Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn còn bất cập, chưa sát với tình hình thực tiễn; nhiều địa phương sử dụng kết quả từ điều tra dân tộc thiểu số cũ.
Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai Quy định mới về hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo

Giải quyết những vấn đề cấp bách

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tại Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021.

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?
Nhiều địa phương chủ động có cách làm hay, phù hợp với thực tế trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Chương trình được có kinh phí tối thiểu là 137.664 tỷ đồng (trong đó vốn đầu tư 50.000 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 54.323 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương là 10.016 tỷ đồng; vốn vay tín dụng chính sách 19.727 tỷ đồng; vốn huy động hợp pháp khác 2.967 tỷ đồng). Chương trình gồm 10 dự án, 14 Tiểu dự án, thực hiện trên địa bàn 49 tỉnh.

Thông tin về tình hình triển khai thực hiện chương trình, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, quá trình triển khai thực hiện đã bám sát mục tiêu tổng quát của Chương trình như “Giảm nghèo nhanh, bền vững, giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn, sắp xếp ổn định dân cư, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, thu hẹp dần khoảng cách mức sống, thu nhập so với bình quân chung của cả nước...”.

Chương trình thực hiện đã tích hợp hơn 118 văn bản chính sách dân tộc ở giai đoạn trước. Do đó, đã bước đầu khắc phục được tình trạng manh mún, dàn trải để tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, giải quyết những vấn đề cấp bách về kinh tế, xã hội ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Đến tháng 6/2023, các văn bản chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Chương trình, cơ bản đã hoàn thành. Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương đã ban hành 58 văn bản; ở mỗi địa phương ban hành từ 40 - 50 văn bản liên quan. Nhiều địa phương chủ động có cách làm hay, phù hợp với thực tế.

Vốn ngân sách Trung ương trung hạn và hàng năm của Chương trình đã được phân bổ hết cho các địa phương, đảm bảo theo quy định. Ở địa phương việc phân bổ ngân sách theo đúng tiêu chí, định mức và hướng dẫn của Trung ương.

Kết quả giải ngân từ năm 2021 - 2023 đã hoàn thành và thanh toán vốn Trung ương đạt 18,9% so với kế hoạch trung hạn, trong đó vốn đầu tư phát triển: 19,5%; vốn sự nghiệp 12,3%.

Mặc dù còn nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện, nhưng theo báo cáo của Chính phủ tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2022 giảm 3,4%, đạt và vượt mục tiêu kế hoạch giao; nhiều chỉ tiêu về hạ tầng, kinh tế - xã hội khác cơ bản đều đạt so với mục tiêu của Chương trình. Chính phủ cam kết hoàn thành giải ngân 100% vốn và đạt được các chỉ tiêu đặt ra trong Nghị quyết Quốc hội đến năm 2025 - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho hay.

Phân bổ vốn còn nhiều bất cập, chưa sát với thực tiễn

Bên cạnh đó, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai chương trình. Cụ thể, việc ban hành các văn bản quản lý rất chậm, sau hơn 1 năm 2 tháng, kể từ khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 120/2020/QH14, Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định 1719/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình.

Theo đó, các bộ, ngành ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các dự án, tiểu dự án cũng chậm; chất lượng văn bản thấp, hầu hết các văn bản hướng dẫn phải đính chính, sửa đổi sau khi ban hành (đặc biệt là Thông tư 02/2022/TT-UBDT).

Cá biệt, có dự án thuộc Chương trình đến nay vẫn chưa có hướng dẫn như: Chính sách dân tộc khó khăn, có khó khăn đặc thù; bộ tài liệu về đào tạo cán bộ, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng…).

Mô hình chỉ đạo, điều hành còn bất cập, chưa có sự kiện toàn, thống nhất giữa Trung ương và địa phương. Đến tháng 6/2023 vẫn còn 21 tỉnh chưa thành lập Tổ Công tác. Cơ quan thường trực chương trình giao về cơ quan công tác dân tộc, nhưng hiện nay ở cấp huyện nhiều địa phương không có phòng dân tộc như Bắc Kạn, Lạng Sơn…

Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn còn nhiều bất cập, chưa sát với tình hình thực tiễn, nhiều địa phương sử dụng kết quả từ điều tra dân tộc thiểu số từ năm 2019 đến nay, đối tượng địa bàn thực hiện chương trình đã không còn phù hợp: Một số địa phương không có đối tượng nhưng vẫn được phân bổ, giao vốn; giao vốn manh mún, mức vốn thấp (Tây Ninh, Sơn La, Hậu Giang...).

Việc xây dựng, xác định mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình chưa thực sự sát với thực tiễn vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Huy động các nguồn lực từ doanh nghiệp, cá nhân và đóng góp của người dân gặp nhiều khó khăn, đạt thấp so với các năm trước.

Bố trí vốn đối ứng của nhiều tỉnh nghèo, ngân sách phụ thuộc vào Trung ương đạt thấp: Năm 2022, có 09 tỉnh và năm 2023 có 6 tỉnh không bố trí vốn đối ứng; chỉ ưu tiên bố trí cho 1 - 2 dự án hoặc bố trí rất ít - ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nêu.

Giải ngân của chương trình đến nay đạt rất thấp; theo kết quả rà soát, kết quả giải ngân kế hoạch vốn năm từ 2021 - 2023: Cả nước có 4 địa phương đạt dưới 5%; có 6 địa phương đạt 5 - 10%; chỉ có 3 địa phương đạt trên 50%.

Trong tổng số 420 lượt dự án của Chương trình đang triển khai ở các địa phương có: 25,24% giải ngân đạt dưới 5% (trong đó không giải ngân được 7,14%); 4,29% đạt từ 50% trở lên; một số địa phương có trên 5 dự án giải ngân đạt dưới 5%; nhất là các dự án giải quyết các đề cấp bách của đồng bào dân tộc thiểu số như: Dự án 1, về hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt mới giải ngân được 11,8%; Dự án 3, hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp là nội dung quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân giải ngân được 3,1%.

Theo báo cáo của Chính phủ, đa số các chỉ tiêu của chương trình đến nay đều đạt và vượt so với kế hoạch (có 4/7 nhóm chỉ tiêu hoàn thành; 9 nhóm chỉ tiêu sớm hoàn thành) mặc dù giải ngân đạt thấp (mới đạt 18,9%) và đang có nhiều khó khăn, vướng mắc.

Vì vậy, cần phải rà soát và đánh giá lại các chỉ tiêu này, vì trên thực tế “đời sống đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế, xã hội phát triển chậm; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy cơ tái nghèo cao; khoảng cách giàu nghèo có xu hướng gia tăng”.

Khả năng đạt mức thu nhập bình quân vùng dân tộc thiểu số tăng 2 lần so với 2020, các chỉ tiêu về hạ tầng kinh tế - xã hội; giải quyết các vấn đề cơ bản về tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, quy hoạch dân cư và các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội khác trong bối cảnh hiện nay là rất khó đạt được vào năm 2025.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chương trình mục tiêu quốc gia

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lập nhóm thông tin chốt kiểm tra nồng độ cồn: Cách “né” tốt nhất là… tuân thủ pháp luật!

Lập nhóm thông tin chốt kiểm tra nồng độ cồn: Cách “né” tốt nhất là… tuân thủ pháp luật!

Trên mạng xã hội, đặc biệt là facebook có hàng trăm hội nhóm công khai chỉ với mục đích thông tin, đối phó với lực lượng chức năng xử lý nồng độ cồn.
Thiếu kho dữ liệu sạch và công cụ phân tích, thị trường bất động sản sẽ mãi “lập lờ”

Thiếu kho dữ liệu sạch và công cụ phân tích, thị trường bất động sản sẽ mãi “lập lờ”

Các báo cáo, phân tích thị trường bất động sản bị công bố một cách tràn lan, thiếu quy chuẩn, tạo nên một “bức tranh méo mó” và không toàn diện.
“Sập bẫy” lừa đảo trên mạng xã hội: Do cả tin hay lòng tham khó chế ngự?

“Sập bẫy” lừa đảo trên mạng xã hội: Do cả tin hay lòng tham khó chế ngự?

Mặc dù các vụ lừa đảo thông qua mạng xã hội diễn ra liên tục thời gian qua nhưng vẫn có nhiều người “sập bẫy”, nguyên nhân do cả tin hay lòng tham khó chế ngự?
McDonald

McDonald's 'câu khách' từ câu chuyện thương tâm của Mèo Béo, nghĩ về văn hóa kinh doanh

Dù McDonald's đã đăng đàn xin lỗi, song từ việc lợi dụng câu chuyện thương tâm của Mèo Béo để 'đu trend' bán hàng cần nghĩ đến văn hóa kinh doanh hiện nay.
Lan truyền clip nhạy cảm trên mạng xã hội: Xin đừng vô cảm!

Lan truyền clip nhạy cảm trên mạng xã hội: Xin đừng vô cảm!

Lan truyền những hình ảnh, clip nhạy cảm mang tính riêng tư của người khác trên mạng xã hội là vi phạm pháp luật, là vô cảm, xã hội cần lên án.

Tin cùng chuyên mục

Du lịch "lột xác" và câu chuyện từ xứ Thanh

Du lịch "lột xác" và câu chuyện từ xứ Thanh

Trong 5 ngày kỳ nghỉ lễ, Thanh Hóa là địa phương đón lượng khách đông nhất trên cả nước với trên 1,5 triệu lượt, tổng doanh thu du lịch đạt hơn 3.800 tỷ đồng.
Góp tiền tổ chức lễ tri ân thầy cô: Đừng "biến tướng" chạy theo hình thức, lãng phí

Góp tiền tổ chức lễ tri ân thầy cô: Đừng "biến tướng" chạy theo hình thức, lãng phí

"Tôn sư trọng đạo" vốn dĩ là truyền thống tốt đẹp, việc tri ân thầy cô cũng là chuyện bình thường, song không nên chạy theo phong trào, quá coi trọng hình thức.
‘Hành quân xuyên Việt’ hay câu view bán hàng?

‘Hành quân xuyên Việt’ hay câu view bán hàng?

Hai thanh niên liên tục đăng video với nội dung "hành quân xuyên Việt", thu hút lượng lớn người theo dõi liệu có hướng đến mục đích cuối cùng là bán hàng?
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Những nỗi đau không thể bù đắp

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Những nỗi đau không thể bù đắp

Vụ tai nạn lao động tại Yên Bái khiến 7 người chết chưa nguôi ngoai thì Đồng Nai lại có 6 người tử vong do nổ lò hơi - đây là những nỗi đau không thể bù đắp.
Nỗi oan bà bán dứa và hệ luỵ từ những thông tin

Nỗi oan bà bán dứa và hệ luỵ từ những thông tin ''một nửa sự thật''

Vụ việc “500 nghìn đồng 3 quả dứa” đã khép lại với kết luận từ cơ quan công an: “Bà bán dứa bị oan”.
Ai sẽ hưởng lợi khi cổ xuý trào lưu xuyên tạc ‘điện mặt trời 0 đồng’?

Ai sẽ hưởng lợi khi cổ xuý trào lưu xuyên tạc ‘điện mặt trời 0 đồng’?

Nhiều người không tìm hiểu kỹ những chính sách về điện, đã “múa phím như đúng rồi" về việc quản lý, định hướng phát triển ngành điện nước ta.
Ai đứng sau luận điệu xuyên tạc về điện mặt trời dư thừa nhưng sai quy hoạch?

Ai đứng sau luận điệu xuyên tạc về điện mặt trời dư thừa nhưng sai quy hoạch?

Nhiều luận điệu xuyên tạc, quy chụp về điện mặt trời dư thừa nhưng sai qui hoachđể dắt mũi dư luận nhằm phục vụ lợi ích nhóm.
Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt là một trong những hệ lụy của hạn hán, xâm nhập mặn mà người dân khu vực ven biển miền Tây Nam Bộ đã, đang và phải tiếp tục đối mặt.
Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Việc xây dựng một nền sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ tốt hơn và quản lý phù hợp, kết hợp chế biến sâu sẽ giúp nâng cao chuỗi giá trị cho xuất khẩu gạo.
Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, nếu dư phát lên lưới với giá 0 đồng, được cho là nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống điện, hỗ trợ nhà đầu tư.
Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

TikTok phải ủy quyền cho pháp nhân ở Việt Nam quản lý nội dung, có như vậy mới xử lý triệt để các tồn tại, mối nguy cho an ninh quốc gia.
Vàng ế và bài toán nguồn cung cho thị trường vẫn chưa chốt lời giải

Vàng ế và bài toán nguồn cung cho thị trường vẫn chưa chốt lời giải

Câu chuyện đảm bảo nguồn cung cho thị trường vàng, đưa giá vàng trong nước tiệm cận giá thế giới không thể giải quyết thấu đáo ngày một, ngày hai.
Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động đau lòng khiến 7 công nhân tử vong tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thực sự là bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động.
Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Những hành vi phát tán tin giả, sai sự thật, vu khống, nói xấu, kích động, gieo rắc hoài nghi về lãnh đạo Đảng, Nhà nước... cần phải xử lý nghiêm khắc hơn nữa.
Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh căng thẳng chính trị tiếp tục leo thang, các doanh nghiệp xuất khẩu lại một lần nữa đứng trước nguy cơ đứt gãy đơn hàng.
Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Thiếu vốn đầu tư dây chuyền công nghệ đáp ứng nhu cầu sản xuất là một trong những rào cản khiến doanh nghiệp đang bỏ lỡ cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Chưa đầy một năm, Chính phủ đã liên tiếp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc quản lý thị trường vàng, nhằm ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người mua.
Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Kinh doanh vàng có nguồn gốc rõ ràng, không nhái thương hiệu như PNJ thì không phải đóng cửa, không phải lo việc bị lực lượng chức năng kiểm tra.
Đấu thầu vàng - lời giải cho bài toán quản lý thị trường vàng hay chỉ là giải pháp ngắn hạn?

Đấu thầu vàng - lời giải cho bài toán quản lý thị trường vàng hay chỉ là giải pháp ngắn hạn?

Câu chuyện đấu thầu vàng đang được dư luận rất quan tâm, song lại nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia, nhà kinh tế.
Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị

Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị

Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị, nhưng để chuỗi này vận hành “trơn tru” thì cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó, cần thái độ và quy mô hợp tác đủ lớn
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động