người dân ở khu vực này.

Hiện nay, ở xã Ia Rvê, huyện Ea Súp đã hình thành vùng tưới vượt quy mô dự án. Điều đáng nói, trong tương lai ở khu vực xã Ia Rvê còn được dự kiến phát triển thành khu nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, đơn vị kinh tế 737 dự kiến sẽ chuyển về cho địa phương diện tích khoảng 8.700ha, còn người dân xã Ia Rvê đang canh tác khoảng 6.600ha...

Trớ trêu thay, nhiều năm qua, do chưa có hệ thống thủy lợi nên đất đai ở xã Ia Rvê thường xuyên phải bỏ hoang vì không có nước tưới cho các loại cây trồng. Mọi hoạt động sản xuất chỉ chờ đến khi mưa xuống mới mong có sự hiệu quả. Do đó, đến năm 2021, toàn xã Ia Rvê vẫn còn trên 50% số hộ, với 4.235 người dân lẩn quẩn trong cảnh đói nghèo.

Năm 2002, ông Trần Văn Quyết, cùng nhiều người dân trong thôn 7 từ nhiều tỉnh thành trong cả nước lên xã Ia Rvê làm kinh tế mới. Khi lên đây, do không có nước sản xuất nên bà con nông thôn đã tìm đến khu vực ven suối, sình lầy… để trồng cây điều, cây ăn trái. Tuy nhiên, do mùa khô kéo dài hơn 6 tháng, trong khi không có hồ đập thủy lợi nên các loại cây trồng không phát triển ổn định, cho năng suất rất thấp.

“Toàn thôn có hơn 100 hộ gia đình sinh sống nhưng chỉ có 2 hộ gia đình thoát nghèo. 2 hộ gia đình này cán bộ đang làm việc ở UBND xã. Mặc dù có nhiều đất sản xuất nhưng nguyên nhân khiến người dân kinh tế mới chúng tôi luẩn quẩn trong đói nghèo là do không có nước sản xuất” – ông Quyết tâm sự.

Trước mắt, để giải quyết khó khăn cho người dân vùng kinh tế mới xã Ia Rvê, các cấp ngành của tỉnh Đắk Lắk đã có những phương án đề xuất như kéo dài hệ thống kênh chính, kênh nhánh để mở rộng khu tưới cho hồ thủy lợi Ia Mơr (tỉnh Gia Lai) về đến xã Ia Rvê, huyện Ea Súp. Trong đó, diện tích được hưởng lợi từ dự án này là khoảng 3.500ha.

Để làm được điều này, thì các cấp ngành phải đồng ý xây dựng hệ thống công trình chuyển nước (trạm bơm và hệ thống đường ống) lấy nước trực tiếp từ phía trái lòng hồ Ia Mơr để tưới cho cây trồng ở xã Ia Rvê.

Theo tính toán của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, nếu đầu tư hệ thống kênh mương từ hồ thủy lợi Ia Mơr về xã Ia Rvê thì sẽ có 1.850ha tưới theo hình thức tự chảy, 1.650ha tưới động lực, 1257,5ha diện tích dọc ven kênh chính Đông.

"Việc triển khai dự án này sẽ góp phần thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực, an ninh quốc phòng, ổn định đời sống bà con vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới huyện Ea Súp" - Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết.

Thế nhưng, thay vì đồng ý với phương án này thì các cơ quan chức năng đang "phân vân" giữa việc chờ tỉnh Gia Lai chuyển đổi đất rừng thành vùng tưới hay đầu tư tuyến kênh mới (khác với thiết kế ban đầu) cho người dân vùng kinh tế mới nghèo khó ở tỉnh Đắk Lắk được hưởng lợi.

Kỳ 3: Kho nước lớn nhất Tây Nguyên thiếu… vùng tưới
Nhiều diện tích đất nông nghiệp ở xã Ia Rvê “bỏ hoang“, người dân chờ khi mùa mưa tới thì mới có thể gieo trồng các loại cây trồng. Ảnh: Chí Dũng
Chia sẻ về việc này, lãnh đạo xã Ia Rvê cho rằng, việc cấp nước cho địa phương là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm ổn định vùng kinh tế mới đã hình thành hơn 20 năm nay. Ở xã Ia Lốp, ngay bên cạnh địa phương đã có kênh mương thủy lợi dẫn nước từ hồ thủy lợi Ia Mơr về cho người dân sử dụng. Nhờ đó, người dân ở xã Ia Lốp đã có nước sản xuất, từng bước được "đổi đời".

Còn ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch UBND huyện Ea Súp khẳng định, địa phương mong muốn được bổ sung xã Ia Rvê thành khu tưới nhằm giúp người dân có tư liệu sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Chí Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Đắk Lắk

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phạt tiền chủ khu du lịch tâm linh Đại Tùng Lâm, Hoa Sen mất 461 tỷ vốn hóa

Phạt tiền chủ khu du lịch tâm linh Đại Tùng Lâm, Hoa Sen mất 461 tỷ vốn hóa

Đầu tư Hoa Sen - chủ dự án khu du lịch tâm linh Đại Tùng Lâm của ông Lê Phước Vũ bị phạt tiền vì vi phạm lĩnh vực khoáng sản. Cùng lúc, HSG mất 461 tỷ vốn hóa.
Vụ Tiktok

Vụ Tiktok ''Vua quạt'': Tạm giữ một người chống đối, niêm phong nhiều sản phẩm

Liên quan tới vụ Tiktoker ''Vua quạt'', cơ quan công an đã tạm giữ một người chống đối, đồng thời niêm phong, tạm giữ nhiều sản phẩm.
Thanh Hóa: Phá đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả

Thanh Hóa: Phá đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả

Công an TP. Thanh Hoá vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 8 đối tượng về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm”.
Bắc Giang: Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản loạt doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn

Bắc Giang: Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản loạt doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn

Ngày 17/4, Cục Thuế tỉnh Bắc Giang vừa công bố quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản loạt doanh nghiệp nợ thuế.
Quảng Ninh: Tạm hoãn xuất cảnh loạt giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Quảng Ninh: Tạm hoãn xuất cảnh loạt giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Ngày 17/4, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh thông tin về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với loạt giám đốc các doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục

Long An: Công ty Xây dựng Hoàng Gia Hân bị cưỡng chế thuế hơn 9,4 tỷ đồng

Long An: Công ty Xây dựng Hoàng Gia Hân bị cưỡng chế thuế hơn 9,4 tỷ đồng

Nợ thuế quá hạn hơn 9,4 tỷ đồng, Công ty Xây dựng Hoàng Gia Hân vừa bị Cục Thuế tỉnh Long An ra quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
Phát hiện hàng chục căn liền kề sai phép tại Dự án Louis City Hoàng Mai

Phát hiện hàng chục căn liền kề sai phép tại Dự án Louis City Hoàng Mai

Lực lượng chức năng quận Hoàng Mai và TP. Hà Nội đã kiểm tra, phát hiện hàng chục căn liền kề tại Dự án Louis City Hoàng Mai xây dựng sai giấy phép.
Quảng Nam: Rà soát các công trình, dự án liên quan đến Tập đoàn Thuận An

Quảng Nam: Rà soát các công trình, dự án liên quan đến Tập đoàn Thuận An

UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu rà soát các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn có liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An.
Bạc Liêu: Cưỡng chế thuế các doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn

Bạc Liêu: Cưỡng chế thuế các doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn

Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu vừa công bố các quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, ngừng sử dụng hóa đơn đối với các doanh nghiệp nợ thuế.
Sự việc Tiktok "Vua quạt": Diễn biến mới và góc nhìn dư luận

Sự việc Tiktok "Vua quạt": Diễn biến mới và góc nhìn dư luận

Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh đang làm rõ hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm của Tiktok "Vua quạt". Tuy nhiên, dư luận có những góc nhìn khác nhau...
Thanh Hóa: Vì sao Khu dịch vụ thương mại - siêu thị kết hợp chợ giữa thành phố bỏ hoang nhiều năm?

Thanh Hóa: Vì sao Khu dịch vụ thương mại - siêu thị kết hợp chợ giữa thành phố bỏ hoang nhiều năm?

Khu dịch vụ thương mại- siêu thị kết hợp chợ (Thanh Hóa) hoàn thành năm 2020, nhưng đến nay chưa thể đi vào hoạt động vì chủ đầu tư xây dựng sai thiết kế.
Bắt một số cán bộ liên quan đến vụ việc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

Bắt một số cán bộ liên quan đến vụ việc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã bắt một số cán bộ về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Nhận hối lộ”.
TP. Hồ Chí Minh: Xử phạt, tiêu hủy lô mỹ phẩm của Công ty Chi Chi

TP. Hồ Chí Minh: Xử phạt, tiêu hủy lô mỹ phẩm của Công ty Chi Chi

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa có quyết định xử phạt, thu hồi và buộc tiêu hủy lô hàng kem dưỡng trắng da Young One của Công ty TNHH Hoá mỹ phẩm Chi Chi.
Vĩnh Long: Công khai danh sách 130 người nộp thuế nợ tiền thuế

Vĩnh Long: Công khai danh sách 130 người nộp thuế nợ tiền thuế

Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long thông tin, Chi cục Thuế Khu vực I vừa có thông báo công khai danh sách 130 người nộp thuế nợ tiền thuế trên địa bàn đến thời điểm 31/3.
Cựu Giám đốc CDC Khánh Hoà lĩnh án 3 năm 6 tháng tù

Cựu Giám đốc CDC Khánh Hoà lĩnh án 3 năm 6 tháng tù

Cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Khánh Hòa Huỳnh Văn Dõng bị phạt 3 năm 6 tháng tù về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Đồng Tháp: Thông báo tạm hoãn xuất cảnh giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Đồng Tháp: Thông báo tạm hoãn xuất cảnh giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp thông tin, Chi cục Thuế Khu vực 5 vừa thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với loạt 6 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn.
Hà Nội: Công ty TNHH Gỗ An Lạc bị xử phạt thêm 40 triệu đồng

Hà Nội: Công ty TNHH Gỗ An Lạc bị xử phạt thêm 40 triệu đồng

UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) xử phạt Công ty TNHH Gỗ An Lạc thêm số tiền 40 triệu đồng do thi công chưa có thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy.
Công trình 25 tầng được miễn phép: Hà Nội vẫn loay hoay xác định giá đất

Công trình 25 tầng được miễn phép: Hà Nội vẫn loay hoay xác định giá đất

Dự án tại ô đất 3.10-NO Lê Văn Lương đã khởi công xây dựng được hơn 20 tầng, nhưng tới nay các ngành chức năng Hà Nội vẫn đang loay hoay xác định giá đất.
Đắk Lắk: Khởi tố đối tượng lừa đảo trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá

Đắk Lắk: Khởi tố đối tượng lừa đảo trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá

Công an tỉnh Đắk Lắk vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Trần Thị Thuý vì có hành vi lừa đảo trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa
Thanh Hóa: Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mua, bán hàng có giá trị lớn trên không gian mạng

Thanh Hóa: Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mua, bán hàng có giá trị lớn trên không gian mạng

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xảy ra nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức mua, bán hàng hóa có giá trị lớn trên không gian mạng.
Cần Thơ: Bắt kẻ giả danh trung tá công an lừa tình, lừa tiền nhiều phụ nữ

Cần Thơ: Bắt kẻ giả danh trung tá công an lừa tình, lừa tiền nhiều phụ nữ

Thông qua mạng xã hội, Nguyễn Văn Tuấn (ngụ tại thị trấn Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ) giả danh trung tá công an để lừa tình, lừa tiền nhiều phụ nữ.
Bình Thuận công bố danh sách các dự án vi phạm pháp luật đất đai

Bình Thuận công bố danh sách các dự án vi phạm pháp luật đất đai

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận vừa công bố công khai 6 dự án có vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn tỉnh, trong đó có 4 dự án du lịch.
Thanh Hóa: Bắt 4 thanh niên về tội giữ người trái pháp luật

Thanh Hóa: Bắt 4 thanh niên về tội giữ người trái pháp luật

Công an huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 đối tượng để điều tra, làm rõ về hành vi bắt giữ người trái pháp luật.
Lào Cai: Tạm hoãn xuất cảnh giám đốc doanh nghiệp do nợ thuế

Lào Cai: Tạm hoãn xuất cảnh giám đốc doanh nghiệp do nợ thuế

Ngày 12/4, Cục Thuế tỉnh Lào Cai thông tin về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với giám đốc doanh nghiệp nợ thuế có trụ sở hoạt động trên địa bàn.
Hà Nội: Mất 200 triệu đồng vì sập bẫy lừa đảo cộng tác viên online

Hà Nội: Mất 200 triệu đồng vì sập bẫy lừa đảo cộng tác viên online

Nhận được lời mời làm cộng tác viên online, chị H. đã thực hiện theo hướng dẫn và chuyển gần 200 triệu đồng để làm nhiệm vụ, nhưng sau đó không rút được.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động