Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Dương

Từ những chính sách hỗ trợ, sự quan tâm kịp thời của địa phương đời sống đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Dương ngày càng nâng cao.

Thực hiện tốt chính sách dân tộc

Bình Dương có 30 dân tộc thiểu số với 8.203 hộ, gần 32.00 nhân khẩu. Hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số sống đan xen với người Kinh trên khắp địa bàn tỉnh. Trong đó, có 3 dân tộc sống tương đối tập trung: Người Chăm tại ấp Hòa Lộc, xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng; người Hoa sống tại TP. Thủ Dầu Một, TP. Thuận An, thị xã Tân Uyên, huyện Dầu Tiếng và người Khmer ở xã An Bình, huyện Phú Giáo.

Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Dương
Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Dương ngày càng được chăm lo về đời sosongs vật vất và tinh thần

Thời gian qua, công tác dân tộc đã được các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Bình Dương thực hiện thường xuyên và hiệu quả, đời sống vật chất và tinh thần đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh ổn định, kinh tế gia đình ngày càng phát triển.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Tầm Dương - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương - cho biết: Trong nhiều năm qua, Bình Dương không còn xã nghèo, đặc biệt khó khăn nên không được hưởng các chương trình, dự án của Trung ương như: Chương trình 134, Chương trình 135… để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó, căn cứ tình hình thực tế địa phương, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn như: Kế hoạch số 3761, kế hoạch số 5775, Kế hoạch số 1812… nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, cũng như phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc sinh sống.

Bên cạnh đó, tỉnh Bình Dương cũng triển khai các chính sách khác như: Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đồng bào nghèo, cấp báo không thu tiền cho người có uy tín, cán bộ nòng cốt, thực hiện chương trình nước sạch nông thôn... Cụ thể, về Y tế: Tỉnh Bình Dương đã cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho 239 người dân tộc thiểu số nghèo (đạt 100%).

Đối với giáo dục, tỉnh cũng thực hiện miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số. Kết quả, đã thực hiện miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho 221.526 lượt học sinh, sinh viên, trong đó có học sinh người dân tộc thiểu số với tổng kinh phí gần 198 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh cũng hỗ trợ cho học sinh, sinh viên vay vốn học tập. Tính đến tháng 6/2022, toàn tỉnh có 18 học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số vay với dư nợ đạt 517 triệu đồng.

Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Dương
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai thực hiện tốt, góp phần nâng cao kiến thức, nhận thức pháp luật của bà con

Còn về văn hóa, tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, duy trì các lễ hội truyền thống như: Lễ hội Thiên hậu của cộng đồng người Hoa, lễ hội cầu mùa của người Sán Chỉ, lễ hội Mừng Bò sau khi kết thúc tháng chay Ramadan của người Chăm...

Về Chương trình nước sạch nông thôn: Tỉnh Bình Dương đã tăng cường công tác tuyên truyền đến đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng nước sạch, đầu tư tuyến ống ở các cụm đồng bào xa khu dân cư… Kết quả đến nay, tỷ lệ hộ dân nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%.

Ngoài ra, hàng năm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai thực hiện tốt, góp phần nâng cao kiến thức, nhận thức pháp luật của bà con.

Nâng cao đời sống, phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Theo ghi nhận, do hầu hết các dân tộc thiểu số của Bình Dương không sống tập trung mà sống đan xen với người Kinh nên tỉnh không triển khai các dự án riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số mà tổ chức lồng ghép các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số vào các chương trình phát triển kinh tế-xã hội của ngành, địa phương.

“Trong ba năm từ 2019-2021, căn cứ các Nghị quyết, Chỉ thị của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hàng năm. Qua đó lồng ghép các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số vào các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh” - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương cho hay.

Có thể nói thời gian qua, tỉnh Bình Dương dành nhiều nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông làm tiền đề phát triển kinh tế - xã hội. Chỉ tính riêng trong 3 năm từ 2019-2021, UBND tỉnh đầu tư, phát triển hạ tầng kinh tế -xã hội với tổng số vốn gần 39,5 tỷ đồng.

Đến nay, nhiều tuyến đường huyện, xã đã được nâng cấp bê tông nhựa, nhất là qua thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều xã đã hoàn thành nhựa hóa và bê tông hóa các tuyến đường liên ấp, liên xã với chất lượng và tiêu chuẩn cao. Kết quả, đến nay, 100% tuyến đường xã, đường từ trung tâm xã đến huyện, thị đều được nhựa hóa; 100% đường trục ấp và đường liên ấp được nhựa hóa, bê tông hoặc cứng hóa; 100% đường ngõ xóm không lầy lội vào mùa mưa.

Đặc biệt, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở Bình Dương khởi động từ năm 2011 đã thu được những kết quả khả quan về cơ sở hạ tầng ở nông thôn, đã góp phần đáng kể nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân nông thôn (trong đó có đồng bào đồng bòa dân tộc thiểu số) và giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Theo đó, toàn tỉnh Bình Dương có 99,99% hộ dân sử dụng điện; 100% hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% khu phố, ấp được phục vụ bưu chính, viễn thông và Internet; 100% hộ dân tộc thiểu số được xem truyền hình.

Nhằm nâng cao đời sống, phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các sở ngành chức năng, cũng như các địa phương đã chú trọng tập huấn khuyến nông, khuyên công, qua đó giúp bà con trang bị kiến thức chăn nuôi, trồng trọt, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Đặc biệt, đối với hộ đồng bào khó khăn, tỉnh thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ các điều kiện trực tiếp sản xuất kinh doanh cho đồng bào.

Nhờ những chính sách dân tộc thiết thực đó, đến nay đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Dương được nâng lên rõ rệt, tăng dần tỷ lệ hộ khá, giàu và giảm dần hộ nghèo. Hiện nay, tỉnh Bình Dương không còn hộ nghèo theo tiêu chí Trung ương. Theo ông Kim Tiên - đồng bào dân tộc Khmer (ở tấp Tân Thịnh, xã An Bình, huyện Phú Giáo) nhờ các chinh sách của Đảng, Nhà nước cấp đất, hỗ trợ giống, phân bón trồng điều, cao su nên đến nay gia đình tôi đã thoát nghèo, có cuộc sống ổn định, con cái được ăn học đàng hoàng, đời sống ngày càng khá hơn.

Ông Võ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, với những chính sách dân tộc chung của tỉnh, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã luôn được quan tâm hỗ trợ, do vậy đời sống của đồng bào đã có những thay đổi rõ rệt, nhiều cán bộ là người dân tộc giữ vị trí quan trọng tại địa phương. Đặc biệt, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay trên địa bàn xã tương đối ổn định, nhiều hộ khá giàu, mua sắm phương tiện hiện đại trong gia đình.

Nhờ việc thực hiện đồng bộ các chính sách dân tộc, đến nay, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Dương ngày được cải thiện và nâng cao. Qua đó, góp phần tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội địa phương ngày càng toàn diện, bền vững.

Minh Khuê

Tin mới nhất

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Với vai trò là bộ kinh tế đa ngành, thời gian qua, bên cạnh công tác chuyên môn, Bộ Công Thương đã nỗ lực xây dựng và triển khai các chương trình, đề án phát tr
Thúc đẩy ngành Halal Việt Nam phát triển chuyên nghiệp, toàn diện

Thúc đẩy ngành Halal Việt Nam phát triển chuyên nghiệp, toàn diện

Đề án phát triển ngành Halal đề ra định hướng mang tầm quốc gia về huy động nguồn lực phát triển ngành này một cách bài bản, chuyên nghiệp, toàn diện.
Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Tận dụng mọi cơ hội để quảng bá sản phẩm, hàng hoá thương hiệu Việt tới bạn bè quốc tế là phương châm hoạt động của các Tham tán thương mại Việt Nam.
Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Trong nhiều năm qua, vấn đề "nhân quyền" và "phát triển con người" ở Việt Nam thường xuyên bị các thế lực thù địch, cơ hội chính trị xuyên tạc, chống phá.
Dấu ấn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam

Dấu ấn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam

Dù ở thời kỳ lịch sử nào, Việt Nam cũng luôn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyềm biển đảo và đã đạt được nhiều dấu ấn đáng tự hào.

Tin cùng chuyên mục

Kết nối tăng tín dụng trên miền đất bazan

Kết nối tăng tín dụng trên miền đất bazan

Tăng trưởng tín dụng và hoạt động ngân hàng ở khu vực Tây Nguyên chưa được như kỳ vọng và cần có những giảii pháp cụ thể cho vấn đề này.
Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế

Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế

Từ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào Khmer đã vươn lên thoát nghèo, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của địa phương.
Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Cùng với việc triển khai các chương trình hỗ trợ bán hàng đa kênh, đối với khu vực miền núi, việc phát triển hạ tầng logistics là rất cần thiết và quan trọng.
Cần có giải pháp mang tính đột phá về văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh mới

Cần có giải pháp mang tính đột phá về văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh mới

Không chỉ là thành phố kinh tế năng động, TP. Hồ Chí Minh còn hội tụ văn hóa 54 dân tộc anh em; có nhiều người nước ngoài từ các quốc gia khác đến sinh sống...
Longform | Tự hào những thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới

Longform | Tự hào những thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới

Không chỉ định danh ở thị trường trong nước mà nhiều thương hiệu đã vươn mình trở thành niềm tự hào Việt Nam khi khẳng định được vị thế ở nước ngoài.
Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, xây dựng chợ miền núi, chợ vùng dân tộc phải gắn với du lịch và lan toả văn hoá để nâng cao hiệu quả.
Tỉnh Yên Bái nỗ lực đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

Tỉnh Yên Bái nỗ lực đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

Với vị trí địa lý thuận lợi, chính sách thu hút đầu tư cởi mở, tỉnh Yên Bái hiện là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Niềm tin và tự hào đã thúc đẩy Detech Coffee xây dựng và đưa thương hiệu cà phê của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi Sơn La tới người tiêu dùng.
Gia Lai: Kết nối cung cầu, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kết nối cung cầu, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai xác định thúc đẩy sản xuất kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua kết nối cung cầu các sản phẩm vùng miền, kết nối giao thương.
Đồng bào dân tộc Mông ở Sà Phìn (Hà Giang) phát triển kinh tế nhờ chính sách dân tộc

Đồng bào dân tộc Mông ở Sà Phìn (Hà Giang) phát triển kinh tế nhờ chính sách dân tộc

Cùng với triển khai các chính sách về phát triển kinh tế, đồng bào dân tộc tại Sà Phìn (Hà Giang) đã phát huy tinh thần tự lực, tự cường từng bước thoát nghèo.
Cao Bằng: Điểm đến, kết nối và phát triển

Cao Bằng: Điểm đến, kết nối và phát triển

Được ví như “viên ngọc xanh” của Đông Bắc, tỉnh Cao Bằng hấp dẫn du khách không chỉ bởi non nước hữu tình mà còn bởi nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc.
Giải pháp nào khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc?

Giải pháp nào khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc?

TS. Chu Xuân Giao, Viện Nghiên cứu Văn hoá, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam chia sẻ về giải pháp khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc
Phú Thọ phát huy hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa địa phương

Phú Thọ phát huy hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa địa phương

Phú Thọ xác định khai thác có hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa; phấn đấu đến năm 2030 là tỉnh phát triển hàng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Quảng Ngãi: Đưa sản phẩm miền núi đến với người tiêu dùng

Quảng Ngãi: Đưa sản phẩm miền núi đến với người tiêu dùng

Phiên chợ nhằm mục đích giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tôn vinh bản sắc văn hóa vùng miền, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Ngãi.
Đưa văn hoá vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc: Cần tổng hoà nhiều giải pháp

Đưa văn hoá vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc: Cần tổng hoà nhiều giải pháp

Bà Bế Hồng Vân - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách dân tộc, Ủy ban Dân tộc chia sẻ giải pháp đưa giá trị văn hoá vào sản xuất tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc
Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Việc gắn giá trị văn hóa trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giúp sản phẩm dễ dàng được tiêu thụ trong và ngoài nước.
Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Chọn khởi nghiệp từ sản phẩm chè Suối Giàng của miền núi Yên Bái, Hợp tác xã hệ sinh thái du lịch Suối Giàng đã hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho bà con.
Thương cảng Hội An: Từ thương cảng xưa để nhìn về phát triển kinh tế biển ngày nay

Thương cảng Hội An: Từ thương cảng xưa để nhìn về phát triển kinh tế biển ngày nay

Những thập niên gần đây, giới khoa học trong nước, quốc tế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong nghiên cứu về Hội An và hệ thống thương cảng Việt Nam.
Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam

Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam

Việc nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam giữ vai trò quan trọng hàng đầu để hiện thực hóa khát vọng phát triển của đất nước.
Lào Cai: Phụ nữ Tày vùng cao Bản Liền - Bắc Hà tìm hướng giảm nghèo bền vững

Lào Cai: Phụ nữ Tày vùng cao Bản Liền - Bắc Hà tìm hướng giảm nghèo bền vững

Hội LH Phụ nữ xã Bản Liền đã tích cực tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên phụ nữ trên địa bàn tìm hướng làm ăn phù hợp, giảm nghèo bền vững.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động