Lào Cai: Công nghiệp là điểm sáng trong phát triển kinh tế

Mặc dù chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nhưng sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều nỗ lực “vượt bão”, trở thành lĩnh vực có sự phục hồi nhanh, tăng trưởng khá và là điểm sáng, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh thời gian qua.

Trung tâm luyện kim, hóa chất của cả nước

Ông Hoàng Chí Hiền - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lào Cai - cho biết: Do ảnh hưởng kép của thời tiết khô hạn kéo dài và dịch bệnh Covid-19 nên hoạt động sản xuất công nghiệp giảm sút mạnh trong những tháng đầu năm 2020. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 5/2020, nhờ hoạt động tích cực của các doanh nghiệp và việc triển khai các biện pháp hỗ trợ trong việc nhập cảnh chuyên gia kỹ thuật, nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, máy móc, thiết bị và tiêu thụ sản phẩm nên hoạt động sản xuất đã được phục hồi và có tốc độ tăng trưởng cao.

Lào Cai: Công nghiệp là điểm sáng trong phát triển kinh tế
Sản xuất công nghiệp ở Lào Cai có nhiều nỗ lực "vượt bão"

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 đã vượt 2,4% kế hoạch, đạt 37.050,8 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2019, vượt 10,6% mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra đến năm 2020. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2.763,8 tỷ đồng. Khai thác quặng đồng đạt sản lượng cao do dự án đồng Tả Phời đưa vào hoạt động và mở rộng tuyển đồng Sin Quyền; khai thác apatit ổn định.

Đáng chú ý là sự phát triển của công nghiệp chế biến, chế tạo: Sản xuất phốt pho vàng, các loại phân bón, axit photphoric có sản lượng tăng cao; đặc biệt đã có thêm 1 nhà máy phốt pho đỏ đã hoàn thiện đi vào sản xuất tạo ra sản phẩm mới cho công nghiệp Lào Cai. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 26.380 tỷ đồng, vượt 6,3% kế hoạch, tăng 10,3% so với năm 2019, tiếp tục khẳng định Lào Cai là trung tâm luyện kim, hóa chất của cả nước.

Về sản xuất và phân phối điện: Đã phát huy được tiềm năng về thủy điện của tỉnh, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 7.907 tỷ đồng, vượt 3% kế hoạch, tăng 35,5% so với năm 2019. Có thêm 7 nhà máy hoàn thành (Minh Lương Thượng, Bắc Nà 1, Bắc Cuông, Ngòi Phát mở rộng, Suối Chút 2, Nậm Phàng B, Suối Chăn 1), nâng tổng số dự án hoàn thành là 61 dự án với tổng công suất lắp máy là 979,15MW. Sản lượng điện phát đạt 4.088,8 triệu kWh, vượt 20,3% kế hoạch, tăng 27,4% so với năm 2019. Đến nay, toàn tỉnh có 152/152 xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia; 96,2% số tổ, thôn, bản và 96,1% số hộ có điện lưới quốc gia.

Bên cạnh đó, được sự quan tâm phát triển, phát huy hiệu quả nguồn vốn khuyến công, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp của tỉnh đạt 2.976,2 tỷ đồng, vượt 0,9%, tăng 13,7% so với năm 2019. Hiện trên địa bàn có trên 5.768 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm cho trên 15.648 lao động, thu nhập bình quân trên 4 triệu đồng/người/tháng.

Trên địa bàn tỉnh có 3 khu công nghiệp đang hoạt động, tổng diện tích 1.285ha, gồm: Khu công nghiệp Bắc Duyên Hải có diện tích 85ha, lấp đầy đạt 100%; Đông Phố Mới có diện tích 100ha, lấp đầy đạt 96,7%; Tằng Loỏng có diện tích 1.100ha, lấp đầy đạt 79,2%. Đồng thời, 1 khu công nghiệp đang triển khai là khu công nghiệp phía Tây thành phố tại xã Phong Niên và Thái Niên, huyện Bảo Thắng, diện tích 1.000ha; 1 khu công nghiệp gia công, chế biến, đóng gói hàng hóa xuất nhập khẩu (thuộc khu vực Kim Thành - Bản Vược) được UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt tại Quyết định số 3222/QĐ-UBND ngày 23/9/2020 có diện tích 228ha.

Cùng với đó, hiện toàn tỉnh có 12 cụm công nghiệp với tổng diện tích 145,67ha đã được quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và đi vào hoạt động, trong đó có 3 cụm công nghiệp với tổng diện tích 30,5ha (Bắc Duyên Hải, Đông Phố Mới và Sơn Mãn - thành phố Lào Cai) đã thu hút 146 cơ sở sản xuất - kinh doanh, tỷ lệ lấp đầy đạt 100%, doanh thu hàng năm đạt gần 200 tỷ đồng, thu hút lao động trên 800 người, thu nhập bình quân đạt 4-4,5 triệu/người/tháng.

Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đạt 40.400 tỷ đồng

Năm 2021, tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp đạt 40.400 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2020; giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt 3.000 tỷ đồng, tăng 0,8% so với năm 2020. Để thực hiện mục tiêu, Sở Công Thương sẽ bám sát chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, đồng thời chủ động và phối hợp với các sở, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.

Bên cạnh đó, tham mưu các giải pháp về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp; tập trung kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai một số dự án công nghiệp trọng điểm, nhất là đẩy nhanh tiến độ các nhà máy: Sản xuất dây cáp điện công nghệ cao, cán kéo thép, tuyển Graphit để tạo ra sản phẩm cho giai đoạn sau; huy động các nguồn lực đầu tư cho các dự án hạ tầng trong lĩnh vực Công Thương, tập trung vào hạ tầng lưới điện, cụm công nghiệp, hạ tầng phục vụ xuất nhập khẩu; quản lý hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản nhằm giảm thiểu tác động môi trường, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ tài nguyên quốc gia.

Đặc biệt, tạo điều kiện phát triển công nghiệp phụ trợ; triển khai hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh tập trung vào nội dung: Hỗ trợ chính sách khuyến công, chú trọng hỗ trợ máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ, trình diễn kỹ thuật, thiết kế và sản xuất bao bì sản phẩm; đề xuất hình thành các vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo về chuyển giao công nghệ, sản xuất chế biến sản phẩm nghề truyền thống và các đặc sản địa phương, khởi sự doanh nghiệp, khởi sự kinh doanh, phát triển thương hiệu sản phẩm.

Ngoài ra, lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra tiến độ thực hiện đầu tư một số dự án thuỷ điện đang triển khai thi công và đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung vào 7 dự án thuỷ điện dự kiến hoàn thành trong năm 2021 gồm: Thuỷ điện Pa Ke, Nậm Lúc, Móng Sến, Bản Hồ, Pờ Hồ, Phúc Long, Bảo Nhai 2; kiểm tra, đôn đốc các nhà máy thủy điện thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý an toàn đập và hồ chứa thủy điện.

Trong năm 2021, tỉnh Lào Cai tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị sản xuất công nghiệp trước tình hình dịch Covid-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp, đồng thời, chỉ đạo các ngành, địa phương phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để các dự án công nghiệp sớm đưa vào hoạt động.
Quỳnh Nga

Tin mới nhất

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Với vai trò là bộ kinh tế đa ngành, thời gian qua, bên cạnh công tác chuyên môn, Bộ Công Thương đã nỗ lực xây dựng và triển khai các chương trình, đề án phát tr
Thúc đẩy ngành Halal Việt Nam phát triển chuyên nghiệp, toàn diện

Thúc đẩy ngành Halal Việt Nam phát triển chuyên nghiệp, toàn diện

Đề án phát triển ngành Halal đề ra định hướng mang tầm quốc gia về huy động nguồn lực phát triển ngành này một cách bài bản, chuyên nghiệp, toàn diện.
Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Tận dụng mọi cơ hội để quảng bá sản phẩm, hàng hoá thương hiệu Việt tới bạn bè quốc tế là phương châm hoạt động của các Tham tán thương mại Việt Nam.
Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Trong nhiều năm qua, vấn đề "nhân quyền" và "phát triển con người" ở Việt Nam thường xuyên bị các thế lực thù địch, cơ hội chính trị xuyên tạc, chống phá.
Dấu ấn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam

Dấu ấn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam

Dù ở thời kỳ lịch sử nào, Việt Nam cũng luôn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyềm biển đảo và đã đạt được nhiều dấu ấn đáng tự hào.

Tin cùng chuyên mục

Kết nối tăng tín dụng trên miền đất bazan

Kết nối tăng tín dụng trên miền đất bazan

Tăng trưởng tín dụng và hoạt động ngân hàng ở khu vực Tây Nguyên chưa được như kỳ vọng và cần có những giảii pháp cụ thể cho vấn đề này.
Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế

Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế

Từ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào Khmer đã vươn lên thoát nghèo, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của địa phương.
Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Cùng với việc triển khai các chương trình hỗ trợ bán hàng đa kênh, đối với khu vực miền núi, việc phát triển hạ tầng logistics là rất cần thiết và quan trọng.
Cần có giải pháp mang tính đột phá về văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh mới

Cần có giải pháp mang tính đột phá về văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh mới

Không chỉ là thành phố kinh tế năng động, TP. Hồ Chí Minh còn hội tụ văn hóa 54 dân tộc anh em; có nhiều người nước ngoài từ các quốc gia khác đến sinh sống...
Longform | Tự hào những thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới

Longform | Tự hào những thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới

Không chỉ định danh ở thị trường trong nước mà nhiều thương hiệu đã vươn mình trở thành niềm tự hào Việt Nam khi khẳng định được vị thế ở nước ngoài.
Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, xây dựng chợ miền núi, chợ vùng dân tộc phải gắn với du lịch và lan toả văn hoá để nâng cao hiệu quả.
Tỉnh Yên Bái nỗ lực đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

Tỉnh Yên Bái nỗ lực đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

Với vị trí địa lý thuận lợi, chính sách thu hút đầu tư cởi mở, tỉnh Yên Bái hiện là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Niềm tin và tự hào đã thúc đẩy Detech Coffee xây dựng và đưa thương hiệu cà phê của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi Sơn La tới người tiêu dùng.
Gia Lai: Kết nối cung cầu, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kết nối cung cầu, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai xác định thúc đẩy sản xuất kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua kết nối cung cầu các sản phẩm vùng miền, kết nối giao thương.
Đồng bào dân tộc Mông ở Sà Phìn (Hà Giang) phát triển kinh tế nhờ chính sách dân tộc

Đồng bào dân tộc Mông ở Sà Phìn (Hà Giang) phát triển kinh tế nhờ chính sách dân tộc

Cùng với triển khai các chính sách về phát triển kinh tế, đồng bào dân tộc tại Sà Phìn (Hà Giang) đã phát huy tinh thần tự lực, tự cường từng bước thoát nghèo.
Cao Bằng: Điểm đến, kết nối và phát triển

Cao Bằng: Điểm đến, kết nối và phát triển

Được ví như “viên ngọc xanh” của Đông Bắc, tỉnh Cao Bằng hấp dẫn du khách không chỉ bởi non nước hữu tình mà còn bởi nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc.
Giải pháp nào khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc?

Giải pháp nào khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc?

TS. Chu Xuân Giao, Viện Nghiên cứu Văn hoá, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam chia sẻ về giải pháp khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc
Phú Thọ phát huy hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa địa phương

Phú Thọ phát huy hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa địa phương

Phú Thọ xác định khai thác có hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa; phấn đấu đến năm 2030 là tỉnh phát triển hàng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Quảng Ngãi: Đưa sản phẩm miền núi đến với người tiêu dùng

Quảng Ngãi: Đưa sản phẩm miền núi đến với người tiêu dùng

Phiên chợ nhằm mục đích giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tôn vinh bản sắc văn hóa vùng miền, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Ngãi.
Đưa văn hoá vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc: Cần tổng hoà nhiều giải pháp

Đưa văn hoá vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc: Cần tổng hoà nhiều giải pháp

Bà Bế Hồng Vân - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách dân tộc, Ủy ban Dân tộc chia sẻ giải pháp đưa giá trị văn hoá vào sản xuất tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc
Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Việc gắn giá trị văn hóa trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giúp sản phẩm dễ dàng được tiêu thụ trong và ngoài nước.
Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Chọn khởi nghiệp từ sản phẩm chè Suối Giàng của miền núi Yên Bái, Hợp tác xã hệ sinh thái du lịch Suối Giàng đã hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho bà con.
Thương cảng Hội An: Từ thương cảng xưa để nhìn về phát triển kinh tế biển ngày nay

Thương cảng Hội An: Từ thương cảng xưa để nhìn về phát triển kinh tế biển ngày nay

Những thập niên gần đây, giới khoa học trong nước, quốc tế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong nghiên cứu về Hội An và hệ thống thương cảng Việt Nam.
Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam

Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam

Việc nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam giữ vai trò quan trọng hàng đầu để hiện thực hóa khát vọng phát triển của đất nước.
Lào Cai: Phụ nữ Tày vùng cao Bản Liền - Bắc Hà tìm hướng giảm nghèo bền vững

Lào Cai: Phụ nữ Tày vùng cao Bản Liền - Bắc Hà tìm hướng giảm nghèo bền vững

Hội LH Phụ nữ xã Bản Liền đã tích cực tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên phụ nữ trên địa bàn tìm hướng làm ăn phù hợp, giảm nghèo bền vững.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động