Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam với kỳ vọng phát triển sâm Ngọc Linh trở thành ngành công nghiệp "tỷ đô" trong tương lai không xa.
Quảng Nam: Gỡ khó cho doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh tiếp cận nguồn vốn vay Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia Longform | Quảng Nam: Tiếp thêm động lực đưa Sâm Ngọc Linh vươn ra thế giới

Ông Hồ Quang Bửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - một trong những người đặt viên gạch đầu tiên cho sự phát triển sâm Ngọc Linh tại tỉnh Quảng Nam và nâng tầm “cây xóa đói giảm nghèo” ở vùng dân tộc thiểu số đã có cuộc chia sẻ thú vị với phóng viên Báo Công Thương.

PV: Ông nhìn nhận như thế nào về giá trị của sâm Ngọc Linh?

Ông Hồ Quang Bửu: Trước khi có sự phát hiện từ phía các nhà khoa học, sâm Ngọc Linh đã có từ rất lâu đời và được đồng bào dân tộc Xê Đăng sử dụng như một loại củ rừng, hay còn gọi “cây thuốc giấu” để chữa các loại bệnh khi cần.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh
Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Trải qua nhiều lần nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy rằng sâm Ngọc Linh có đến 52 hợp chất saponin (hiện vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và xác định sâm Ngọc Linh chứa nhiều hơn 52 hợp chất saponin như đã được công bố trước đây – PV) và là 1 trong 5 loại sâm quý của thế giới cùng với Hàn Quốc, Mỹ, Canada và Nga.

Có điều đặc biệt, các loại sâm kia được trồng ở vùng ôn đới, còn riêng Việt Nam thì sâm được trồng ở vùng nhiệt đới và củ sâm Việt Nam gần như không có tinh bột. Ở Quảng Nam, sâm Ngọc Linh được trồng ở núi Ngọc Linh (cao trên 1.500m so với mực nước biển), đây là đỉnh núi cao nhất dãy Trường Sơn, hệ sinh thái rất phong phú, đa dạng, quanh năm mát mẻ, độ mùn rất nhiều.

PV: Lúc nhận công tác tại huyện Nam Trà My với cương vị là Chủ tịch UBND huyện, ông đã bắt tay vào phát triển sâm Ngọc Linh như thế nào?

Ông Hồ Quang Bửu: Khi được giao nhiệm vụ công tác trên huyện Nam Trà My (năm 2014), lúc bấy giờ huyện Nam Trà My là một trong những huyện nghèo nhất nước, với tỉ lệ hộ nghèo thời điểm đó hơn 72%. Nơi đây là một vùng đất rộng, người thưa, đặc biệt có đến 97% là người đồng bào dân tộc thiểu số.

Giá trị sâm Ngọc Linh lúc đó chưa được nhiều người biết đến. Với mong muốn tạo sinh kế người dân tốt hơn, tôi cùng tập thể Ban thường vụ Huyện ủy Nam Trà My đã bàn với nhau làm sao để người dân bắt tay vào canh tác và thương mại loại cây dược liệu này này để nhiều người biết đến.

Với người dân, khi có chủ trương đúng, họ đã đồng thuận và cùng bắt tay và việc.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh
Việc nuôi trồng và phát triển sâm Ngọc Linh mang lại giá trị cao về kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Trước đây, bà con nơi đây chủ yếu là trồng lúa, ngô,… mà muốn trồng được thì phải phá rừng đốt rẫy khiến rừng bị xâm hại. Còn khi bắt tay vào trồng sâm Ngọc Linh và dược liệu thì ngược lại, bà con ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng.

Từ chủ trương của huyện ủy, sau đó có nghị quyết của HĐND huyện về bảo tồn và phát triển cây sâm và tiếp đến là ban hành kế hoạch và chương trình bảo tồn, phát triển và trình xuống tỉnh Quảng Nam. Đến giờ, cây sâm Ngọc Linh đã được di thực đến các huyện miền núi để phát triển và mang lại hiệu quả nhất định.

Việc trồng sâm Ngọc Linh mang lại 3 giá trị đó là giá trị kinh tế, bảo vệ rừng và đem lại giá trị sức khỏe cho con người.

PV: Sau khi sâm Ngọc Linh được "nâng tầm", Quảng Nam đã có định hướng phát triển như thế nào và tầm nhìn dài hạn ra sao, thưa ông?

Ông Hồ Quang Bửu: Chính phủ đã ban hành “Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng tới năm 2045”, đây là tín hiệu cực kỳ tốt. Với các kế hoạch, chương trình cụ thể, chúng ta sẽ sớm cạnh tranh với các nước sản xuất sâm lớn trên thế giới.

Mong muốn của tôi là các đơn vị liên quan sẽ tiếp tục nghiên cứu khoa học để di thực cây sâm dần dần xuống dưới và trở thành ngành công nghiệp sâm, đem lại sức khỏe cho người dân và ước mơ trở thành ngành công nghiệp tỷ đô trong tương lai không xa.

Tuy nhiên, để chương trình phát triển sâm Việt Nam đi vào thực tiễn, đầu tiên chúng ta phải triển khai nhanh, bởi vì Hàn Quốc đã đi trước chúng ta rất lâu. Nếu chúng ta đi chậm thì mãi mãi đi sau họ.

Chính vì vậy, đầu tiên chúng ta phải tuyên truyền cây sâm Việt Nam là một loại rất quý. Thứ hai, cần phải có nguồn lực cụ thể (từ trung ương, đia phương và ngoài xã hội) để đầu tư, phát triển Sâm Ngọc Linh thành sản phẩm quốc gia. Thứ ba, từ các nguồn lực chúng ta cần phải nghiên cứu khoa học, di thực, làm ra nhiều sản phẩm đồng thời quảng bá sản phẩm trong và ngoài nước. Phải tạo cơ chế, khơi thông nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh
Quang cảnh nhà máy nhân giống, chế biến sâm Ngọc linh của Sam Sam Group tại TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Đặc biệt, cần phải có hành lang pháp lý để hỗ trợ cho việc phát triển và phải có kế hoạch rõ ràng để thực hiện. Cụ thể, hành lang pháp lý phải thông thoáng, phù hợp với thực tế để các thành phần kinh tế bên ngoài cùng bắt tay vào thực hiện. Có như vậy thì dần mới hành thành nên ngành công nghiệp sâm.

Để có được hành lang pháp lý, trước tiên ta phải học hỏi xem ở các nước phát triển sâm lớn (đặc biệt là Hàn Quốc) họ làm như thế nào? Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp ra sao? để từ đó chúng ta có thể áp dụng.

PV: Theo ông, chúng ta cần phải làm gì để sâm Ngọc Linh trở thành ngành công nghiệp tỷ đô”?

Ông Hồ Quang Bửu: Có nhiều bài học nhìn từ câu chuyện phát triển thương hiệu nhân sâm của Hàn Quốc. Hiện họ xây dựng các chương trình, lồng ghép sâm Ngọc Linh vào các ngành công nghiệp khác để quảng bá. Họ không chỉ quảng bá theo cách thông thường, mà ở đó các doanh nghiệp sản xuất nhân sâm Hàn Quốc đã liên kết với các doanh nghiệp du lịch để tổ chức các tour tham quan cơ sở trồng trọt và chế biến nhân sâm. Đồng thời, để thúc đẩy ngành sâm phát triển bền vững, Hàn Quốc còn có đạo luật ngành nhân sâm. Theo thống kê, nền công nghiệp nhân sâm Hàn Quốc đã cán mốc khoảng 100 tỷ đô/năm. Còn với Việt Nam, hiện mới chỉ vài chục triệu đô – rất là nhỏ bé so với sự phát triển sâm của nước bạn.

Trong thời đại thế giới phẳng như thế này, có thể họ đi trước mình quá xa.

Tuy nhiên không vì thế mà chùn bước! Nếu muốn thành công thì phải làm sớm, có đi mới có đến!

PV: Việc quảng bá, xúc tiến đóng vai trò như thế nào trong việc đưa sâm Ngọc Linh đến gần hơn với người tiêu dùng, thưa ông?

Ông Hồ Quang Bửu: Dù bất kỳ sản phẩm gì thì vai trò truyền thông, quảng bá cũng đều cực kỳ quan trọng. Đầu tiên là với sự các cơ chế, chính sách của Nhà nước, Chính phủ vì đây là sản phẩm quốc gia.

Tiếp đến, mọi người chúng ta cùng góp một "viên gạch" để tham gia quảng bá sâm Ngọc Linh. Có như vậy mới dần thu hẹp khoảng cách so với các nước khác, đồng thời góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Theo tôi nghĩ, nên có ngày người Việt Nam dùng sâm Việt Nam, như thế mọi người sẽ dần biết đến giá trị của loại cây này hơn. Việc truyền thông, quảng bá cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức khác nhau chứ không phải làm ngày một ngày hai. Có như vậy thì mới có được kết quả mà chúng ta mong muốn.

Trước tình trạng giả sâm Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam hoan nghênh huyện Nam Trà My vì có phiên chợ sâm Ngọc Linh được tổ chức hàng tháng. Tại đây, các sản phẩm được sản xuất từ sâm Ngọc Linh cam kết 100% là thật. Đây là nơi khách hàng có thể tin tưởng chọn mua.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh
Phien chợ sâm Ngọc Linh được tổ chức hàng tháng tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

Một việc nữa, trong “Dược điển Việt Nam”, sâm Việt Nam được chú thích còn mang tính chung chung, vô tình các sản phẩm khác như: hồng đẳng sâm, sâm nam, tam thất… khi đi kiểm định cũng cho ra kết quả có cùng giá trị. Cần phân tầng rõ ràng sâm Ngọc Linh vì loại cây này hiện có thể sống ở nhiều địa phương, tuy nhiên hàm lượng trong củ sâm ở mỗi vùng sẽ khác nhau.

PV: Ông có thể cho biết, tỉnh Quảng Nam đã có các chủ trương, cơ chế nào để hỗ trợ, thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh?

Ông Hồ Quang Bửu: Để phát triển sâm Ngọc Linh thành thương hiệu quốc gia và định hướng đến năm 2045 trở thành thương hiệu quốc tế, tỉnh đang tập trung đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với người dân đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, khai thác, đồng thời đầu tư chế biến sâu các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh. Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng đề án phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.

Từ đó, khi các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất các sản phẩm từ dược liệu nói chung và đặc biệt là sâm Ngọc Linh sẽ được tỉnh hưởng một số ưu đãi như: hỗ trợ kinh phí khi làm nhà máy, thuế thuê đất… Ngoài ra, các đơn vị sẽ được tỉnh ưu tiên hỗ trợ xúc tiến thương mại ở nhiều địa phương trong nước và nước ngoài.

Xin cảm ơn ông!

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Thành lập Hiệp hội sản xuất sâm Việt Nam là việc nên làm để làm sao ngành sâm phát triển ngang tầm với các nước trên thế giới. Chúng tôi ủng hộ việc đó, còn cách làm như thế nào thì phải do cách thức hoạt động của hiệp hội làm sao cho phù hợp, nếu làm tốt thì các địa phương, doanh nghiệp sẽ cùng tham gia...
Thực hiện: Xuân Hoài - Hạ Vĩ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sâm Ngọc Linh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thái Nguyên "mở rộng cửa" đón các nhà đầu tư nước ngoài

Thái Nguyên "mở rộng cửa" đón các nhà đầu tư nước ngoài

Thái Nguyên cam kết hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đến khảo sát, hợp tác, đầu tư tại tỉnh.
Nhận diện thách thức, xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Nhận diện thách thức, xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Hiện nay, có nhiều nút thắt cần được tháo gỡ để Bà Rịa - Vũng Tàu hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành trung tâm kinh tế biển quốc gia vào năm 2030.
TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư 650 tỷ đồng lắp đặt điện mặt trời áp mái cho 440 trụ sở công

TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư 650 tỷ đồng lắp đặt điện mặt trời áp mái cho 440 trụ sở công

Tổng số trụ sở cơ quan, đơn vị công lắp đặt điện mặt trời áp mái là 440 trụ sở với tổng công suất khoảng 43,312 MWp, dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 650 tỷ đồng.
Lâm Đồng: Quyết tâm phối hợp giữ vững rừng giáp ranh

Lâm Đồng: Quyết tâm phối hợp giữ vững rừng giáp ranh

Trong mọi tình huống, không chủ quan, lơ là công tác quản lý, bảo vệ rừng tại khu vực giáp ranh giữa tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận.
Lai Châu: Đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải

Lai Châu: Đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải

Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải tỉnh Lai Châu đã đổi thoại với các đơn vị quản lý, khai thác bến xe, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải.

Tin cùng chuyên mục

Phú Yên: Dừng thi công dự án nếu phát hiện nguy cơ mất an toàn

Phú Yên: Dừng thi công dự án nếu phát hiện nguy cơ mất an toàn

Phú Yên yêu cầu các đơn vị, địa phương cương quyết dừng thi công xây dựng các dự án, công trình khi phát hiện có nguy cơ mất an toàn.
Lạng Sơn: Tập huấn nâng cao nguồn nhân lực để phát triển sản phẩm OCOP

Lạng Sơn: Tập huấn nâng cao nguồn nhân lực để phát triển sản phẩm OCOP

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lạng Sơn tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao nguồn nhân lực cho Chương trình OCOP.
Lào Cai: Ông Nguyễn Minh Tuấn giữ chức Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

Lào Cai: Ông Nguyễn Minh Tuấn giữ chức Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

Ngày 16/5, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị công bố Quyết định điều động và bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.
Cảnh báo lũ quét, sạt lở, sụt lún đất khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa

Cảnh báo lũ quét, sạt lở, sụt lún đất khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa

Trong đêm 15 và ngày 16/5, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xảy ra mưa lớn kéo dài, người dân ở khu vực miền núi cần cảnh giác với lũ quét, sạt lở, sụt lún đất.
Bắc Giang: Hội thảo về Chuyển đổi số - Truy xuất nguồn gốc trong chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm

Bắc Giang: Hội thảo về Chuyển đổi số - Truy xuất nguồn gốc trong chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm

Ngày 15/5, diễn ra hội thảo “Chuyển đổi số - Truy xuất nguồn gốc trong chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm tại Bắc Giang” đã thu hút trên 100 doanh nghiệp...
Tìm giải pháp để phát triển ngành dược liệu và mỹ phẩm

Tìm giải pháp để phát triển ngành dược liệu và mỹ phẩm

Các chuyên gia đã đưa ra nhiều ý kiến để phát triển ngành dược liệu và mỹ phẩm một cách bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Khởi công cụm công nghiệp phía Đông Bắc thành phố Thanh Hóa với tổng mức đầu tư 156 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp phía Đông Bắc thành phố Thanh Hóa với tổng mức đầu tư 156 tỷ đồng

Tổng công ty CP Hợp Lực đã tổ chức Lễ khởi công Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp phía Đông Bắc TP. Thanh Hóa tổng mức đầu tư 156 tỷ đồng.
“Cải thiện môi trường kinh doanh chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”

“Cải thiện môi trường kinh doanh chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”

Quan điểm “cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc” đã giúp Quảng Ninh duy trì vị trí quán quân PCI 8 năm liền.
Nam Định: Ý Yên sớm tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất làm 3 đợt

Nam Định: Ý Yên sớm tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất làm 3 đợt

Lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định đề nghị huyện Ý Yên khẩn trương hoàn tất các thủ tục, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất làm 3 đợt.
Lào Cai: Rà soát các quy hoạch, cập nhật thông tin thường xuyên trong triển khai thực hiện

Lào Cai: Rà soát các quy hoạch, cập nhật thông tin thường xuyên trong triển khai thực hiện

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo sở, ngành, địa phương rà soát quy hoạch gắn với lĩnh vực, vùng, quy hoạch quốc gia... báo cáo vấn đề phát sinh hàng tháng.
Doanh nghiệp Cộng hoà Séc tìm cơ hội đầu tư vào Tuyên Quang

Doanh nghiệp Cộng hoà Séc tìm cơ hội đầu tư vào Tuyên Quang

Với nhiều tiềm năng và lợi thế, những năm gần đây Tuyên Quang đang là "miền đất hứa" cho các doanh nghiệp nước ngoài tìm cơ hội hợp tác đầu tư.
Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Thanh Thuỷ tổng kết phong trào thi đua quyết thắng

Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Thanh Thuỷ tổng kết phong trào thi đua quyết thắng

Ngày 15/5 tại Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (BĐBP Hà Giang) đã diễn ra Hội nghị tổng kết phong trào thi đua quyết thắng giai đoạn 2019-2024.
Bắc Giang: Dự kiến huy động hơn 28.000 tỷ đồng cho giáo dục

Bắc Giang: Dự kiến huy động hơn 28.000 tỷ đồng cho giáo dục

Từ nay đến năm 2030, tỉnh Bắc Giang dự kiến huy động khoảng 28.478 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học.
Thừa Thiên Huế: Nhiều đơn vị tài trợ lễ hội Festival Huế 2024

Thừa Thiên Huế: Nhiều đơn vị tài trợ lễ hội Festival Huế 2024

Ban tổ chức Festival Huế (Thừa Thiên Huế) tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tài trợ với các đơn vị ngân hàng BIDV, VietinBank và Tập đoàn BRG.
Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VII

Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VII

Thành ủy Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức “Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VII năm 2024”.
Bến Tre: Sắp tới ưu tiên thu hút đầu tư những dự án nào?

Bến Tre: Sắp tới ưu tiên thu hút đầu tư những dự án nào?

Trong thời gian tới, tỉnh Bến Tre sẽ ưu tiên thu hút đầu tư đối với các dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch...
Sở Công Thương Bình Dương thông tin về kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Sở Công Thương Bình Dương thông tin về kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Sở Công Thương Bình Dương vừa tổ chức họp báo thông tin về kế hoạch, lộ trình di dời các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hiện trạng dự án đập ngăn mặn  ở Nha Trang chậm tiến độ nhiều năm

Hiện trạng dự án đập ngăn mặn ở Nha Trang chậm tiến độ nhiều năm

Dự án đập ngăn mặn trên sông Cái Nha Trang khởi công tháng 9/2020, dự kiến hoàn thành cuối năm 2022 nhưng chậm tiến độ vì thiếu mặt bằng để thi công.
Sóc Trăng: Đề nghị 28 địa phương gửi đăng ký nhu cầu sử dụng cát biển để san lấp

Sóc Trăng: Đề nghị 28 địa phương gửi đăng ký nhu cầu sử dụng cát biển để san lấp

UBND tỉnh Sóc Trăng vừa có văn bản gửi 28 tỉnh, thành phố trong cả nước về việc đăng ký nhu cầu sử dụng cát biển với mục đích để san lấp.
Dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4: Sẽ xử lý nghiêm hành vi cản trở thi công

Dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4: Sẽ xử lý nghiêm hành vi cản trở thi công

Tỉnh Đồng Nai yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi cản trở thi công gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động