Dân tộc - Tôn giáo - Kết quả tìm kiếm cho từ khóa "đồng bào dân tộc thiểu số", chúc bạn tìm được nội dung mong muốn trên https://dantoctongiao.congthuong.vn/

Tiêu thụ nông sản cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Tiếp cận phương thức mới
Chung tay thực hiện Đề án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các địa phương và phối hợp cùng nhiều đơn vị triển khai các hoạt động thiết thực. Trong đó, hỗ trợ tiêu thụ hàng hoá nói chung, nông sản nói riêng đã được thực hiện với đa dạng hình thức và đạt hiệu quả đáng ghi nhận, theo đó giúp bà con tăng thêm thu nhập.
Đặc biệt, bên cạnh những hình thức xúc tiến tiêu thụ nông sản truyền thống như tổ chức hội chợ triển lãm, hội nghị kết nối cung - cầu, Bộ Công Thương đã giúp bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiếp cận với phương thức tiêu thụ mới – livestream bán hàng trên nền tảng mạng xã hội.
Theo thống kê, từ đầu năm tới nay, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM), Bộ Công Thương đã phối hợp với nền tảng Tik Tok triển khai 15 Khóa tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số, phát triển thương hiệu, xây dựng hình ảnh cho kinh tế tập thể và doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn các tỉnh khu vực miền núi, trung du, như Sơn La, Tuyên Quang, Lai Châu…Trong đó, Sơn La là địa phương đầu tiên được triển khai tập huấn, thu hút 40 người là đại diện cho các hợp tác xã, hộ kinh doanh, hộ sản xuất nông sản, trong đó phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số tham gia.
Livestream bán hàng giúp các doanh nghiệp, HTX vùng sâu, vùng xa tiết kiệm chi phí, mở rộng thị trường tiêu thụ
Kinh doanh trên các nền tảng xã hội ngày một “nở rộ” và phát triển một cách nhanh chóng bởi có nhiều ưu điểm. Trong đó, có thể tối ưu hoá quy trình mua hàng thông qua việc tương tác trực tiếp giữa người mua và người bán là yếu tố rất quan trọng giúp người bán là bà con dân tộc thiểu số và miền núi truyền tải được nét đặc sắc, tính an toàn của sản phẩm và người mua cảm nhận chân thực hơn về hàng hoá, thậm chí có thể hiểu sơ lược về quá trình sản xuất, chế biến.
Có thể thấy, kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội nói chung hay livestream bán hàng trên nền tảng Tik Tok nói riêng đã chứng minh được tính hiệu quả, đồng thời cho thấy việc xúc tiến tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc thiểu số và miền núi trên nền tảng mạng xã hội là phù hợp. Số liệu từ Tik Tok cũng cho thấy, sau 6 tháng triển khai chuỗi chương trình giới thiệu và bán nông đặc sản vùng miền trên nền tảng đã có 25 chợ phiên OCOP, trong đó có những phiên chợ dành riêng cho sản phẩm OCOP của bà con dân tộc thiểu số và miền núi được diễn ra với khoảng 800 lượt livestream, đạt hơn 100 tỷ đồng doanh thu. Kết quả thu được không chỉ giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tăng thu nhập, có vốn đầu tư ngược lại cho sản xuất mà còn giúp định vị hình ảnh, tạo nhận diện cho thương hiệu sản phẩm OCOP của bà con.
Dù đã đạt nhiều kết quả đáng tích cực, tuy nhiên theo ghi nhận từ nhiều phía, việc lan toả mạnh mẽ hơn nữa phương thức kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội đang gặp nhiều rào cản. Đầu tiên, với bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhận thức, khả năng nắm bắt xu hướng kinh doanh mới và tiếp cận công nghệ còn rất hạn chế.
Cùng đó, độ tuổi của phần lớn giám đốc doanh nghiệp, HTX, nhất là ở khu vực miền núi hiện khá lớn, khả năng tiếp cận với như livestraeam bán hàng cũng là thách thức không nhỏ.
Tiếp đó là khâu vận chuyển, hàng nông sản đặc thù có kích cỡ lớn, khối lượng nặng và dễ hỏng trong thời gian vận chuyển dài nên việc đảm bảo chất lượng sản phẩm tới tay người tiêu dùng là khó. Trong khi đó, sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số nằm ở vùng sâu, vùng xa, hạ tầng giao thông kém phát triển khiến chi phí vận chuyển quá cao so với đơn hàng thông thường.
Tất cả những yếu tố trên đã và đang ảnh hưởng đáng kể tới việc lan toả cũng như hiệu quả của công tác xúc tiến tiêu thụ nông trên nền tảng mạng xã hội cho bà con dân tộc thiểu số và miền núi.
Để khắc phục những thách thức đã nêu, đại diện nền tảng xã hội, hợp tác xã, địa phương đều chung đề xuất: Nhà nước tập trung hỗ trợ giảm chi phí vận chuyển. Ở khu vực vùng sâu vùng xa, khu vực miền núi, hải đảo cần có dịch vụ công ích để vận chuyển, giúp giảm chi phí. Cùng đó, tăng cường hơn nữa công tác tập huấn, đào tạo cho doanh nghiệp, hợp tác xã về chuyển đổi số. Giúp bà con hiểu, tận dụng và phát huy lợi thế nhưng phải theo nhu cầu thị trường.
Được biết, đồng hành cùng các doanh nghiệp, hợp tác xã, bà con dân tộc thiểu số và miền núi trong xúc tiến tiêu thụ hàng hoá nói chung, nông sản nói riêng trên nền tảng số, mạng xã hội, Cục XTTM đang hoàn thiện để sớm đưa vào vận hành Hệ sinh thái XTTM số. Hệ sinh thái XTTM số bao gồm nhiều nền tảng như hội chợ, triển lãm ảo; cơ sở dữ liệu về xúc tiến thương mại; dữ liệu về doanh nghiệp, tổ chức XTTM, cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài… Thông qua những nền tảng này, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh, nhất là bà con dân tộc thiểu số và miền núi có thể tìm kiếm thị trường mới, thúc đẩy giao dịch, gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Từ đó, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế địa phương và góp sức phát triển kinh tế đất nước.

Tọa đàm “ Tín dụng chính sách: đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số”
Tọa đàm “ Tín dụng chính sách: đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số”
Với sự tham gia của các diễn giả và khách mời:
- Ông Phan Hồng Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Uỷ ban Dân tộc;
- Ông Nguyễn Mạnh Thiện, Phó giám đốc Ban tín dụng người nghèo - Ngân hàng Chính sách xã hội;
- TS. Võ Trí Thành - Chuyên gia kinh tế;
- Bà Đinh Thị Thảo - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc
Thời gian qua, các địa phương có đồng bào dân tộc đã kịp thời nắm bắt cơ hội, tận dụng ưu thế của thương mại điện tử để chủ động phân phối hàng hóa.

Thanh Hóa: Phát huy có hiệu quả vai trò "cầu nối" của người có uy tín trong đồng bào dân tộc
Người có uy tín trong đồng bào dân tộc là “cầu nối” quan trọng đang được cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương ở tỉnh Thanh Hóa phát huy có hiệu quả.

Hà Giang đầu tư lưới điện vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần phát triển kinh tế xã hội
Điện là một trong những hạng mục quan trọng cần đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, theo Ủy ban Dân tộc miền núi, hiện vẫn còn hơn 3% số hộ DTTS khu vực nông thôn chưa được tiếp cận điện lưới…
Việc thiếu điện và các nguồn năng lượng đã khiến việc sản xuất của người dân vùng DTTS gặp khó khăn, đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào cũng gặp nhiều hạn chế.
Là tỉnh miền núi, địa bàn hiểm trở, chia cắt, người dân cư trú phân tán, nhiều khu vực chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống chưa có điều kiện tiếp cận điện lưới quốc gia. Để giải quyết vấn đề này, Công ty Điện lực Hà Giang đang huy động các nguồn lực đầu tư cấp điện mới đưa ánh sáng đến với người dân. Ánh sáng điện đến bản làng góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt của người dân và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Thôn Ma Lỳ Sán, xã Trung Thịnh là thôn rất khó khăn của huyện Xín Mần, chủ yếu là đồng bào dân tộc Nùng sinh sống. Trước đây cuộc sống của bà con rất khó khăn, nguồn sáng chủ yếu bằng đèn dầu. Đến nay nhờ chính sách của Đảng, Nhà nước và sự hỗ trợ vào cuộc của Chính quyền địa phương sự phối hợp chặt chẽ của ngành điện, đến nay đã có 100% hộ dân ở Ma Lỳ Sán được sử dụng điện lưới quốc gia. Có điện, đời sống của người dân có sự đổi thay rõ rệt. Các thông tin thời sự, văn hóa được cập nhật tốt hơn; trẻ em có ánh sáng học con chữ trong niềm vui mới.
Điện chiếu sáng mọi nhà, ước mơ có điện lưới quốc gia của bà con bao năm nay đã trở thành hiện thực. Mọi người, mọi nhà được nghe đài, xem ti vi, đời sống sinh hoạt được nâng cao. Cả thôn vùng biên như bừng sáng.
Nhờ có những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư nguồn lực thúc đẩy phát triển khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều thôn, bản vùng biên hiện đại hóa hệ thống lưới điện nông thôn. Các cột điện được nâng cấp an toàn, chắc chắn đưa ánh sáng về mỗi nhà. Có điện thắp sáng cũng thắp lên khát vọng phát triển kinh tế, an sinh xã hội.
Từ nay đến năm 2025, ngành điện Hà Giang phấn đấu tất cả các thôn, bản đều có điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, một trong những khó khăn nhất của ngành Điện là khi đưa điện lưới đến các thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số là địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi cao, nhiều đèo dốc gây khó khăn trong vận chuyển vật tư và vốn đầu tư xây dựng công trình. Bên cạnh đó, đồng bào sống rải rác không tập trung nên phải kéo dài đường dây dẫn đến tình trạng điện áp không đảm bảo.
Nhìn lại thời gian qua việc đưa điện lưới quốc gia về các vùng nông thôn, bản, làng vùng cao, vùng sâu, vùng hải đảo xa xôi là hành trình đầy gian nan, vất vả.
Xác định đây là một trong những nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, được Đảng, Nhà nước giao phó, những năm qua, ngành điện luôn nâng cao trách nhiệm, nỗ lực thực hiện thành công nhiều dự án đưa điện về nông thôn, miền núi. Điện lưới về với các thôn, bản đã không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho người dân mà còn mở ra nhiều cơ hội để đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng no ấm hơn.
Thời gian tới, Công ty Điện lực Hà Giang tiếp tục đưa ánh điện đến những vùng núi cao, trong từng mái nhà, góp phần đem lại sự ấm no, hạnh phúc cho vùng đất phên dậu Tổ quốc.

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số
Liên hoan Văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” sẽ diễn ra trung tuần tháng 11 tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Xúc tiến xuất khẩu sản phẩm nông sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, Hà Giang đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Tại Nghị quyết số 25-NQ/TU Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang đã đề ra mục tiêu, phấn đấu đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng dân tộc thiểu số (DTTS) bình quân đạt trên 8%/năm; tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS giảm bình quân 4%/năm trở lên, các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn giảm trên 6%/năm; hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghèo và phát sinh nghèo mới.
Để đạt mục tiêu đó, thời gian qua cùng với các chính sách phát triển kinh tế, an sinh xã hội, Hà Giang đã không ngừng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm nông sản hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Qua đó nhiều sản phẩm nông sản của tỉnh đã từng bước xuất khẩu sang Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, EU….

Những tấm gương phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi
Vượt qua những rào cản, nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số không chỉ vươn lên làm giàu mà còn giúp đỡ, truyền cảm hứng cho chị em khác cùng tiến bộ.

Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế
Từ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào Khmer đã vươn lên thoát nghèo, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của địa phương.

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
Chú trọng thực hiện chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là mục tiêu được nhiều địa phương tại Tuyên Quang quan tâm, thực hiện.

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó
Thời gian qua, việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại kết quả tốt.

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi
Niềm tin và tự hào đã thúc đẩy Detech Coffee xây dựng và đưa thương hiệu cà phê của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi Sơn La tới người tiêu dùng.

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch hỗ trợ các hoạt động thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số
Các chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng và Nhà nước đã được nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang ủng hộ.

Gia Lai: Kết nối cung cầu, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Gia Lai xác định thúc đẩy sản xuất kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua kết nối cung cầu các sản phẩm vùng miền, kết nối giao thương.