Longform
Thứ ba, 17/10/2023 - 16:37
Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Thứ ba, 17/10/2023 - 16:37

Chiếm 7% dân số cả nước, đồng bào công giáo Việt đang đồng hành cùng các tôn giáo khác phát triển kinh tế đất nước – xã hội.
Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Chiếm 7% dân số cả nước, đồng bào công giáo đang đồng hành cùng các tôn giáo khác phát triển kinh tế đất nước – xã hội.

------

Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo. Mọi tôn giáo đều được pháp luật bảo vệ, tạo điều kiện phát triển. Mọi công dân dù là người kinh, dân tộc thiểu số; sinh sống ở đô thị, nông thôn hay vùng xa, vùng sâu, miền núi, biên giới, hải đảo; giàu hay nghèo đều có quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo của mình.

Là một tôn giáo có số lượng tín đồ rất đông, sinh hoạt trên phạm vi rộng, công giáo nước nhà đã đồng hành và có những đóng góp không nhỏ trong quá trình bảo vệ, phát triển đất nước.

Kể từ khi du nhập vào Việt Nam và hình thành cộng đồng, công giáo đã mang những sắc thái riêng gắn liền với truyền thống văn hoá, truyền thống dân tộc. Điều này đã được thể hiện rõ trong Thư Chung năm 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam: “Là Hội Thánh trong lòng dân tộc Việt Nam, chúng ta quyết tâm gắn bó với vận mạng quê hương, noi theo truyền thống dân tộc hoà mình vào cuộc sống hiện tại của đất nước. Sự gắn bó hoà mình này đưa tới những nhiệm vụ cụ thể mà chúng ta có thể tóm lại trong hai điểm chính: Tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng tổ quốc; Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc”.

Người Công giáo tích cực tham gia gìn giữ phong hóa trong làng xã, góp phần vào việc xây dựng tình nghĩa lương – giáo, khối đại đoàn kết dân tộc. Những quy ước đó giúp mỗi người dân tự kiểm soát được hành động của chính mình, đồng thời đề cao lối sống trách nhiệm với gia đình, xóm giềng, đoàn kết cộng đồng làng xã, thôn, bản.

Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt
Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Trong 2 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, nhiều linh mục, tu sĩ, giáo dân đã tham gia hoặc ủng hộ kháng chiến. Tiêu biểu như linh mục Phạm Bá Trực, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, linh mục Hồ Ngọc Cẩn, Vũ Xuân Kỷ, Hồ Thành Biên, Đậu Quang Lĩnh, Nguyễn Thần Đồng, Nguyễn Thế Vịnh, Võ Thanh Trinh… Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hơn 5 vạn thanh niên Công giáo lên đường bảo vệ Tổ quốc, nhiều người trở thành anh hùng lực lượng vũ trang, dũng sĩ diệt Mỹ và biết bao tấm gương hy sinh anh dũng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhiều bà mẹ Công giáo được phong tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam anh hùng”. Trong thời kỳ hoà bình, thanh niên công giáo tiếp tục chấp hành các quy định của Nhà nước, lên đường nhập ngũ để bảo vệ tổ quốc.

Đánh giá về những đóng góp của công giáo thông qua Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam - với vai trò là một tổ chức xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời gian qua, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hoàng Công Thủy nhấn mạnh: Với đường hướng hoạt động đúng đắn với tinh thần đồng hành cùng dân tộc, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam đã và đang phát huy có hiệu quả vai trò của đồng bào Công giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp được đông đảo người Công giáo tham gia các phong trào thi đua yêu nước, sống “Tốt đời, đẹp đạo”, góp phần xứng đáng vào quá trình phát triển của đất nước.

Những người Công giáo có quyền tự hào về những đóng góp quan trọng của mình trong tiến trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Đó cũng là nền tảng, động lực để tiếp tục gìn giữ, lan toả giá trị tốt đẹp cho các thế hệ tiếp theo.

Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Có thể nói, cùng với nhân dân cả nước hiện thực hóa mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", trên tinh thần thấm nhuần đường hướng Mục vụ của Hội đồng Giám mục Việt Nam, bên cạnh việc chăm lo cho tín ngưỡng của mình, đồng bào Công giáo luôn đoàn kết, phát triển sản xuất phát triển kinh tế; tích cực tham gia tất cả các phong trào thi đua yêu nước ở tất cả các lĩnh vực do nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội tổ chức, như “Sống tốt đời đẹp đạo”, gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Xóa đói giảm nghèo”, “Xây dựng nông thôn mới”, “Chương trình khuyến nông, khuyến ngư”; “Chương trình cánh đồng mẫu lớn”; “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)”…

Ở mỗi địa phương, các giáo phận có sáng kiến riêng phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội. Đơn cử như phong trào “Thành phố 5 không, 3 có, 4 an” ở Đà Nẵng; “Xây dựng xứ, họ đạo tiên tiến, sống tốt đời, đẹp đạo” ở Hà Nội, Thanh Hóa, Thái Bình, Ninh Bình; “Xây dựng xứ, họ đạo gương mẫu” ở Thái Bình; “Tiếng kẻng học bài” cho học sinh, sinh viên ở Khánh Hòa; “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền” ở Nam Định, Thanh Hóa; "Mỗi người Công giáo Thủ đô là một công dân tốt” ở Hà Nội; “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời đẹp đạo” ở Đồng Nai…

Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Qua đó, đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình hay, cách làm tốt cùng với nhiều tấm gương điển hình tiên tiến, xuất sắc trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh các hoạt động an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của đất nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đặc biệt nhiều mô hình sản xuất kinh doanh của đồng bào Công giáo đã phát huy hiệu quả kinh tế cao tập trung vào chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi, phát triển sản xuất theo quy mô trang trại, gia trại để nâng cao giá trị, sản lượng hàng hóa; phát triển ngành nghề truyền thống với quy mô lớn hơn, chuyên nghiệp hơn.

Nhiều doanh nghiệp do người Công giáo làm chủ đã đổi mới công nghệ, hiện đại hóa sản xuất kinh doanh, đã và đang khẳng định được mình trên thị trường trong nước, vươn ra thị trường nước ngoài. Đồng thời, các doanh nghiệp của đồng bào Công giáo góp phần tích cực tạo việc làm cho người dân tại địa phương.

Đơn cử như mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi gà thả vườn áp dụng an toàn sinh học, nuôi heo đen sinh sản của bà con giáo dân xã Phú Hòa, huyện Phú Vang, Đà Nẵng đã góp phần phát triển sản xuất, vừa không gây ô nhiễm môi trường, tạo ra những sản phẩm sạch, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.

Hay phong trào hiến đất làm đường ở giáo phận Xuân Lộc, Đồng Nai. Đồng bào Công giáo đã hiến đất, tự nguyện bàn giao mặt bằng làm đường giao thông nông thôn; ủng hộ kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới, xây dựng các công trình phúc lợi; lắp đèn thắp sáng đường làng ngõ hẻm… với số tiền hơn 114 tỷ đồng.

Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Với cá nhân, giáo dân Trần Văn Kiều, ở xứ đạo Kiên Lao, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, cùng với các cộng sự đã nghiên cứu, chế tạo ra các thiết bị lò đốt rác thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt nhiệt phân và tự sinh năng lượng. Đồng thời, đầu tư hàng tỷ đồng để biến khu bãi rác khổng lồ, gây ô nhiễm nặng trong nhiều năm của thị trấn Xuân Trường thành một khu xử lý, đốt rác thải rộng rãi, khang trang, sạch đẹp như một công viên.

Nhiều tổ chức Công giáo đã thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế, dịch vụ thông qua hỗ trợ hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn để họ phát triển sản xuất; hỗ trợ việc làm cho lao động nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt trong xã hội, tiêu biểu như: Cộng đoàn Betania - Hội dòng mến Thánh giá Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) tổ chức chương trình dạy nghề may thêu và tạo việc làm cho nhiều phụ nữ nghèo, khuyết tật.

Giáo xứ Nam Hà, giáo xứ Xuân Mỹ (Đồng Nai) tổ chức chương trình "Đại lý hỗ trợ các hộ nghèo chăn nuôi," vận động các hộ kinh doanh ứng bán thức ăn chăn nuôi cho các hộ nghèo và thu tiền sau khi bán được vật nuôi...

Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Bên cạnh việc phát triển kinh tế, cộng đoàn giáo dân tích cực tham gia phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong đó có Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Tín ngưỡng tôn giáo... Đồng bào Công giáo tại các địa phương đã xây dựng các nội quy, quy ước, hương ước nhằm thực hiện tốt Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân với xã hội, làm tròn bổn phận của cộng đoàn giáo dân với Giáo hội.

Song song với đó, đồng bào Công giáo cũng tham gia nhiều hoạt động từ thiện như: Mở lớp tình thương dạy chữ, dạy nghề miễn phí cho trẻ em lang thang, khuyết tật; chăm sóc bệnh bệnh nhân HIV/AIDS; quyên góp tiền mổ mắt, mổ tim cho người nghèo; xây cầu phục vụ dân sinh; xóa nhà tạm và hỗ trợ vốn cho hộ nghèo phát triển sản xuất; ủng hộ người dân bị thiên tai...

Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ Thập đỏ ở địa phương, nhiều linh mục, dòng tu đã mời các y, bác sỹ ở các bệnh viện tuyến Trung ương về khám bệnh; tổ chức cấp phát thuốc miễn phí cho các bệnh nhân nghèo tại các giáo xứ, không phân biệt lương, giáo. Trong 5 năm (2017-2022), tổng số kinh phí tham gia ủng hộ các quỹ: "Vì biển đảo Việt Nam," "Vì người nghèo," "Đền ơn đáp nghĩa," "Xây nhà đại đoàn kết"... của Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tại các tỉnh, thành phố trên cả nước đạt trên 1.959 tỷ đồng.

Đặc biệt, trong giai đoạn đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đồng bào Công giáo tại mỗi địa phương đều tìm ra những cách thức riêng nhằm khắc phục khó khăn trong thời gian dịch bệnh bùng phát. Tiêu biểu như các dòng tu nam, dòng tu nữ ở thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) đã chủ động đến các nhà vườn có rau bị các công ty ngừng thu mua do dịch để xin thu hoạch gửi về Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai... giúp đỡ các dòng, các cơ sở xã hội đang nuôi dưỡng người già, người tàn tật, trẻ mồ côi. Nhiều giáo dân tự thành lập, kêu gọi nhóm thiện nguyện để chung tay làm việc bác ái.

Chỉ riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, các vị chức sắc, chức việc, nam nữ tu sỹ và đồng bào Công giáo thành phố đã quyên góp ủng hộ tiền, hàng hóa, trang thiết bị y tế, các phần quà trị giá trên 20 tỷ đồng. Trên 1.000 lượt các vị linh mục, tu sĩ và giáo dân tình nguyện phục vụ tại các bệnh viện hồi sức, bệnh viện dã chiến thu dung trên địa bàn, hỗ trợ, giúp đỡ việc điều trị cho hàng chục nghìn bệnh nhân mắc Covid-19.

Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo ViệtLongform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Một lĩnh vực khác có sự tham gia tích cực của đồng bào Công giáo là xã hội hóa giáo dục và dạy nghề, trong đó nổi bật có các hoạt động của đồng bào Công giáo tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Dương. Điển hình như tại Lâm Đồng, toàn tỉnh hiện có 90 cơ sở giáo dục mầm non tư thục do các Hội Dòng Nữ tu Công giáo thành lập và quản lý với hàng chục ngàn học sinh. Các trường mầm non được đánh giá chất lượng rất tốt.

Nhiều trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia; nhiều trường thực hiện không thu học phí; hỗ trợ tiền ăn cho học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số và hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, các dòng tu còn tổ chức và điều hành lớp học tình thương để nuôi dạy trẻ em khiếm thính, khiếm thị, các em mồ côi và suy dinh dưỡng...

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hoàng Công Thủy cho rằng, từ thực tế các phong trào, hoạt động của đồng bào Công giáo cả nước, trong đó có thi đua phát triển kinh tế thời gian qua cho thấy, đạo đức, văn hóa Công giáo đã hòa quyện cùng truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam để nhân lên những việc làm thiện lành trong đời sống. Các chủ trương, chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta cũng như công tác tôn giáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện ngày càng tốt hơn, qua đó góp phần tăng cường niềm tin trong đồng bào các tôn giáo.

Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Thực hiện: Đình Dũng – Nhật Khôi

Trang Anh