Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi: Cần lồng ghép nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia

Để thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trên cùng 1 địa bàn, việc lồng ghép nguồn vốn là nội dung ưu tiên trọng tâm trong chỉ đạo và tổ chức.
Sơn La: Phát triển chuỗi liên kết cho đồng bào dân tộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Sẽ giám sát nguồn vốn triển khai

Cần phải xác định rõ việc lồng ghép nguồn vốn

Để triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025; phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025; Chính phủ đã ban hành quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Như vậy, các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 đã có Ban Chỉ đạo chung, có cơ chế chung về quản lý và tổ chức thực hiện.

Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi: Cần lồng ghép nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc giang được vay vốn tạo việc làm
Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi: Cần lồng ghép nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc giang được vay vốn tạo việc làm

Để thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trên cùng 1 địa bàn, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng các bộ, ngành, đặc biệt là các địa phương cần phải xác định rõ việc lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia là nội dung ưu tiên trọng tâm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình; ban hành Nghị quyết về nội dung này.

Về nguyên tắc, theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, việc lồng ghép nguồn vốn để thực hiện các dự án đầu tư, hoạt động, nội dung có cùng mục tiêu và trên cùng một địa bàn cấp xã, cấp huyện. Đảm bảo không làm thay đổi các mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình, dự án. Giảm thiểu chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung. Tránh dàn trải, lãng phí trong sử dụng vốn. Tập trung lồng ghép các nguồn vốn thực hiện nội dung, hoạt động trên địa bàn các huyện nghèo; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Xác định rõ tỷ lệ huy động, đóng góp vốn từng chương trình, dự án được lồng ghép; thống nhất định mức chi theo từng nội dung, hoạt động được lồng ghép….

Về nội dung lồng ghép, đối với nội dung hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội 74 huyện nghèo thuộc 26 tỉnh, 54 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thuộc 12 tỉnh (theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 – 2022) có hai nguồn vốn gồm nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Đối với nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng, thiết yếu trên địa bàn huyện nghèo phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo phục vụ dân sinh, sản xuất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; hỗ trợ duy tu và bảo dưỡng các công trình phục vụ dân sinh, sản xuất, thiết yếu trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Đối với nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ đầu tư các nội dung phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội theo tiêu chí nông thôn mới như: Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn xã, hạ tầng giao thông kết nối liên xã, liên huyện; Cải tạo và nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn theo hướng an toàn, tin cậy, ổn định và đảm bảo mỹ quan; Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, chợ an toàn thực phẩm cấp xã; các chợ trung tâm, chợ đầu mối, trung tâm thu mua - cung ứng nông sản an toàn cấp huyện;…

Đối với nội dung hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 – 2025 theo Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ như sau: Việc sử dụng nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tập trung ưu tiên lồng ghép nguồn vốn hỗ trợ đầu tư trọng tâm, trọng điểm và duy tu, bảo dưỡng một số công trình giao thông liên xã trên địa bàn huyện nghèo phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, lưu thông hàng hóa nhằm tạo sự đột phá, tạo động lực phát triển, tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân; Nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới sẽ hỗ trợ đầu tư các nội dung phát triển cơ sở hạ tầng khác đạt chuẩn nông thôn mới.

Ngoài ra, cần lồng ghép nguồn vốn triển khai các dự án giảm nghèo nhằm tạo sinh kế, việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo theo các mô hình tổ chức sản xuất (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ gia đình, cộng đồng dân cư) phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương.

Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn

Về thẩm quyền ban hành cơ chế lồng ghép, Bộ Lao Động Thương binh và xã hội cho rằng, UBND cấp tỉnh xây dựng, trình HĐND cùng cấp ban hành cơ chế lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 40 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Trình tự xây dựng kế hoạch lồng ghép và phân bổ các nguồn vốn thực hiện đảm bảo theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Để thực hiện hiệu quả việc lồng ghép nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị, các địa phương cần khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo thẩm quyền; hoàn thành ngay việc giao vốn và tổ chức thực hiện các Chương trình.

Bên cạnh đó, đề nghị UBND cấp tỉnh xây dựng cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, trình HĐND cùng cấp xem xét, ban hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 40 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Đồng thời, đề nghị các địa phương ưu tiên bố trí nguồn lực, lồng ghép nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tập trung hỗ trợ đầu tư cho 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh (theo Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số nội dung hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 – 2025) đăng ký thoát nghèo đến năm 2025, xây dựng các tiêu chí nông thôn mới.

Nguyễn Hạnh

Tin mới nhất

Hoà Bình: Phấn đấu 30% sản phẩm nông nghiệp được chế biến

Hoà Bình: Phấn đấu 30% sản phẩm nông nghiệp được chế biến

Tỉnh Hoà Bình đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 4,5-5%/năm; tỷ lệ hàng hóa qua chế biến đạt 30%.
Bắc Kạn cần duy trì và nâng cao bền vững tỷ lệ che phủ rừng

Bắc Kạn cần duy trì và nâng cao bền vững tỷ lệ che phủ rừng

Tỉnh Bắc Kạn cần tập trung xử lý các vấn đề nóng,tồn đọng trong thực tiễn, có các giải pháp căn cơ để duy trì, nâng cao bền vững tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn
Đắk Nông: Phát triển rừng gắn với tạo sinh kế cho đồng bào

Đắk Nông: Phát triển rừng gắn với tạo sinh kế cho đồng bào

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên không chỉ quan tâm đến công tác bảo vệ, phát triển rừng, mà còn mang lại sự no ấm cho vùng đồng bào DTTS tại chỗ.
Thừa Thiên Huế: Những “sinh kế” giúp huyện miền núi A Lưới giảm nghèo

Thừa Thiên Huế: Những “sinh kế” giúp huyện miền núi A Lưới giảm nghèo

Chính quyền các cấp, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chung tay hỗ trợ vật nuôi, cây trồng, đào tạo nhân lực… từng bước giúp huyện miền núi A Lưới từng bước giảm nghèo.
Vẫn còn hơn 3,3 triệu ha rừng và đất rừng chưa có chủ

Vẫn còn hơn 3,3 triệu ha rừng và đất rừng chưa có chủ

Vấn đề rừng chưa có chủ đã tồn tại nhiều năm qua, trong khi hàng nghìn hộ dân sống ở các vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số đang rất thiếu đất sản xuất.

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An: Tiến độ triển khai chương trình mục tiêu quốc gia quá chậm

Nghệ An: Tiến độ triển khai chương trình mục tiêu quốc gia quá chậm

Việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Nghệ An hiện đang quá chậm so với mục tiêu, yêu cầu đề ra.
Điện Biên: Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế

Điện Biên: Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế

Điện Biên tập trung rà soát, nghiên cứu, ưu tiên lựa chọn những ngành, lĩnh vực có thế mạnh để mời gọi, thu hút đầu tư như phát triển cây dược liệu có giá trị.
Thanh Hóa: Đồng bào dân tộc ở bản Pượn ngóng đường dân sinh bao giờ mới làm trở lại

Thanh Hóa: Đồng bào dân tộc ở bản Pượn ngóng đường dân sinh bao giờ mới làm trở lại

Nhiều tháng nay, gần 200 nhân khẩu đồng bào dân tộc Thái, Mường ở bản Pượn ngóng tuyến đường vào bản thi công dang dở bao giờ mới được triển khai trở lại.
Longform | Đắk Nông: Đánh thức tương lai xanh trên vùng đất đỏ

Longform | Đắk Nông: Đánh thức tương lai xanh trên vùng đất đỏ

Sau 20 năm thành lập tỉnh, từ một địa phương nghèo khó nhất vùng Tây Nguyên, đến nay Đắk Nông đã đạt được những thành quả nhất định.
5 đảng viên giúp 1 hộ dân thoát nghèo: Mô hình hiệu quả cần nhân rộng

5 đảng viên giúp 1 hộ dân thoát nghèo: Mô hình hiệu quả cần nhân rộng

Từ năm 2020 đến nay, huyện uỷ Đắk Song đã triển khai hiệu quả mô hình “5 đảng viên giúp 1 hộ dân thoát nghèo”, giúp đỡ hộ nghèo thoát nghèo bền vững.
Giáo dục nghề nghiệp giúp giảm nghèo bền vững

Giáo dục nghề nghiệp giúp giảm nghèo bền vững

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, bên cạnh các công cụ khác, việc thúc đẩy các chương trình giáo dục nghề nghiệp được coi là giải pháp hiệu quả.
Đắk Nông: Khẩn trương hoàn thành chương trình "Sóng và máy tính cho em"

Đắk Nông: Khẩn trương hoàn thành chương trình "Sóng và máy tính cho em"

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Tôn Thị Ngọc Hạnh giao Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh khẩn trương hoàn thành chương trình "Sóng và máy tính cho em".
Đắk Nông: Ngăn tình trạng học sinh bỏ học đi làm công nhân

Đắk Nông: Ngăn tình trạng học sinh bỏ học đi làm công nhân

UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo các đơn vị có liên quan khắc phục tình trạng học sinh bỏ học đi lao động trái quy định.
Chính sách nông nghiệp: Chìa khóa nâng cao giá trị nông sản Sơn La

Chính sách nông nghiệp: Chìa khóa nâng cao giá trị nông sản Sơn La

Chính sách nông nghiệp Sơn La đã được xây dựng với mục tiêu xây dựng Sơn La trở thành trung tâm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của vùng Tây Bắc.
Vui "Ngày hội Biên phòng toàn dân" tại xã biên giới tỉnh Đắk Nông

Vui "Ngày hội Biên phòng toàn dân" tại xã biên giới tỉnh Đắk Nông

Thông qua Ngày hội Biên phòng toàn dân, thúc đẩy hơn nữa tình đoàn kết quân dân và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn biên giới tỉnh Đắk Nông.
Đơn vị hành chính tỉnh Thái Nguyên thay đổi ra sao sau ngày 10/4?

Đơn vị hành chính tỉnh Thái Nguyên thay đổi ra sao sau ngày 10/4?

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 6 huyện và 3 thành phố; 177 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 126 xã, 41 phường và 10 thị trấn.
Chính sách dân tộc phải phù hợp với văn hóa và tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số

Chính sách dân tộc phải phù hợp với văn hóa và tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu, chính sách dân tộc phải phát huy thế mạnh từng vùng, miền và phù hợp với văn hóa, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động phát triển kinh tế, xã hội vùng Tây Nguyên

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động phát triển kinh tế, xã hội vùng Tây Nguyên

Bộ Công Thương đã đề ra kế hoạch, phương hướng phát triển kinh tế, xã hội vùng Tây Nguyên theo tinh thần Nghị quyết số 152/NQ-CP của Chính phủ.
Hiệu quả mô hình "Đảng viên 5 cộng 1” tại xã miền núi tỉnh Đắk Nông

Hiệu quả mô hình "Đảng viên 5 cộng 1” tại xã miền núi tỉnh Đắk Nông

Bằng phương pháp "trao cần câu, không cho con cá", các Đảng viên xã miền núi tỉnh Đắk Nông đã sát cánh cùng những hộ nghèo trên con đường vượt khó.
Sơn La: Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

Sơn La: Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

Tỉnh Sơn La xác định chuyển đổi số và ứng dụng thương mại điện tử là "chìa khóa" phát triển bền vững nông nghiệp và là con đường đưa nông dân thoát nghèo.
Đắk Nông tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Đắk Nông tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Ngày 17/2, Tỉnh ủy Đắk Nông tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, Khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam: Những con số nhiều ý nghĩa

Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam: Những con số nhiều ý nghĩa

Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam năm 2022 vẫn được quan tâm trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Kon Tum: Các hộ nghèo vay vốn trồng sâm được khoanh nợ

Kon Tum: Các hộ nghèo vay vốn trồng sâm được khoanh nợ

Ngân hàng Chính sách xã hội khoanh nợ cho các hộ dân nghèo trồng sâm bị chết trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum với số tiền 3,6 tỷ đồng.
Nỗ lực, cố gắng hơn nữa để triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia

Nỗ lực, cố gắng hơn nữa để triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa có chuyến công tác từ Bắc đến Nam để lắng nghe kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.
Tây Nguyên cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các chương trình MTQG

Tây Nguyên cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các chương trình MTQG

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị các tỉnh Tây Nguyên cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động