Triển khai đồng bộ, toàn diện các biện pháp phòng vệ thương mại

Nửa đầu năm 2022, công tác phòng vệ thương mại tiếp tục được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện trên tất cả các khía cạnh.
Phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp không nên cạnh tranh bằng mọi giá Bộ Công Thương sơ kết công tác 6 tháng đầu năm: Sản xuất công nghiệp dẫn dắt tăng trưởng của cả nước Hội nghị sơ kết 6 tháng ngành Công Thương: Các địa phương kiến nghị gì?

Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại

Ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương cho biết, Cục đã nỗ lực hoàn thiện cơ sở pháp lý, triển khai các chương trình, đề án lớn nhằm nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại; tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ; xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm; đẩy mạnh công tác thực thi, sử dụng và ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất, xuất khẩu; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về phòng vệ thương mại cho các doanh nghiệp, người dân...

"Đối với hoạt động xuất khẩu, chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2022, đã có 12 vụ việc điều tra mới đối với các sản phẩm sắt thép, tủ gỗ, pin năng lượng mặt trời... (trong đó có 7 vụ việc điều tra chống lẩn tránh). Không chỉ những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như gỗ, cá tra, cá basa, tôm, da giày, dệt may, thép… mà các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu nhỏ hơn như mật ong, máy cắt cỏ, giấy bọc thuốc lá... cũng đã bị điều tra phòng vệ thương mại" - ông Lê Triệu Dũng thông tin.

Bên cạnh đó, phạm vi điều tra phòng vệ thương mại cũng mở rộng. Trong các vụ việc này, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp xử lý hiệu quả thông qua các hoạt động đa dạng như: Cảnh báo sớm nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại để doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch xử lý. Bên cạnh đó, trao đổi kịp thời với hiệp hội, doanh nghiệp để cung cấp thông tin cập nhật giúp doanh nghiệp nắm được diễn biến vụ việc. Tư vấn pháp lý, quy trình thủ tục điều tra, quy định/thông lệ điều tra của nước khởi kiện và đưa ra các khuyến nghị, hướng xử lý cụ thể cho doanh nghiệp...

Nhờ đó, cho tới nay, Việt Nam đã xử lý đạt kết quả tích cực trong nhiều vụ việc, giúp nhiều doanh nghiệp, mặt hàng xuất khẩu không bị áp thuế phòng vệ thương mại hoặc được hưởng mức thuế thấp (với các mặt hàng như tôm, cá tra, basa, một số sản phẩm thép, ván gỗ MDF…), góp phần duy trì tăng trưởng xuất khẩu, nhất là sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Canada...

Ông Lê Triệu Dũng nêu cụ thể: "Đặc biệt, trong vụ việc chống bán phá giá với mật ong, nhờ sự chỉ đạo sát sao, trao đổi trực tiếp của Bộ trưởng, lãnh đạo Bộ, Hoa Kỳ đã giảm thuế chống bán phá giá dành cho các doanh nghiệp Việt Nam từ mức 410,93% - 413,99% (sơ bộ) xuống gần 7 lần còn 58,74% - 61,27% (chính thức) giúp ngành mật ong có thể nỗ lực tiếp tục xuất khẩu sang Hoa Kỳ, duy trì sinh kế của gần 4 vạn người nuôi ong".

Triển khai đồng bộ, toàn diện các biện pháp phòng vệ thương mại
Ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại phát biểu tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2022 của ngành Công Thương

Công tác cảnh báo sớm cũng được Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh. Hiện nay, Bộ Công Thương đã và đang theo dõi biến động xuất khẩu của 36 mặt hàng và định kỳ đưa ra danh sách cảnh báo gồm 11 mặt hàng để thông tin cho các cơ quan chức năng, các hiệp hội, doanh nghiệp và các bên liên quan khác. Trên cơ sở danh sách cảnh báo do Bộ Công Thương cung cấp, các cơ quan chức năng của Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã phối hợp, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xác minh việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ, khai báo xuất xứ khi thông quan, đăng ký đầu tư nước ngoài. Thông qua công tác cảnh báo sớm, các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp đã không bị động trong công tác ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài.

Tăng cường điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại

Đặc biệt, công tác điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại cũng tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần bảo vệ, tạo lập lại môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất trong nước trong bối cảnh nhiều hàng hóa nhập khẩu có dấu hiệu bị bán phá giá hoặc được trợ cấp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho một số ngành sản xuất trong nước.

Tính đến nay, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra áp dụng tổng cộng 25 vụ việc phòng vệ thương mại. Các mặt hàng điều tra đa dạng gồm: các sản phẩm kim loại cơ bản, hóa chất, phân bón DAP, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng cơ bản, trong đó có nhiều sản phẩm có mối quan hệ mật thiết và đặc biệt quan trọng tới đời sống của người nông dân (sản phẩm đường, bột ngọt).

Đặc biệt, việc Bộ Công Thương áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp với đường mía nhập khẩu từ Thái Lan đã có tác động tích cực đối với ngành mía đường, giúp tiêu thụ hết mía, tăng thu nhập của nông dân và theo phản ánh, nhiều địa phương đã có kế hoạch mở rộng diện tích trồng mía. Trong 6 tháng đầu năm, Cục Phòng vệ thương mại đang phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra theo đúng quy định và sẽ sớm báo cáo lãnh đạo Bộ biện pháp ngăn chặn đường Thái Lan đi qua các nước ASEAN khác để vào Việt Nam.

Thống kê cho thấy, các biện pháp phòng vệ thương mại với hàng nhập khẩu hiện đang bảo vệ các ngành sản xuất trong nước chiếm đến 10,27% GDP của Việt Nam (ước tính theo GDP năm 2021) và công ăn việc làm của hàng trăm nghìn lao động. Nhờ việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hợp lý, phù hợp với cam kết quốc tế, các ngành sản xuất trong nước được bảo vệ trước những hành vi cạnh tranh không bình đẳng, từ đó tạo điều kiện để các ngành sản xuất trong nước phát triển, tạo thêm việc làm và giá trị gia tăng cho nền kinh tế.

Triển khai đồng bộ, toàn diện các biện pháp phòng vệ thương mại
Bộ Công Thương đã vào cuộc tích cực trong việc giúp ngành mật ong có thể nỗ lực tiếp tục xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Ở góc độ tiêu dùng, các biện pháp phòng vệ thương mại trong dài hạn giúp cho nền kinh tế không bị phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu, đem lại sự ổn định và chống chịu tốt hơn trước các tác động và cú sốc từ bên ngoài. Trong nhiều trường hợp, việc áp dụng phòng vệ thương mại đối với các nguyên liệu cơ bản cũng giúp tăng khả năng tận dụng cam kết trong các hiệp định thương mại tự do (FTA), đồng thời làm giảm nguy cơ Việt Nam bị nước ngoài điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại do ta đã chủ động và bảo vệ được nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước.

Cuối cùng, cùng với công tác kháng kiện, khởi kiện, các hoạt động cung cấp thông tin, nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, địa phương cũng được thực hiện một cách toàn diện, đặc biệt thông qua các chương trình làm việc, đào tạo, xây dựng các tài liệu hướng dẫn cho các hiệp hội, cung cấp bản tin cảnh báo sớm hàng tuần... Đặc biệt, nội dung thông tin về phòng vệ thương mại đã được cụ thể hóa, chi tiết cho từng ngành hàng/ từng nhóm ngành hàng (ví dụ như thép, gỗ, thủy sản, pin mặt trời, gạch men, mật ong, mía đường...).

Khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả phòng vệ thương mại

Bên cạnh các kết quả đạt được, công tác phòng vệ thương mại trong 6 tháng đầu năm cũng tiếp tục cho thấy một số hạn chế như nhận thức về phòng vệ thương mại, đặc biệt là tại các địa phương, nhiều ngành hàng còn hạn chế, các quy định pháp luật về phòng vệ thương mại cần tiếp tục được rà soát, hoàn thiện, cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương cần được củng cố để đảm bảo hiệu quả trong việc ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài...

Những tháng cuối năm 2022, dự báo tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, mặc dù đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát, tuy nhiên tác động tiêu cực của dịch tới tình hình kinh tế thế giới, khiến xu thế bảo hộ tại nhiều nền kinh tế, khu vực gia tăng; đứt gãy và định hình lại chuỗi cung ứng...

Bên cạnh đó, việc tiếp tục thực hiện các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA sẽ giúp hàng hóa xuất khẩu của ta có lợi thế quan trọng tại các thị trường xuất khẩu, nhưng cũng sẽ khiến sức ép cạnh tranh tại thị trường trong nước gia tăng, xuất hiện một số hành vi lợi dụng xuất xứ Việt Nam để hưởng lợi bất hợp pháp.

Trong bối cảnh đó, công tác phòng vệ thương mại 6 tháng cuối năm 2022 cần tập trung vào các định hướng và giải pháp lớn như tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng vệ thương mại.

Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai có hiệu quả các đề án lớn về phòng vệ thương mại. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng vệ thương mại để nâng cao nhận thức và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong việc sử dụng công cụ phòng vệ thương mại và ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các ngành sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam như nông sản.

Theo dõi chặt chẽ các diễn biến, chính sách của các nền kinh tế lớn, quan trọng để có kiến nghị, giải pháp kịp thời nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực tới nền kinh tế.

Theo dõi, chủ động điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, đặc biệt đối với các ngành sản xuất các sản phẩm cơ bản, góp phần thực hiện chủ trương xây dựng nền kinh tế tự chủ, tăng khả năng chống chịu trước các diễn biến bên ngoài.

Với các kết quả và định hướng nêu trên, chúng ta có cơ sở để tin tưởng công tác phòng vệ thương mại năm 2022 sẽ tiếp tục đạt được kết quả nổi bật, góp phần vào thành công chung của nền kinh tế, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích của Việt Nam trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới.

Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ứng dụng công nghệ để phát triển ngành Thương mại điện tử và Logistics hiện đại, bền vững

Ứng dụng công nghệ để phát triển ngành Thương mại điện tử và Logistics hiện đại, bền vững

Ngày 16/5, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo ‘‘Ứng dụng công nghệ để phát triển ngành Thương mại điện tử và Logistics hiện đại, bền vững’’.
Xuất khẩu than của Việt Nam tăng mạnh

Xuất khẩu than của Việt Nam tăng mạnh

Xuất khẩu than của Việt Nam trong tháng 4 đạt 109.219 tấn, tương đương 29,4 triệu USD, tăng tới 10.155% về lượng và tăng 10.105% về giá trị so với tháng trước.
Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam: Cầu nối thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả

Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam: Cầu nối thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả

Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam thường niên giúp ghi nhận, đánh giá chính thức về những hoạt động, kết quả đã đạt được qua từng năm.
TP. Hồ Chí Minh: Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế ngành lương thực, thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế ngành lương thực, thực phẩm

Sản phẩm nông sản, lương thực, thực phẩm Việt Nam đã có mặt trên 190 quốc gia, vùng lãnh thổ và rất nhiều ngành đóng góp hơn 1 tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu.
Quy định

Quy định 'không trộn lẫn nguyên liệu' gây khó cho doanh nghiệp thủy sản

Quy định 'không trộn lẫn nguyên liệu' nhằm hoàn thiện về chính sách trong quản lý ngành thủy sản, tuy nhiên, việc này đang được cho là gây khó cho doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Bulgaria còn nhiều dư địa để hợp tác thương mại, nâng tầm quan hệ

Việt Nam - Bulgaria còn nhiều dư địa để hợp tác thương mại, nâng tầm quan hệ

Để tăng cường kim ngạch xuất nhập khẩu và đầu tư giữa Việt Nam - Bulgaria, vai trò của các cơ quan kết nối thương mại, đầu tư là vô cùng quan trọng.
Nguồn cung hạn chế, lượng cà phê xuất khẩu có xu hướng giảm

Nguồn cung hạn chế, lượng cà phê xuất khẩu có xu hướng giảm

Lượng cà phê xuất khẩu có xu hướng giảm dần trong những tháng gần đây. Tháng 4, lượng cà phê xuất khẩu chỉ đạt 152.073 tấn, trị giá gần 573 triệu USD.
Việt Nam - Nhật Bản tăng cường hợp tác song phương lĩnh vực lâm nghiệp

Việt Nam - Nhật Bản tăng cường hợp tác song phương lĩnh vực lâm nghiệp

8 hoạt động sẽ được Việt Nam – Nhật Bản tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực lâm nghiệp trong thời gian tới.
Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam: Tài liệu tham khảo rất có giá trị

Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam: Tài liệu tham khảo rất có giá trị

Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam là tài liệu tham khảo rất có giá trị đối với cơ quan quản lý, các nhà nghiên cứu kinh tế, các chuyên gia, doanh nghiệp,...
Ông Lê Triệu Dũng: Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cạnh tranh, kiến tạo môi trường kinh doanh lành mạnh

Ông Lê Triệu Dũng: Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cạnh tranh, kiến tạo môi trường kinh doanh lành mạnh

Việt Nam đã và đang nỗ lực hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cạnh tranh, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch cho doanh nước ngoài.
Điện thoại và linh kiện mất vị trí nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất sang Trung Quốc

Điện thoại và linh kiện mất vị trí nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất sang Trung Quốc

4 tháng đầu năm 2024, với mức giảm 14% về giá trị, điện thoại và linh kiện đã đánh mất vị trí nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Trung Quốc.
Campuchia là thị trường nhập khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam

Campuchia là thị trường nhập khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam

4 tháng đầu năm, Campuchia là thị trường nhập khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam với sản lượng đạt 145.793 tấn, trị giá hơn 59 triệu USD.
Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam (Vilog 2024): Thiết lập hệ sinh thái xanh trong ngành logistics

Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam (Vilog 2024): Thiết lập hệ sinh thái xanh trong ngành logistics

Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam (Vilog 2024) sẽ là sự kiện mở rộng thị trường, tăng cường kết nối giao thương cho doanh nghiệp logistics.
Hiệp hội, ngành hàng kiến nghị gì với Tham tán nông nghiệp?

Hiệp hội, ngành hàng kiến nghị gì với Tham tán nông nghiệp?

Cùng với việc hỗ trợ về kỹ thuật, đẩy mạnh đầu tư xanh, các hiệp hội ngành hàng mong muốn tham tán nông nghiệp hỗ trợ việc thông thương hàng hóa xuất khẩu.
Lượng tồn kho tăng trở lại, giá cà phê xuất khẩu giảm mạnh

Lượng tồn kho tăng trở lại, giá cà phê xuất khẩu giảm mạnh

Lượng tồn kho trên sàn tăng trở lại, đầu cơ tiếp tục bán mạnh và đồng USD neo ở mức cao cũng đang tác động tiêu cực tới giá cà phê.
Quy mô xuất khẩu tăng: Nhiều mặt hàng nguy cơ bị áp thuế phòng vệ thương mại

Quy mô xuất khẩu tăng: Nhiều mặt hàng nguy cơ bị áp thuế phòng vệ thương mại

Tính đến hết tháng 4/2024, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt với 249 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ 24 thị trường.
Cách nào gia tăng kim ngạch xuất khẩu cá tra vào EU?

Cách nào gia tăng kim ngạch xuất khẩu cá tra vào EU?

Xuất khẩu cá tra đến hầu hết các thị trường trong khối EU sụt giảm từ 2-100%. Doanh nghiệp cần tập trung các tiêu chuẩn xanh để thâm nhập sâu vào thị trường này
Khơi thông dòng chảy thương mại, thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh mới

Khơi thông dòng chảy thương mại, thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh mới

73 năm hình thành và phát triển, ngành Công Thương đã ghi những dấu ấn đậm nét về khơi thông thị trường xuất nhập khẩu, ghi danh Việt Nam trên bản đồ hội nhập.
Doanh nghiệp lúa gạo làm gì để chào giá xuất khẩu có lợi?

Doanh nghiệp lúa gạo làm gì để chào giá xuất khẩu có lợi?

Dự báo năm 2024 Việt Nam có khoảng 20 triệu tấn gạo, đủ dùng trong nước và xuất khẩu khoảng 7,6 triệu tấn song để chào giá có lợi là vấn đề cần quan tâm.
Bắc Giang: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm

Bắc Giang: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm

Dự kiến, ngày 23/5, tại xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang sẽ diễn ra Hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm Tân Yên.
Đoàn Xúc tiến đầu tư-thương mại tại Hàn Quốc sẽ được tổ chức vào tháng 9/2024

Đoàn Xúc tiến đầu tư-thương mại tại Hàn Quốc sẽ được tổ chức vào tháng 9/2024

Đoàn Xúc tiến đầu tư-thương mại tại Hàn Quốc dự kiến được tổ chức từ ngày 05 đến 11/9/2024 tại Seoul và Gyeonggi, Hàn Quốc với nhiều chương trình hấp dẫn.
Khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm ngành gốm sứ - sơn son thiếp vàng năm 2024

Khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm ngành gốm sứ - sơn son thiếp vàng năm 2024

Sáng 13/5, diễn ra lễ khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành gốm sứ - sơn son thiếp vàng 2024.
Giá cà phê xuất khẩu suy yếu, dự báo tăng trở lại sau 2 tuần

Giá cà phê xuất khẩu suy yếu, dự báo tăng trở lại sau 2 tuần

Xuất khẩu cà phê tháng 4 giảm tới 19,5% so với cùng kỳ năm trước nằm ở mức 1152.073 tần. Giá cà phê tuần này tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các chính sách tiền tệ.
Tăng cường kết nối giao thương khu vực Bắc Trung Bộ

Tăng cường kết nối giao thương khu vực Bắc Trung Bộ

Sáng 13/5, tại TP Đồng Hới đã diễn ra Hội nghị kết nối giao thương khu vực Bắc Trung Bộ - Quảng Bình 2024 với sự tham dự của 150 đại biểu.
Ngày 16/5, Bộ Công Thương công bố "Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023"

Ngày 16/5, Bộ Công Thương công bố "Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023"

"Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023" sẽ được Bộ Công Thương công bố vào ngày 16/5 tại Hà Nội. Đây là lần thứ 8, Báo cáo này được công bố.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động