Ấn tượng sản phẩm mang hình ảnh “Cô gái Tây Nguyên” tại... Thái Lan
Kinh tế - Hội nhập Thứ bảy, 19/08/2023 - 08:38
Kỳ vọng đưa sản phẩm vào đất Thái
Sự kiện Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan năm 2023 do Bộ Công Thương Việt Nam và nhà bán lẻ hàng đầu Thái Lan Central Retail đồng tổ chức; lần đầu tiên tập trung giới thiệu, quảng bá văn hóa, du lịch và các đặc sản vùng miền đến từ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt, năm nay ban tổ chức đã có mời đặc cách doanh nghiệp không nằm ở khu vực trên, đó là MISS EDE đến từ tỉnh Đắk Lắk.
Ông Hoàng Danh Hữu – CEO MISS EDE - cho biết: Năm 2022, công ty có tham gia sự kiện này, và là 1 trong 2 đơn vị đi vào vòng đàm phán giá bán cuối cùng với đối tác tại Thái Lan. “Vì vậy năm nay kỳ vọng từ ban tổ chức sẽ giúp MISS EDE thúc đẩy ký kết thành công hợp đồng xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Thái Lan”.
![]() |
Ông Hoàng Danh Hữu (bìa phải) giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng Thái Lan. |
Ngoài ra, MISS EDE là doanh nghiệp được UNDP chứng nhận là doanh nghiệp kinh doanh tạo tác động (SIBs) thứ 9 cả nước, và đang theo đuổi kinh doanh theo hướng kinh tế xanh, kinh tế bền vững, điều này là phù hợp với nhu cầu và xu thế tiêu dùng tại Thái Lan.
Trong ngày 17/8, ngày kết nối cung – cầu (B2B Matching) giữa các doanh nghiệp trong nước và các đơn vị mua hàng từ tập đoàn Central Group; với các thương hiệu siêu thị như TOPS, TOPS food hall, TOPS fine food, go!, B2S, Central,… MISS EDE cũng đã đàm phán thành công với nhà mua và hứa hẹn sản phẩm của thương hiệu Đắk Lắk này sẽ sớm lên kệ hàng của TOPS tại Thái Lan.
![]() |
MISS EDE kết nối đưa sản phẩm vào hệ thống phân phối Thái Lan. |
Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan năm 2023 là lần thứ 6 sự kiện được tổ chức tại Thái Lan. Đến nay, chương trình đã giúp 19 doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu trực tiếp và ổn định sang Thái Lan thông qua chuỗi siêu thị của Central Group Thái Lan.
Lan tỏa bản sắc văn hóa người Ê Đê bằng hương vị đại ngàn
Tại sự kiện, hơn 1.000 ly sô cô la từ vùng trồng ca cao tại Đắk Lắk được người tiêu dùng Thái Lan dùng thử mỗi ngày. Doanh nghiệp nhận được nhiều lời phản hồi của khách hàng, tự tin sẽ chinh phục được người tiêu dùng tại Thái Lan với hương vị sản phẩm từ Tây Nguyên đại ngàn.
Ông Hữu chia sẻ, việc đưa sản phẩm Đắk Lắk đi xúc tiến thương mại ở nước ngoài, MISS EDE luôn tư duy "gắn trách nhiệm doanh nghiệp lên việc lan toả văn hoá, hình ảnh và con người Đắk Lắk thân thiện ra cộng đồng quốc tế". Minh chứng cho việc này là các hoạt động: mời uống thử sô cô la, thiết kế và trang trí nhận diện thương hiệu theo hình ảnh cô gái Ê Đê,…
![]() |
Người tiêu dùng thích thú với sản phẩm đến từ Việt Nam. |
“MISS EDE đưa hình ảnh người phụ nữa bản địa Tây Nguyên lên nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm. Với mái tóc đen, làn da nâu, đôi mắt to cùng bông hoa dã quỳ cuốn hút. Đặc biệt, hình ảnh trang phục váy áo truyền thống của con gái Ê Đê được thể hiện rõ trên bao bì sản phẩm như một minh chứng cho vẻ đẹp thuần khiết của phụ nữ Tây Nguyên nói riêng và một nét đẹp trong số đa dạng màu sắc của phụ nữ Việt Nam nói chung”, ông Hữu cho hay.
Đặc biệt, tại sự kiện năm nay, MISS EDE đã trang trí gian hàng cùng mang theo các ấn phẩm quảng bá với chủ đề “Taste of Vietnam - Hương vị Việt” để khẳng định thương hiệu sản phẩm Việt trên thị trường Thái Lan. Thương hiệu còn khéo léo lan toả hình ảnh các thành phố du lịch nổi tiếng Việt Nam qua hình ảnh bản đồ chủ quyền và các địa danh du lịch nổi tiếng vào bộ sản phẩm Sô cô la Việt Nam gourmet.
Tại lễ khai mạc sự kiện, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh: Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu trực tiếp vào hệ thống phân phối tại các thị trường, trong đó có Thái Lan. Là sự kiện thường niên quan trọng trong khuôn khổ hoạt động này, Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan năm 2023 đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng trưởng tích cực, thông qua việc kết nối hàng trăm doanh nghiệp vừa và nhỏ. |
Tin mới nhất

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Thúc đẩy ngành Halal Việt Nam phát triển chuyên nghiệp, toàn diện

Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Dấu ấn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam
Tin cùng chuyên mục

Kết nối tăng tín dụng trên miền đất bazan

Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế

Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Cần có giải pháp mang tính đột phá về văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh mới

Longform | Tự hào những thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới

Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Tỉnh Yên Bái nỗ lực đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Gia Lai: Kết nối cung cầu, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc Mông ở Sà Phìn (Hà Giang) phát triển kinh tế nhờ chính sách dân tộc

Cao Bằng: Điểm đến, kết nối và phát triển

Giải pháp nào khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc?

Phú Thọ phát huy hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa địa phương

Quảng Ngãi: Đưa sản phẩm miền núi đến với người tiêu dùng

Đưa văn hoá vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc: Cần tổng hoà nhiều giải pháp

Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Thương cảng Hội An: Từ thương cảng xưa để nhìn về phát triển kinh tế biển ngày nay

Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam
