Trao những căn nhà đầu tiên cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở Nghệ An
Cơ chế - Chính sách Thứ năm, 16/03/2023 - 15:23
Nghệ An: Tiến độ triển khai chương trình mục tiêu quốc gia quá chậm Nghệ An: Chính sách dân tộc giúp đồng bào thay đổi cuộc sống |
Sáng 16/3, tại xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An), Ban Chỉ đạo vận động hỗ trợ xây dựng nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An phối hợp Công an tỉnh tổ chức ban giao nhà tại huyện Kỳ Sơn.
![]() |
Bí thư tỉnh uỷ Nghệ An, lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An, lãnh đạo huyện Kỳ Sơn trao quà cho 7 hộ gia đình được hỗ trợ nhà ở đợt đầu tiên này |
Đợt này, những căn nhà đầu tiên được bàn giao thuộc chương trình hỗ trợ của lực lượng Công an tỉnh Nghệ An. Theo đó, hưởng ứng chương trình, Bộ Công an và Công an tỉnh hỗ trợ xây dựng 2.420 nhà ở cho 2.420 người nghèo, người có khó khăn về nhà ở tại 6 huyện biên giới tỉnh Nghệ An là Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương.
Trong đó 1.420 nhà từ nguồn Bộ Công an vận động, ủng hộ được phân bổ tại 27 xã biên giới thuộc huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương nhà từ nguồn Công an tỉnh vận động, ủng hộ được phân bổ tại các xã còn lại của huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong với số lượng Kỳ Sơn 500 nhà, Tương Dương 300 nhà, Quế Phong là 200 nhà. Mỗi căn nhà có diện tích xây dựng là 46,5m2 với tổng kinh phí 50 triệu đồng/nhà, riêng phần móng 3 – 5 triệu đồng từ nguồn vận động của địa phương.
![]() |
Lễ bàn giao nhà cho gia đình anh Cụt Văn Ân, là hộ nghèo của bản Lưu Tiến huyện Kỳ Sơn |
Việc Công an tỉnh Nghệ An tiến hành bàn giao những căn nhà dầu tiên trong toàn tỉnh, cho thấy sự chỉ đạo triển khai quyết liệt, trách nhiệm cao, cách triển khai khoa học, hiệu quả của lực lượng công an, đứng đầu là đồng chí Giám đốc.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý, nghĩa cử này phản ánh sinh động tinh thần “vì dân phục phục vụ” của lực lượng Công an tỉnh nhà, đây cũng là việc làm rất thiết thực kỷ niệm 75 năm thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy Công an Nhân dân.
Được biết, lực lượng công an sẽ phấn đấu hoàn thành 2.420 nhà trước ngày 19/8/2023, riêng huyện Kỳ Sơn cố gắng hoàn thành 500 nhà trước 30/6/2023. Đây là một khối lượng công việc rất lớn, cần sự quyết tâm, vào cuộc hết sức trách nhiệm mới hoàn thành được.
Đối với các hộ dân được nhận hỗ trợ nhà ở từ chương trình này, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An đề nghị phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương để chuẩn bị, bàn giao mặt bằng nhằm thi công đúng tiến độ.
“Với các hộ dân được bàn giao nhà hôm nay, cần xem đây là động lực lớn để vươn lên trong quá trình phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn; tham gia bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn, bảo vệ sự bình yên của quê hương ở khu vực miền núi, biên giới...”, ông Thái Thanh Quý nhấn mạnh.
Đến nay, toàn tỉnh Nghệ An có 15.300 hộ nghèo, hộ đang gặp khó khăn về nhà ở, gồm 9.200 hộ có nhu cầu xây mới nhà ở và hơn 6.100 hộ có nhu cầu sửa chữa nhà ở. Tỉnh Nghệ An đã vận động, hỗ trợ xây dựng nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025 đặt ra mục tiêu hỗ trợ 15.300 hộ đang gặp khó khăn về nhà ở. Hưởng ứng chương trình hết sức quan trọng và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc này, trong chưa đầy một tháng kể từ ngày phát động, tính đến hết tháng 2/2023, 128 đơn vị đã ủng hộ để hỗ trợ xây dựng 10.184 căn nhà, tương đương 521,193 tỷ đồng. |
Tin mới nhất

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc
Tin cùng chuyên mục

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững
