Nhịp sống mới ở xã vùng cao Tân Liên

Xã Tân Liên (huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) là xã có xuất phát điểm thấp, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sự thay đổi trong cách làm kinh tế, xây dựng nông thôn mới đã giúp người dân ở vùng đất biên cương Tổ quốc thoát nghèo và có nguồn thu nhập ổn định.

Diện mạo nông thôn đổi thay tích cực

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ông Đặng Văn Đàn - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Liên - cho biết: Xã Tân Liên gồm 7 thôn, có 4.214 nhân khẩu với 947 hộ, chủ yếu là 2 dân tộc: Tày (chiếm 54,6%) và Nùng (chiếm 45,4%). Trước đây, Tân Liên là xã vùng 3, có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn của huyện Cao Lộc. Khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (năm 2015), Tân Liên có tới 10 tiêu chí chưa đạt. Khó khăn lớn nhất của xã là việc huy động nguồn lực, bởi điều kiện kinh tế của người dân còn khó khăn và chưa hiểu hết nội dung, ý nghĩa của chương trình xây dựng nông thôn mới.

Nhịp sống mới ở xã vùng cao Tân Liên

Chính vì vậy công tác tuyên truyền, vận động là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu. Thực hiện chủ trương này, các cán bộ, đảng viên của xã, thôn đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền. Qua tuyên truyền, vận động, đồng bào dân tộc xã Tân Liên đều đồng tình ủng hộ và hưởng ứng chương trình xây dựng nông thôn mới, thể hiện qua các công việc cụ thể như đóng góp kinh phí làm đường, tham gia lao động làm đường bê tông nông thôn, làm nhà văn hóa thôn, vệ sinh môi trường xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa…” - ông Đàn cho hay.

Nhờ đó, cuối năm 2020, xã Tân Liên đã đón niềm vui lớn khi về đích nông thôn mới, với 19/19 tiêu chí hoàn thành. Niềm vui không chỉ là tấm bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới mà ý nghĩa hơn là những đổi thay về diện mạo của xã, những tác động tích cực đến mọi mặt đời sống của người dân nơi đây. Những con đường bê tông trải dài khắp thôn xóm, công trình điện, nhà văn hóa, lớp học khang trang và hình thành các mô hình sản xuất có hiệu quả.

Nhằm thay đổi nhận thức và cách làm nông nghiệp của nông dân, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, xã đã tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo, tuyên truyền, vận động người dân địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ cũng như tổ chức các buổi tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Nhờ đó, giá trị thu nhập trên diện tích canh tác của người dân bình quân đạt 50 triệu đồng/ha/năm (trước thời điểm xây dựng nông thôn mới đạt 30 triệu đồng/ha/năm).

Năm 2020, giá trị sản xuất về trồng trọt của xã đạt 27.232 triệu đồng; giá trị chăn nuôi đạt 36.399 triệu đồng; giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt: 7.385 triệu đồng; giá trị nuôi trồng thủy sản đạt 3.098 triệu đồng… “Trước năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm tới 9,3%, nhưng nay chỉ còn 5,86%, thu nhập bình quân đạt 36 triệu đồng/người/năm, trên 80% đường giao thông nông thôn được bê tông hóa” - ông Đàn phấn khởi nói.

Giữ vững các tiêu chí nông thôn mới

Theo ông Đặng Văn Đàn: Trong năm 2021, xã Tân Liên tiếp tục thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn, phục hồi kinh tế - xã hội do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; phát triển kinh tế đi đôi với phát triển toàn diện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành; xây dựng bộ máy liêm chính, hành động, phục vụ người dân; nâng cao hiệu quả công tác đối thoại nhân dân củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2021: Sản lượng lương thực có hạt phấn đấu đạt trên 1.500 tấn; thu nhập dân cư bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng; trồng rừng mới từ 0,6ha trở lên; tỷ lệ che phủ rừng: 48,63%; giữ vững các tiêu chí nông thôn mới; giảm tỷ lệ hộ nghèo trên 2%; tỷ lệ lao động qua đào tạo: 40,68%; đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn…

Để đạt mục tiêu, xã tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống mới vào sản xuất, thâm canh tăng vụ; đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật; tập trung chỉ đạo về cung ứng các loại giống cây trồng đảm bảo phục vụ đầy đủ và kịp thời mùa vụ, đặc biệt chú trọng việc lựa chọn giống mới đảm bảo chất lượng cao; tuyên truyền vận động nhân dân chuyên canh các loại cây trồng phù hợp với từng vùng và có hiệu quả kinh tế cao, để hình thành vùng chuyên canh, sản xuất thành hàng hoá. Đồng thời, phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng thêm số lượng nuôi; tổ chức tốt công tác phòng chống các loại dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

Ngoài ra, tiếp tục đầu tư nâng cấp, sửa chữa các hệ thống mương, máng đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp; đầu tư làm mới và nâng cấp các đoạn đường liên thôn, liên xã đạt theo chuẩn nông thôn mới; tăng cường cơ sở vật chất, duy trì sĩ số học sinh, chỉ đạo nhà trường phối hợp với các ban ngành, đoàn thể làm tốt công tác phổ cập giáo dục để duy trì phổ cập giáo dục ở cả 3 cấp; tổ chức khám chữa bệnh, cấp phát thuốc kịp thời theo quy định. Tăng cường công tác phòng ngừa dịch bệnh, tích cực kiểm tra bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cùng với đó, xây dựng đời sống văn hoá ở thôn, bản, gia đình văn hoá; huy động và sử dụng tốt các nguồn hỗ trợ xoá đói giảm nghèo, giới thiệu và tạo điều kiện cho các cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất nâng cao mức sống của nhân dân; kết hợp việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng an ninh…

Quỳnh Nga

Tin mới nhất

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố cho rằng, thời gian qua, cộng đồng Hồi giáo thành phố đã có đóng góp lớn vào sự phát triển chung của TP. Hồ Chí Minh.
Về sinh hoạt và tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam

Về sinh hoạt và tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam

Trải qua một quá trình dài hình thành và phát triển, tín ngưỡng và tôn giáo cùng với những biểu hiện sinh hoạt của nó ở Việt Nam đã tạo ra những nét đặc sắc.
Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Chiếm 7% dân số cả nước, đồng bào công giáo Việt đang đồng hành cùng các tôn giáo khác phát triển kinh tế đất nước – xã hội.
Lễ Sen Dolta: Thắt chặt thêm tình đoàn kết của cộng đồng người Khmer

Lễ Sen Dolta: Thắt chặt thêm tình đoàn kết của cộng đồng người Khmer

Những ngày này, đồng bào Khmer khắp nơi trên cả nước hân hoan đón mừng lễ Sen Dolta nhằm bày tỏ lòng biết ơn ông bà tổ tiên, thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng.
Những chuyển biến lớn trong pháp luật để đảm bảo tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam

Những chuyển biến lớn trong pháp luật để đảm bảo tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam

Sự phát triển của tôn giáo, tín ngưỡng ngày càng đòi hỏi việc hoàn thiện về pháp luật nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng của người Việt.

Tin cùng chuyên mục

Bài 3: Không để lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây mất trật tự an ninh biên giới

Bài 3: Không để lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây mất trật tự an ninh biên giới

Nhờ gần dân, bám sát dân, chăm lo đời sống cho nhân dân, cùng với công tác dân vận, an ninh, an toàn khu vực biên giới của Hà Giang được giữ vững và ổn định.
Đồng bào Công giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế

Đồng bào Công giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế

Phong trào thi đua yêu nước, sống "Tốt đời đẹp đạo" của đồng bào Công giáo đã phát triển rộng khắp, nổi bật là phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói giảm nghèo.
Bài 2: Xây dựng vành đai biên giới mềm từ “lòng dân”

Bài 2: Xây dựng vành đai biên giới mềm từ “lòng dân”

Nhờ thực hiện tốt phương châm “3 bám, 4 cùng”, Bộ đội BP Hà Giang đã từng bước tạo dựng niềm tin trong đồng bào dân tộc, góp phần bảo vệ an ninh biên giới.
Bài 1: Bộ đội biên phòng Hà Giang - lan tỏa những mô hình giúp dân phát triển kinh tế

Bài 1: Bộ đội biên phòng Hà Giang - lan tỏa những mô hình giúp dân phát triển kinh tế

Thời gian qua Bộ đội Biên phòng Hà Giang đẩy mạnh công tác giúp dân phát triển kinh tế, từng bước xóa đói giảm nghèo, góp phần cải thiện đời sống cho bà con...
Sóc Trăng: Niềm vui nhân đôi mừng lễ hội truyền thống Sene Dolta của đồng bào Khmer

Sóc Trăng: Niềm vui nhân đôi mừng lễ hội truyền thống Sene Dolta của đồng bào Khmer

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng Đoàn Công tác thăm Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng nhân dịp Lễ Sene Dolta của đồng bào Khmer.
400 đại biểu chính thức tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam

400 đại biểu chính thức tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam

Đại hội đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ tổ quốc lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2023-2028) sẽ diễn ra trong 2 ngày 11, 12/10, tại Hà Nội.
Ninh Thuận sắp tổ chức lễ hội Katê của người Chăm

Ninh Thuận sắp tổ chức lễ hội Katê của người Chăm

Lễ hội Katê năm 2023 của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn tại tỉnh Ninh Thuận sẽ tổ chức vào các ngày 13, 14, 15 tháng 10.
Đồng Tháp: Phát huy vai trò của phụ nữ theo tôn giáo, hình thành nhiều mô hình, sáng kiến trong đời sống

Đồng Tháp: Phát huy vai trò của phụ nữ theo tôn giáo, hình thành nhiều mô hình, sáng kiến trong đời sống

Nhiều mô hình mới, cách làm hay của phụ nữ theo tôn giáo đã phát huy truyền thống “tốt đời, đẹp đạo”, đóng góp nguồn lực, chung tay phát triển kinh tế - xã hội.
Độc đáo cây mộc thần của người Raglai ở Khánh Hòa

Độc đáo cây mộc thần của người Raglai ở Khánh Hòa

Cổ thụ hơn 500 năm tuổi trên núi tại Khánh Hòa được người Raglai gọi tôn kính là Mộc thần, gắn liền với đời sống tín ngưỡng của người dân nơi đây.
Lỗ hổng quản lý từ vụ giả tu sĩ Phật giáo của ông Nguyễn Minh Phúc

Lỗ hổng quản lý từ vụ giả tu sĩ Phật giáo của ông Nguyễn Minh Phúc

Việc giả danh nhà sư, lợi dụng hình ảnh phật giáo, tu sĩ để trục lợi, làm giảm uy tín Phật giáo cho thấy những lỗ hổng trong công tác quản lý.
3 xu hướng chính thúc đẩy sự phát triển của mỹ phẩm halal ở Đông Nam Á

3 xu hướng chính thúc đẩy sự phát triển của mỹ phẩm halal ở Đông Nam Á

Đông Nam Á, nơi có hơn 240 triệu người tiêu dùng theo đạo Hồi, sẽ trở thành thị trường chiếm ưu thế cho ngành công nghiệp làm đẹp halal.
Thanh Hóa: Huy động lực lượng công an bảo đảm an ninh, trật tự tại Lễ hội Hàn Sơn

Thanh Hóa: Huy động lực lượng công an bảo đảm an ninh, trật tự tại Lễ hội Hàn Sơn

Lễ hội Hàn Sơn được tổ chức từ ngày 1 đến 12/6 (âm lịch) hằng năm, thu hút đông khách thập phương. Lực lượng công an đã được huy động bảo đảm an ninh trật tự.
Đại hội đại biểu Người công giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh lần thứ VIII

Đại hội đại biểu Người công giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh lần thứ VIII

Ngày 26/6, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Đại hội đại biểu người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lần thứ VIII.
Đông đảo tăng ni, phật tử tham dự lễ Phật đản tại Làng Văn hóa

Đông đảo tăng ni, phật tử tham dự lễ Phật đản tại Làng Văn hóa

Ngày 3/6, rất đông tăng ni, phật tử đến dự lễ Phật đản (Phật lịch 2567- Dương lịch 2023) tại quần thể chùa Khmer, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh, nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu

Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh, nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu

Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh không chỉ là nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu mà còn là hoạt động văn hóa dân gian đậm bản sắc quê hương vùng Kinh Bắc.
Ngắm bộ sưu tập điêu khắc tượng Phật trên vỏ ốc mang về từ Trường Sa

Ngắm bộ sưu tập điêu khắc tượng Phật trên vỏ ốc mang về từ Trường Sa

Bộ sưu tập điêu khắc tượng Phật tại tỉnh Khánh Hòa với 70 tác phẩm độc đáo trên vỏ ốc tai tượng được mang về từ Trường Sa vừa xác lập kỷ lục Việt Nam.
3 di sản văn hoá vừa được bổ sung vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia

3 di sản văn hoá vừa được bổ sung vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia

3 di sản văn hoá vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Người dân nô nức về dự lễ hội Tháp Bà Ponagar

Người dân nô nức về dự lễ hội Tháp Bà Ponagar

Đông đảo người dân và du khách thập phương đã cùng hành hương về Lễ hội Tháp Bà Ponagar, nhằm tưởng nhớ công ơn của Thiên Y Ana Thánh Mẫu.
Ý nghĩ nhân văn trong lễ bỏ mả của người Raglai

Ý nghĩ nhân văn trong lễ bỏ mả của người Raglai

Lễ bỏ mả là nghi thức quan trọng nhất trong các nghi lễ vòng đời của người Raglai, chứa đựng những yếu tố văn hóa nghệ thuật và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Lễ hội Yang Pơtao Apui: Cầu mưa trên núi thần – Văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của người Jrai

Lễ hội Yang Pơtao Apui: Cầu mưa trên núi thần – Văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của người Jrai

Lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui là một trong những nghi lễ quan trọng của người dân tộc Jrai, nhằm cầu mưa thuận gió hòa, đời sống ấm no, sức khỏe, bình an...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động