Nỗ lực giảm nghèo vùng Tây Nguyên

Vùng Tây Nguyên đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư và là vùng thụ hưởng quan trọng của các chương trình mục tiêu quốc gia.
Chuyển đổi số ở chợ truyền thống miền Trung - Tây Nguyên Kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Tây Nguyên

Vùng Tây Nguyên là cao nguyên, địa bàn chiến lược quan trọng về an ninh, quốc phòng của đất nước, diện tích tự nhiên chiếm 16,8% cả nước, dân số chiếm khoảng 6% có nguồn gốc từ đủ 63 tỉnh thành và 54 dân tộc cả nước, với tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 36,52%, trong đó, 12 dân tộc thiểu số tại chỗ gốc Tây Nguyên chiếm khoảng 25%;

Hình minh họa
Hình minh họa

Tây Nguyên đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư và là vùng thụ hưởng quan trọng của các chương trình mục tiêu quốc gia (về giảm nghèo, nước sạch, vệ sinh môi trường, giáo dục…), nổi bật là Chương trình 135-II, Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện nghèo (Chương trình 30A), Chương trình 168, 135 và các chương trình mục tiêu quốc gia khác về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số. Chương trình 132, 134 về giải quyết đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số đã được triển khai, thực hiện quyết liệt và gần đây nhất là Chương trình Nông thôn mới. Tây Nguyên cũng đã nhận được sự hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế như Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) về giảm nghèo cho một số tỉnh, phát triển lâm nghiệp; Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ về giao thông nông thôn, tài chính nông thôn, năng lượng nông thôn; và nhiều tổ chức quốc tế khác…

Nhờ đó, kinh tế của vùng Tây Nguyên từ chỗ mất cân đối, tốc độ tăng trưởng thấp, cơ cấu lạc hậu đã chuyển dịch mạnh mẽ và phát triển theo hướng đa dạng với quy mô, chất lượng, hiệu quả ngày càng tăng; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện; nhiều vấn đề xã hội bức xúc đã được tập trung giải quyết, nhất là về đất, nhà ở, việc làm, xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phong trào tương trợ, kết nghĩa của các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, cán bộ, nhân dân vùng đồng bào Kinh với các buôn làng dân tộc thiểu số ngày càng phát triển rộng khắp và trở thành việc làm tự giác. Thực tiễn cho thấy, sự ổn định và phát triển vùng dân tộc thiểu số đã tạo nền tảng, động lực cho sự phát triển ổn định, bền vững của Tây Nguyên.

Bên cạnh những thành tích to lớn được cả nước và thế giới ghi nhận, song kết quả giảm nghèo, đặc biệt cho nhóm dân tộc thiểu số Tây Nguyên chưa bền vững: Kết quả giảm nghèo chậm dần; Đa số hộ thoát nghèo mới chỉ là thoát nghèo theo chuẩn thu nhập còn thấp và luôn đứng trước nguy cơ tái nghèo cao. Sự thiếu hụt trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, như nhà ở, y tế, nước sạch và vệ sinh còn lớn…

Theo báo cáo trên trang điện tử chính thức của Tổng cục Thống kê công bố năm 2021, Tây Nguyên hiện đang là vùng “trũng, rốn” nghèo của cả nước, xét theo 5 chỉ số thống kê chính thức quốc gia hiện hành, đó là: Chỉ số nghèo đa chiều và tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cao nhất cả, gấp gần 2 lần mức trung bình của cả nước trong suốt giai đoạn 2016-2020, đồng thời có tỷ lệ nhập học tiểu học và có mức tuổi thọ trung bình người dân thấp nhất cả nước, trong khi có tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng về chiều cao và cân nặng so với độ tuổi cũng đáng lo ngại nhất cả nước....

Những nguyên nhân của các hạn chế đó, ngoài do chuẩn nghèo thu nhập còn thấp, có thể chỉ ra: Tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn ra thường xuyên và trên diện rộng. Sự hạn chế về trình độ công nghệ và kinh nghiệm tổ chức sản xuất, cơ cấu kinh tế, thông tin về thị trường, kết cấu hạ tầng, vốn đầu tư, mặt bằng dân trí và năng lực đội ngũ cán bộ. Công tác phối hợp, thực hiện trách nhiệm của các ngành ở Trung ương và địa phương trong xây dựng và thực hiện các chính sách giảm nghèo có lúc còn chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ, nhất là trong xử lý các vấn đề liên ngành. Đồng thời, một bộ phận người dân chưa quyết tâm và biết cách tự vươn lên thoát nghèo…Bên cạnh đó, Tây Nguyên có mức tăng dân số cơ học nhanh nhất cả nước, chủ yếu từ dòng lao động nghèo di cư tự do, trong khi tổng diện tích có hạn, không thay đổi nhiều…

Đảng và Nhà nước đã xác định, Việt Nam phấn đấu là nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao, giảm nghèo đa chiều tiệm cận về 0%, với mục tiêu một Việt Nam không có hộ nghèo.

Bởi vậy, một trong những nhiệm vụ ưu tiên thời gian tới của hệ thống chính trị cả nước và trên địa bàn vùng Tây Nguyên là giảm nghèo bền vững, nhất là với nhóm dân tộc thiểu số, bằng mọi giải pháp đồng bộ, liên tục, vừa có tính thống nhất trong tổng thể chung vùng và cả nước, vừa có tính đặc thù phù hợp mỗi địa phương, đối tượng cụ thể; vừa khai thác nội lực và phát huy tinh thần tự cường của địa phương và người dân, vừa có sự lãnh đạo toàn diện và đầu tư tương xứng của Ðảng, Nhà nước, vừa có sự chia sẻ, liên kết, hỗ trợ kịp thời của các tỉnh, thành phố trong khu vực và cả nước; đa dạng hóa cách làm, với các mục tiêu cụ thể và tạo chuyển biến thực chất trên thực tế.

Với tinh thần đó, các cấp ủy đảng, chính quyền cần tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt các chỉ thị nghị quyết của Đảng, Chính phủ, nhất là các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu tại Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18/01/2002 của Bộ Chính trị (khóa IX) về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 – 2010; Thông báo Kết luận số 148-TB/TW ngày 16/7/2004 của Bộ Chính trị (khóa X) về phát triển vùng Tây Nguyên toàn diện, bền vững; Kết luận số 12-KL/TW ngày 24/10/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011 – 2020 và các nội dung có liên quan được tích hợp trong 4 Nghị quyết của Hội nghị TW 5, khóa XIII vừa được TBT Nguyễn Phú Trọng ký ban hành trong tháng 6/2022 (Nghị quyết số 18 về Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao; Nghị quyết 19 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết 20 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới và Nghị quyết 21 về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới); trong đó, cần tập trung vào 5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, thực hiện tốt công tác quy hoạch, chú trọng tính đồng bộ, kết nối quy hoạch quốc gia với quy hoạch vùng, tỉnh, địa phương vùng Tây Nguyên.

Tiếp tục hoàn thiện chiến lược và quy hoạch phát triển địa phương trong gắn kết tổng thể với quy hoạch phát triển vùng, ngành và các khu vực kinh tế trọng điểm; gắn với xóa đói, giảm nghèo và với yêu cầu bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong mọi tình huống,

Rà soát quy hoạch các buôn đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng phát triển bền vững, làm tốt công tác định canh, định cư và tái định cư, từng bước hạn chế và tiến tới chấm dứt việc di dân tự do. Phân loại và ưu tiên chọn các buôn, hộ trọng điểm để xem xét hỗ trợ đầu tư theo hình thức cuốn chiếu, phù hợp về giao đất, giao rừng, phát triển sản xuất, chuyển đối cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đi đôi với thay đổi nếp nghĩ, cách làm.

Thứ hai, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông

Tập trung nguồn vốn ngân sách nhà nước và xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu, ưu tiên các dự án nâng cấp các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ huyết mạch, nối các tỉnh Tây Nguyên với Đông Nam Bộ, ven biển Nam Trung Bộ với Nam Lào và Đông Bắc Campuchia.

Tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn phục vụ công tác giảm nghèo, bảo đảm cho tất cả các xã, buôn làng có đường giao thông đi lại cả hai mùa, có điện, hệ thống cấp nước, trường học, trạm xá, bưu điện và các cơ sở dịch vụ sản xuất thiết yếu.

Tạo quyền chủ động của các doanh nghiệp trong việc lựa chọn dự án, chọn đối tác, hình thức và địa điểm đầu tư. Tiếp tục thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cho các địa phương, trong đó ưu tiên cho vùng nghèo.

Thứ ba, đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng địa phương theo hướng phát triển bền vững, tăng dần theo chiều sâu, tập trung phát triển các sản phẩm kinh tế rừng, nông nghiệp và công nghiệp, các nghề thủ công truyền thống tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tỉnh, vùng và liên vùng; các dịch vụ, sản phẩm đặc hữu lâm sản, dược liệu và các sản phẩm nông nghiệp được chế biến sâu, có sức cạnh tranh và có thương hiệu phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Phát triển năng lượng tái tạo. Phát triển các trung tâm du lịch lớn, hình thành các tuyến du lịch chuyên đề đặc thù vùng Tây Nguyên.

Đa dạng hóa các mô hình hợp tác, hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm trên thị trường giữa các doanh nghiệp, nông trường, hộ dân và ngân hàng; trong đó, doanh nghiệp là trụ cột hỗ trợ hộ gia đình các yếu tố sản xuất đầu vào, kỹ thuật canh tác và bao tiêu sản phẩm.

Đặc biệt, chủ động xây dựng và nhân rộng các tổ nhóm sinh kế, các mô hình hợp tác kinh tế hiệu quả, các mô hình chuyên canh, sản xuất hàng hóa, các mô hình kinh tế-quốc phòng, đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật…để liên kết các hộ có cùng mục tiêu và loại hình trồng trọt hoặc chăn nuôi với nhau và với thị trường.

Thứ tư, bảo đảm tính kịp thời, phù hợp, đồng bộ, hệ thống, hiệu lực và hiệu quả thực chất của các cơ chế, chính sách và giải pháp giảm nghèo

Bố trí đầy đủ các nguồn lực và triển khai nghiêm túc các Chương trình mục tiêu của Chính phủ theo lộ trình chung cả nước và ban hành thêm các chính sách đặc thù phù hợp với phân cấp quản lý và với điều kiện thực tế của địa phương, tập trung vào nội dung cải thiện các điều kiện nhà ở, nước sinh hoạt và sản xuất, học tập, khám chữa bệnh và vệ sinh môi trường; bảo đảm đủ đất sản xuất, giao rừng, khoán rừng và làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, thuỷ lợi, hỗ trợ cây, con giống cho đồng bào dân tộc thiểu số có thể sinh sống được từ nghề rừng, yên tâm sản xuất trên diện tích đất, rừng được giao; ngăn chặn các hiện tượng .

Tăng định mức, mở rộng đối tượng được vay tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội cho các dự án sản xuất, kinh doanh tạo sinh kế và tín dụng tiêu dùng cho đồng bào dân dân tộc thiểu số và đẩy lùi vấn nạn tín dụng đen trên dịa bàn.

Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số và doanh nghiệp có đông công nhân là người dân tộc thiểu số.

Thứ năm, nâng cao dân trí, chất lượng cán bộ và gìn giữ bản sắc dân tộc

Rà soát sửa đổi, bổ sung, ban hành mới chính sách phát triển giáo dục, đào tạo nhằm tạo ra sự chuyển biến thực tế cả về cơ sở vật chất, điều kiện, nội dung dạy, học phù hợp cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Đa dạng hóa các lớp, hình thức và nội dung bồi dưỡng kiến thức kinh tế thị trường và kỹ năng sản xuất, quản lý tài chính cá nhân cho người dân; Tiếp tục duy trì các lớp xóa mù chữ bằng chữ phổ thông và chữ của các dân tộc; phát triển hệ thống các trường dân tộc nội trú, bán trú các cấp,

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, dịch vụ; chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ là người dân tộc thiểu số; xây dựng đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở có năng lực công tác, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Tăng thêm cán bộ khuyến nông, khuyến lâm và một số chức danh hưởng phụ cấp có năng lực chuyên môn, hiểu biết phong tục tập quán, ngôn ngữ để sâu sát cơ sở, tổ chức tập huấn kỹ thuật xây dựng mô hình trình diễn cho đồng bào "mắt thấy, tai nghe", tự lực vươn lên thoát nghèo.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao trùm và bền vững, bảo đảm quyền con người với 3 chức năng: Phòng ngừa - giảm thiểu - khắc phục rủi ro.

Tăng cường vận động các doanh nghiệp hỗ trợ thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo thông qua Quỹ "Vì người nghèo", Chương trình “Chung tay vì người nghèo”, đầu tư đào tạo, dạy nghề và hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật và thu hút đồng bào dân tộc thiểu số vào làm công nhân, nhân viên doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, điểm du lịch, khách sạn…; Đồng thời, đẩy mạnh Cuộc vận động "Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững". Công tác tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức, biện pháp sinh động, thiết thực, phù hợp, th­ường xuyên, phát huy tinh thần tự lực, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng thoát nghèo bền vững, phát triển kinh tế làm giàu cho mình và cho quê hương.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế và phát huy vai trò lực lượng xung kích, đầu tàu trong việc thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo của các Quỹ hỗ trợ phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội và tổ chức đoàn thể (hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh...), già làng, trưởng bản …Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các địa phương quan tâm tới hai nhóm đối tượng là hộ cận nghèo và hộ nghèo mới thoát nghèo, tiếp tục triển khai các chính sách để hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững hơn, phù hợp với tập quán, trình độ sản xuất và điều kiện kinh tế - xã hội của từng dân tộc, vùng, miền...

Nguyễn Minh Phong - Tiến sĩ kinh tế -Biên tập viên Cao cấp - Nguyên Phó Vụ trưởng, Phó Ban tuyên truyền lý luận- Báo Nhân Dân

Tin mới nhất

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Dù đã đạt được những thành quả trong việc thông tin, truyền thông về dân tộc, tôn giáo nhưng vẫn cần nâng cao hơn nữa vai trò của các Bộ, ngành, địa phương.
Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Vướng mắc liên quan tới đất đai vẫn là một trong những vấn đề phổ biến, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số tại Hòa Bình.
Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, kinh tế còn nhiều khó khăn vì thế công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo cần đặc biệt chú trọng.
Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Tỉnh Khánh Hòa điều chỉnh chế độ tiền ăn trưa cho trẻ em học mẫu giáo và học bổng cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Thời gian qua, các địa phương có đồng bào dân tộc đã kịp thời nắm bắt cơ hội, tận dụng ưu thế của thương mại điện tử để chủ động phân phối hàng hóa.

Tin cùng chuyên mục

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

100 học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ của vùng cao Yên Bái không chỉ được nhận quà từ các đơn vị mà còn được trải nghiệm hoạt động khoa học.
Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Nhờ thực hiện tốt chính sách dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên được nâng cao, diện mạo nông thôn khởi sắc.
Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Chú trọng thực hiện chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là mục tiêu được nhiều địa phương tại Tuyên Quang quan tâm, thực hiện.
Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Thời gian qua, việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại kết quả tốt.
Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Trên 84% là đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 50%, Hà Giang hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế thông qua các chính sách cho vùng đồng bào dân tộc.
Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch hỗ trợ các hoạt động thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Hiện toàn tỉnh còn 112 thôn, bản chưa có điện, Hà Giang phấn đấu đến 2025 không còn “vùng lõm” về điện, tuy nhiên còn rất nhiều thách thức đặt ra cho Hà Giang.
Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Có điện lưới quốc gia, giờ đây 95 hộ dân là đồng bào dân tộc Nùng ở Ma Lỳ Sán (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế.
Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng và Nhà nước đã được nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang ủng hộ.
Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Kho trung chuyển sẽ là giải pháp tháo gỡ nút thắt trong việc đưa nông sản đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối.
Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Để đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các huyện miền núi Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Quỹ Toyota Việt Nam trao tặng 9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” với tổng trị giá hơn 400 triệu đồng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Điện Biên.
Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa đã chú trọng việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số, giúp người dân thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước.
Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Nhiều mô hình trồng trọt và chăn nuôi phát triển kinh tế theo hướng khoa học và đổi mới làm cho bào dân tộc Chứt ở xã biên giới Trọng Hoá
Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Lần đầu tiên huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên Huế tổ chức tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, nhân sĩ trí thức, hộ sản xuất, kinh doanh giỏi…
Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải quan tâm đến văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra các quy định về đất đai.
Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ tới 1 tỷ đồng/dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Việc này giúp loại bỏ dần những phong tục lạc hậu, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo.
Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động