Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

Ngày 6/9, tại tỉnh Ninh Bình đã diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.
Kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới diễn ra tại Ninh Bình do UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức.

Tham dự buổi lễ có Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, bà Audrey Azoulay, Tổng giám đốc UNESCO; Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cùng các đồng chí Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, ủy ban, văn phòng bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; lãnh đạo Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, các Tiểu ban trực thuộc Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.

Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới
Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Ảnh Báo Đại biểu Nhân dân

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng khẳng định, Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới diễn ra tại Ninh Bình trong bối cảnh UNESCO khuyến khích các quốc gia thành viên tổ chức kỷ niệm 50 năm Công ước, hướng tới Lễ kỷ niệm toàn cầu tại Florence, Italia vào tháng 11/2022. Sự kiện này dự kiến sẽ mở đầu cho chuỗi các hoạt động thế giới kỷ niệm Công ước 1972, và cũng đánh dấu 35 năm Công ước được thực thi ở Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh, Công ước 1972 về bảo vệ di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới của UNESCO là công ước quốc tế đầu tiên gắn khái niệm bảo vệ thiên nhiên với bảo tồn di sản văn hóa, mang đến một cách tiếp cận mới với những cơ sở pháp lý cần thiết, đảm bảo mối quan hệ cân bằng, hài hòa giữa con người với thiên nhiên, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Công ước giúp các nước thành viên gắn kết việc bảo vệ di sản với chiến lược quy hoạch, phát triển địa phương; bảo vệ bền vững không chỉ di sản thế giới mà còn bảo vệ những di sản văn hóa quốc gia.

Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các đồng chí lãnh đạo các ban, ủy ban, văn phòng bộ, ngành, đoàn thể Trung ương tham dự Lễ Kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Ảnh Báo Đại biểu Nhân dân

Việt Nam là thành viên của Tổ chức UNESCO từ năm 1976, tham gia Công ước Di sản Thế giới từ năm 1987. Trong suốt 35 năm qua, Việt Nam là thành viên tích cực tại các diễn đàn của UNESCO về di sản thế giới (với 4 lần đảm nhiệm vai trò thành viên của Hội đồng Chấp hành UNESCO tại các nhiệm kỳ) và là một trong 21 thành viên của Ủy ban Di sản thế giới, đặc biệt là 2 bên đã ký kết Bản ghi nhớ giữa Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2016-2020 nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thăm UNESCO năm 2015.

Để tiếp tục bảo đảm thực thi nghiêm túc những cam kết với Tổ chức UNESCO, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho hay, Việt Nam tích cực nghiên cứu, cập nhật những thay đổi của Hướng dẫn thực hiện Công ước và chủ trương, chính sách mới của UNESCO theo xu hướng hội nhập quốc tế; huy động nguồn lực, tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ giá trị nổi bật toàn cầu của các di sản.

Đối với các địa phương có di sản thế giới, cần thể hiện vai trò, đóng góp, trách nhiệm của mình hơn nữa, tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật và ứng dụng công nghệ vào quản lý di sản thế giới, mở rộng hợp tác quốc tế, xây dựng bộ công cụ giám sát về tình trạng bảo tồn đảm bảo tính khả thi trên cơ sở tham khảo các bộ công cụ giám sát của UNESCO và các nước trên thế giới phù hợp với bối cảnh và điều kiện của Việt Nam.

Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới
Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Ảnh Báo Đại biểu Nhân dân

Vui mừng khi được đến dự Lễ kỷ niệm và tham quan tại Ninh Bình, bà Audrey Azoulay, Tổng giám đốc UNESCO khẳng định, lễ kỷ niệm được tổ chức với mục đích "kép", là lễ kỷ niệm lần thứ 50 của Công ước Di sản thế giới, có mục đích xác định và gìn giữ các di sản tự nhiên và di sản văn hóa đại diện cho các di sản chung của nhân loại và thứ hai là kỷ niệm 35 năm Việt Nam phê chuẩn Công ước này.

Theo Tổng giám đốc UNESCO, trong 35 năm qua, Việt Nam đã có tới 8 di sản đã được ghi danh là di sản thế giới. Tính riêng 5 năm qua, UNESCO đã dành hỗ trợ đối với ưu tiên của Việt Nam trong việc hoàn thiện khung pháp lý về di sản cũng như công tác kiểm kê các di sản phi vật thể của Việt Nam.

Tổng giám đốc UNESCO cho rằng, bảo tồn di sản không phải là chuyện xa xỉ. Cần đặt văn hóa và di sản đúng tầm quan trọng đáng có. Cần coi các chính sách văn hóa là đòn bẩy mạnh mẽ cho các hành động của quốc gia, như ví dụ ở Việt Nam, và như mô hình mẫu mực của Tràng An. Đây cũng chính là thông điệp mà UNESCO sẽ bảo vệ vào cuối tháng này tại Hội nghị Mondiacult năm 2022 do UNESCO và Mexico tổ chức, với sự tham dự của 140 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam.

Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới
Bà Audrey Azoulay, Tổng giám đốc UNESCO nhấn mạnh, lễ kỷ niệm là dịp đánh dấu mối quan hệ hợp tác ngày càng phát triển giữa UNESCO và Việt Nam. Ảnh Báo Đại biểu Nhân dân

Với việc được chọn là nơi đăng cai tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình - ông Phạm Quang Ngọc cũng nhấn mạnh đã giúp Ninh Bình tự hào, phấn khởi và thêm cơ hội giới thiệu về vùng đất giàu giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, về con người Cố đô hiền hòa, thân thiện, thanh lịch và hiếu khách.

Ông Phạm Quang Ngọc nêu, các giá trị di sản văn hóa, thiên nhiên ở Ninh Bình là nguồn lực, trụ cột và động lực quan trọng trong xây dựng văn hóa, con người Ninh Bình đáp ứng yêu cầu mở cửa, hội nhập quốc tế, là cơ hội để Ninh Bình phát triển bền vững, mở rộng giao lưu văn hóa, kinh tế với các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Vì vậy, việc gìn giữ, bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên luôn được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, đòi hỏi sự tập trung cao của các cấp ủy Đảng, chính quyền, của từng người dân trực tiếp sở hữu di sản, chung sống với di sản, phát huy cùng di sản.

Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Di sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lễ hội Ẩm thực Balade en France: Mang chợ Pháp đến Hà Nội

Lễ hội Ẩm thực Balade en France: Mang chợ Pháp đến Hà Nội

Lễ hội Ẩm thực Pháp Balade en France sẽ diễn ra từ ngày 5-7/4/2024 với quy mô gần 80 gian hàng mang lại trải nghiệm không gian chợ Pháp tại Hà Nội.
Lâm Đồng: Nhóm tác giả trẻ ra mắt dự án sách “Xứ sở lạ lùng”

Lâm Đồng: Nhóm tác giả trẻ ra mắt dự án sách “Xứ sở lạ lùng”

Dự án sách "Xứ sở lạ lùng" vừa được ra mắt tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) bởi nhóm tác giả trẻ, những người có chung một tình yêu đối với Đà Lạt.
Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Triển khai các nhiệm vụ tổ chức diễu binh, diễu hành

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Triển khai các nhiệm vụ tổ chức diễu binh, diễu hành

Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ diễn ra sáng ngày 7/5/2024 tại Sân Vận động tỉnh Điện Biên.
Lễ hội đền Bà Triệu, khám phá di sản văn hóa đầy màu sắc

Lễ hội đền Bà Triệu, khám phá di sản văn hóa đầy màu sắc

Lễ hội đền Bà Triệu được tổ chức hàng năm vào các ngày 19-22/2 âm lịch, tại xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh hoá.
Hải Dương: Độc lạ với vẻ đẹp hiếm có của cây hoa gạo trổ hoa vàng rực

Hải Dương: Độc lạ với vẻ đẹp hiếm có của cây hoa gạo trổ hoa vàng rực

Không mang màu đỏ quen thuộc, cây hoa gạo vàng tại đền Long Động (xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) lại cho những bông hoa màu vàng rực rỡ.

Tin cùng chuyên mục

Hát Kiều (Quảng Bình) được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Hát Kiều (Quảng Bình) được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Mới đây, Sở Văn hóa-Thể thao Quảng Bình vừa tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều.
Hà Nội: Xếp hạng 3 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh ở huyện Phú Xuyên

Hà Nội: Xếp hạng 3 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh ở huyện Phú Xuyên

UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 1526/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn TP. Hà Nội
Chùa Thầy rực rỡ mùa hoa gạo

Chùa Thầy rực rỡ mùa hoa gạo

Non xanh, nước biếc cùng với ngôi chùa cổ kính, mái ngói rêu phong nay được tô điểm thêm bởi sắc đỏ của hoa gạo khiến khung cảnh chùa Thầy như một bức tranh vẽ.
Phát hành bộ tem Kỷ niệm 1100 năm sinh Đinh Tiên Hoàng đế (924-979)

Phát hành bộ tem Kỷ niệm 1100 năm sinh Đinh Tiên Hoàng đế (924-979)

Bộ tem được phát hành nhằm tri ân công lao to lớn của Đinh Tiên Hoàng đế, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc.
Phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).
Hội vật Cầu nước làng Vân - lễ hội "độc nhất vô nhị" ở Bắc Giang

Hội vật Cầu nước làng Vân - lễ hội "độc nhất vô nhị" ở Bắc Giang

Lễ hội vật cầu nước làng Vân (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang), cứ 4 năm được tổ chức 1 lần vào các ngày 12, 13 và 14 tháng 4 Âm lịch.
Tuần lễ Phim Quốc tế về thiên nhiên đã quay trở lại

Tuần lễ Phim Quốc tế về thiên nhiên đã quay trở lại

Với chủ đề “Thiên nhiên thì thầm, nảy mầm hành động”, Tuần lễ Phim Quốc tế thiên nhiên do Keep Vietnam Clean tổ chức đã chính thức quay trở lại từ ngày 21-29/3.
Chuyên trang đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Báo Nhân Dân

Chuyên trang đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Báo Nhân Dân

Báo Nhân Dân vừa ra mắt Chuyên trang đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ nhằm tái hiện toàn cảnh chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Hội nhạc sĩ Việt Nam phát động Tháng âm nhạc Bài ca Điện Biên

Hội nhạc sĩ Việt Nam phát động Tháng âm nhạc Bài ca Điện Biên

Tháng âm nhạc Bài ca Điện Biên vừa phát động hướng tới chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, qua đó khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước.
Lễ hội làng Hậu: Nối dài truyền thống văn hóa làng cổ

Lễ hội làng Hậu: Nối dài truyền thống văn hóa làng cổ

Lễ hội làng Hậu được tổ chức từ ngày 9-11/2 Âm lịch hàng năm, hội làng là nơi tìm về những giá trị truyền thống văn hóa của quê hương, cầu một năm bình an...
Thái Bình: Khai mạc lễ hội đền A Sào thờ Đức Thánh Trần

Thái Bình: Khai mạc lễ hội đền A Sào thờ Đức Thánh Trần

Ngày 19/3, tại khu di tích lịch sử Đình, Đền, Bến Tượng A Sào (xã An Thái), UBND huyện Quỳnh Phụ tổ chức khai mạc lễ hội đền A Sào năm 2024 với nhiều hoạt động.
Nét độc đáo ở lễ hội làng cổ Bát Tràng

Nét độc đáo ở lễ hội làng cổ Bát Tràng

Lễ hội làng Bát Tràng được tổ chức vào ngày 14 – 15/2 âm lịch hàng năm, lễ hội là nơi để tìm về những giá trị lịch sử, văn hóa của làng nghề gốm.
Tục rước “Ông Lang” - phong tục đẹp ở làng Tân Phượng, Bắc Giang

Tục rước “Ông Lang” - phong tục đẹp ở làng Tân Phượng, Bắc Giang

Vào ngày 11 và 12/2 âm lịch hàng năm, thôn Tân Phượng (hay Phụng Pháp), xã Tân Mỹ, TP. Bắc Giang, tổ chức việc làng để tế lễ và rước 'Ông Lang' (lợn đen).
Thái Bình: Khánh thành di tích chùa Vĩnh Gia sau khi tu bổ, tôn tạo

Thái Bình: Khánh thành di tích chùa Vĩnh Gia sau khi tu bổ, tôn tạo

Ngày 17/3, thôn Vĩnh Gia, xã Phú Xuân, thành phố Thái Bình tổ chức cắt băng khánh thành, trùng tu di tích điện chùa Vĩnh Gia được xây dựng từ cuối thế kỷ XV.
Điện Biên: Cần khai thác hiệu quả và xứng tầm giá trị các lợi thế, tiềm năng du lịch

Điện Biên: Cần khai thác hiệu quả và xứng tầm giá trị các lợi thế, tiềm năng du lịch

Điện Biên không chỉ nổi tiếng với chiến thắng lịch sử mà còn là một địa danh du lịch hấp dẫn với vẻ đẹp tự nhiên hùng vĩ và bản sắc văn hóa độc đáo.
Thánh đường duy nhất ở Hà Nội tấp nập trong tháng lễ Ramadan

Thánh đường duy nhất ở Hà Nội tấp nập trong tháng lễ Ramadan

Trong dịp tháng lễ Ramadan, Thánh đường duy nhất tại Hà Nội là AI Noor Mosque (số 12 Hàng Lược, Hoàn Kiếm) mỗi ngày có tới 300 người tới cầu nguyện và dự tiệc.
Thanh tra, kiểm tra xử lý kịp thời các vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, thể thao

Thanh tra, kiểm tra xử lý kịp thời các vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, thể thao

Năm 2023, qua công tác thanh tra, kiểm tra đã xử lý kịp thời các vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, thể thao, nhất là các lĩnh vực nhạy cảm.
Về Sơn Đồng đi hội Giằng bông

Về Sơn Đồng đi hội Giằng bông

Hội Giằng bông được tổ chức ngày 6/2 âm lịch hàng năm (5 năm tổ chức linh đình 1 lần) tại làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội.
Đặc sắc lễ hội đền Đồng Nhân

Đặc sắc lễ hội đền Đồng Nhân

Đền Đồng Nhân thuộc quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), thờ Hai Bà Trưng là những nữ anh hùng kiệt suất đã khởi nghĩa chống quân Đông Hán giành độc lập cho dân tộc.
Bích Câu Đạo Quán: Nơi lưu giữ mạch nguồn di sản văn hoá

Bích Câu Đạo Quán: Nơi lưu giữ mạch nguồn di sản văn hoá

Bích Câu Đạo Quán – cụm di tích nổi tiếng về mối lương duyên tiên giới đang là địa chỉ tiếp nối lưu giữ mạch nguồn di sản văn hoá truyền thống của Hà Nội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động