Quảng Nam: Khôi phục làng nghề đan lát truyền thống của đồng bào Cơ Tu
24/11/2022 19:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Bảo tồn văn hóa đồng bào Cơ Tu gắn với phát triển du lịch sinh thái cộng đồng Quảng Nam: Bảo tồn trang phục truyền thống đồng bào thiểu số |
Nghề đan lát mây tre là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Cơ Tu tại 3 huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam. Thời gian qua, nghề đan lát đã tạo công ăn việc làm và thu nhập cho nhiều gia đình đồng bào Cơ Tu ở vùng cao này. Đặc biệt, ở nhiều thôn bản, đồng bào còn tổ chức không gian đan lát tập trung tại gươl, giúp thuận lợi trong việc học hỏi, truyền đạt kinh nghiệm lẫn nhau.
![]() |
Lớp học nghề vót mây tre tại nhà Gươl |
Gắn liền với quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt của đồng bào, với các sản phẩm đan lát như: Nia, giỏ, mâm ăn cơm, đơm bắt cá, gùi lúa, gùi gạo… đã phát huy giá trị sử dụng, trở thành sản phẩm hàng hóa. Để làm ra các sản phẩm đan lát truyền thống phải qua nhiều công đoạn thủ công, đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ. Bắt đầu từ việc vào rừng chọn nguyên liệu, sau đó chẻ sợi, phơi khô rồi mới đan sản phẩm. Nguyên liệu làm các sản phẩm đan lát thủ công truyền thống là mây, tre, lồ ô, dứa, sợi guột... được lấy trong rừng và phải qua một số công đoạn sơ chế công phu. Kỹ thuật đan lát của người Cơ Tu không khó nhưng đòi hỏi tính kiên trì. Để tạo ra được một sản phẩm đan lát đẹp và tinh xảo phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người đan, từ khâu tìm kiếm vật liệu đến sơ chế, kỹ thuật đan.
Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ kinh phí khôi phục lại nghề đan lát tại các xã Sông Kôn, huyện Đông Giang; xã Tr’Hy, huyện Tây Giang; xã Zduôih, huyện Nam Giang... Con em đồng bào Cơ Tu tại các làng nghề được học nghề và giới thiệu mẫu đan lát, mây tre của các tỉnh bạn.
Tại huyện Đông Giang - nơi có hơn 75% dân số là đồng bào Cơ Tu, nghệ nhân ở địa phương này duy trì nghề đan lát hiện không còn nhiều, chủ yếu ở các xã A Ting, xã Sông Kôn, xã A Rooi. Huyện Đông Giang đã tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình, dự án như dự án Trường Sơn Xanh, Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VietCraft)… để hỗ trợ, khôi phục nghề truyền thống.
![]() |
Các sản phẩm đan lát truyền thống của đồng bào đã trở thành hàng hóa |
Năm nay, với việc khởi động lại hoạt động du lịch, huyện Đông Giang đã triển khai tổ hợp tác đan lát để giữ nghề, đồng thời tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, tìm thị trường cho sản phẩm…. Thời gian tới, huyện sẽ tìm thêm giải pháp để các nghề truyền thống tại địa phương trở nên phổ thông hơn như đưa vào dạy ở các trường học hay xây dựng chỉ tiêu thi đua trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Đặc biệt, huyện xác định việc gìn giữ nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng là hướng đi quan trọng trong việc bảo tồn các nét văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu, trong đó có nghề đan lát mây tre.
Tương tự Đông Giang, huyện Tây Giang cũng đẩy mạnh công tác vận động, kêu gọi các già làng, nghệ nhân giữ lấy nghề đan lát bằng các hình thức truyền dạy cho con cháu. Đồng thời, khuyến khích thành lập mô hình sản xuất dưới dạng tổ hợp tác, nhóm hộ để nâng cao năng suất, chất lượng, từng bước đa dạng hóa sản phẩm. Tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, tìm thị trường ổn định cho sản phẩm…, góp phần tạo sinh kế, thu nhập ổn định, bảo vệ môi trường và bảo tồn bản sắc văn hóa. Sau một thời gian thí điểm, đến nay, nhiều sản phẩm của làng nghề Pơr’ning (huyện Tây Giang) đã được bán ra thị trường. Qua đánh giá, mặt hàng này rất bền về chất lượng sử dụng, giá cả lại phù hợp với đồng bào miền núi, mẫu mã ngày càng đa dạng.
Quảng Nam đã triển khai dự án hỗ trợ trên các hộ gia đình ở 10 xã thuộc 3 huyện Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang tham gia các hoạt động phát triển vùng nguyên liệu mây và đào tạo nghề đan lát thủ công. Đến nay, 150 ha nguyên liệu mây đã được trồng mới dưới những tán rừng và 50 ha mây tự nhiên được bảo vệ và khai thác bền vững. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Hà Giang: Chỉ dẫn địa lý giúp mở rộng cơ hội tiêu thụ nông sản

Thanh Hóa: Xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc Mông ở huyện Mường Lát

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Đà Nẵng: Quyết tâm thúc đẩy xã miền núi Hòa Bắc chuyển đổi số
Tin cùng chuyên mục

Bắc Kạn: Triển khai thực chất và hiệu quả công tác giảm nghèo thông tin

Người dân tộc Bru - Vân Kiều hiến đất, hiến vườn để mở đường cho bản

Mèo Vạc (Hà Giang) hỗ trợ phát triển các sản phẩm theo hướng hàng hóa

Quy định mới về hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo

Đổi thay trên An toàn khu Định Hóa

Huyện Quản Bạ (Hà Giang): Hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng hàng hóa

Đắk Lắk: Công bố nhãn hiệu “Sầu riêng Cư M’gar”

Lai Châu: Nâng cao giá trị sản phẩm chè

Sơn La: Điểm sáng từ các chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc

Hà Giang: Phát triển bền vững mật ong bạc hà trên cao nguyên đá Đồng Văn

Thủ tướng: Phát huy liên kết “6 nhà” để cộng hưởng sức mạnh, phát triển ngành công nghiệp sâm

Bài 3: Hướng tới chuỗi giá trị toàn diện

Bài 2: Những nút thắt lớn và bài toán thiếu nguồn cung nguyên liệu

Bài 1: Vì sao sống ở 'thủ phủ' luồng mà người dân vẫn không giàu?

Nâng cao giá trị và bảo vệ thương hiệu cho "quốc bảo" sâm Ngọc Linh

Lào Cai: Mở rộng thị trường cho sản phẩm của đồng bào dân tộc

Du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn: Cần đi tìm "chìa khóa" chung

Hoà Bình: Đa dạng giải pháp xuất khẩu trái cây

Yên Bái: Mở rộng đầu ra cho chè Shan tuyết Suối Giàng
