Hủ tục của bản và nỗi đau của người mẹ đang khoác áo học trò

Hủ tục lạc hậu đã đẩy em thành người mẹ trẻ khi chưa rời ghế nhà trường. Em ước thời gian có thể quay trở lại để có thể “xé bỏ” những tục lệ hà khắc này.
Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông “Áo mới” miền biên cương xứ Thanh

Nhìn những đứa trẻ cùng trang lứa đang cắp sách đến trường, những giọt nước mắt em lại bỗng tuôn rơi. Em ước thời gian có thể quay trở lại để em có thể “xé bỏ” những tục lệ hà khắc của bản làng, một trong những hủ tục đã vô tình đưa đẩy em thành người mẹ trẻ khi chưa rời ghế nhà trường.

Hủ tục của bản và nỗi đau của người mẹ đang khoác áo học trò
Em Thao Thị Sính đã vô tình trở thành mẹ trẻ khi đang là học sinh. Ảnh Hà Khải

Đấy là câu chuyện buồn của em Thao Thị Sính (SN 2007), trú tại bản Ché Lầu, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. (Nhân vật đã được đổi tên). Sính sinh ra và lớn lên trong một gia đình người H’Mông nghèo, nhà đông anh em. Nhìn bản làng nghèo cái ăn, đói cái chữ, nên từ nhỏ, Sính đã ước mơ trở thành giáo viên để mang con chữ, đưa văn minh về với bản. Thế nhưng ước mơ đó đã vụt tan biến sau một phiên chợ tình mùa xuân, đẩy đưa em vào ngõ cụt không lối thoát.

Phiên chợ định mệnh

Bản Ché Lầu của Sính được thành lập từ năm 1989, trong những dần di cư làm nương, phát rẫy của bà con người H’Mông ở xã Pù Nhi và xã Nhi Sơn của huyện Mường Lát. Bản nằm chông chênh trên sườn những đỉnh núi cao, nên trước khi chưa có đường, đời sống người dân gặp muôn vàn khó khăn. Đường đi đã khó, lại không có điện lưới, sóng vô tuyến, cuộc sống của đồng bào Mông bản Ché Lầu đằng đẵng trong bộn bề túng thiếu. Từ bao đời nay, họ đã quen sống bám vào rừng theo lối sống tự cung tự cấp. Tra xong hạt ngô, hạt lúa..., họ quẳng lại đó, trông cậy ở mẹ trời, được chăng hay chớ.

Cuộc sống tù túng cứ thế trôi đi, những đứa trẻ nheo nhóc lần lượt ra đời, được nuôi lớn bằng những hạt ngô non hay củ sắn. Còn người lớn, họ vào tận rừng già chặt nứa, vầu kéo xuống tận Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo để đổi lấy bò gạo cải thiện đời sống sau những tháng ngày ăn ngô với sắn.

Không chỉ khó khăn về kinh tế, đường đi, bà con trong bản còn bị trói buộc bởi những sợi dây tâm linh vô hình từ muôn vàn kiếp trước. Những hủ tục như ghì chặt ước mơ của bà con xuống đáy bờ vực sâu thẳm, không lối thoát. Thao Thị Sính là một trong những nạn nhân của hủ tục đấy.

Trong căn nhà trống huơ, trống hoắc, Sính bắt đầu những câu chuyện về cuộc sống mình, cũng như hoàn cảnh khiến em trở thành người mẹ trẻ khi còn khoác áo học trò. Lời kể mộc mạc, pha cả tiếng dân tộc của cô gái H’Mông đã dần tái hiện lên một bức tranh u buồn của một bản làng nơi miền biên xứ.

Theo đó, trong mùa xuân năm 2023, khi những cây hoa cải đã nhuộm vàng cả một khoảng sân, cũng là lúc những cô gái H’Mông bắt đầu sắm sửa quần áo để xuống phố đi chơi, họ như những đàn bướm rừng cứ bay theo những âm thanh dập dìu từ những tiếng khèn bè của các chàng trai trong bản.

Sính năm đấy vừa tròn 16 tuổi, cũng chuẩn bị váy, áo để cùng các anh chị trong bản đi xuống chợ xã để du xuân. Tại đây, Sính đã bị Hơ Văn Lý (SN 2005) trú tại xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát bắt về làm vợ. Dù được tuyên truyền về nạn tảo hôn, nhưng Sính vẫn không đủ sức mạnh để thoát khỏi nó, bởi đằng sau đấy là cả một áng mây tâm linh che phủ.

Lau vội giọt nước mắt, Sính cho biết: “Em có thể trốn về được, nhưng có trốn được con ma nhà chồng đâu, khi họ đã làm lễ cúng để gia tiên nhận em làm con dâu. Em sống làm người nhà họ, chết làm ma nhà chồng rồi, không thể thay đổi được”.

Cũng từ đó, số phận của em đã phải trải qua những chuỗi ngày đau khổ khi phải rời xa mái trường để đến với hành trình làm mẹ. Ước mơ “cõng chữ” lên non với dân bản cũng mãi nằm lại trong những khoảng ký ức đẹp của người con gái trẻ.

Hủ tục của bản và nỗi đau của người mẹ đang khoác áo học trò

Căn nhà của vợ chồng Sính ngoài để che mưa, che nắng thì không có gì đáng giá. Ảnh Hà Khải

Giờ đây, một mình em phải tự nuôi con nhỏ, đồng thời cũng phụ giúp gia đình lo cho chồng ăn học. Những lúc túng thiếu, em lại cõng con, vượt qua những quả đồi to về nhà mẹ đẻ để xin thêm bó rau, bò gạo mong ngày lúa chín.

Giờ mẹ con em chỉ mong bố cháu lấy bằng cấp 3 xong rồi xin vào công ty làm, để có thêm đồng mua sữa cho con. Chứ mẹ con em chẳng biết trông cậy vào ai, ông bà 2 bên đều túng khó nên cũng chẳng hỗ trợ được nhiều” - Sính nói.

Tìm sáng phía chân trời

Không chỉ Sính mà hầu hết người dân trong bản Ché Lầu đều phải hứng chịu số phận bi thương khi hủ tục bủa vây, nạn đói đeo bám. Trong những hủ tục đấy, có lẽ phải kể đến việc ma chay, cưới hỏi kéo dài triền miên, gia chủ phải vay mượn trâu bò để cúng lễ và khao làng. Sau khi tang lễ kết thúc, gia đình có thể phải đối mặt với khó khăn tài chính để trả nợ và phục hồi kinh tế.

Được sự quan tâm của chính quyền các cấp, phát huy vai trò của người uy tín trong bản, những hủ tục trên đã dần được thay thế bằng cuộc sống văn minh, hiện đại, để người dân yên tâm sản xuất, bám bản, giữ vững biên cương của Tổ quốc.

Ông Thao Văn Sinh, người uy tín của bản Ché Lầu cho biết: “Những năm trước đây, đời sống của người dân trong bản gặp muôn vàn khó khăn, người dân thì đói ăn, hủ tục bủa vây nên nạn tảo hôn cũng rất nhiều. Từ khi được chính quyền vận động tuyên truyền về xây dựng cuộc sống văn hóa, những hủ tục đã được đẩy lùi".

Hủ tục của bản và nỗi đau của người mẹ đang khoác áo học trò
Hằng ngày, Sính phải vừa trông con nhỏ, vừa làm lụng để cho chồng ăn học. Ảnh Hà Khải

Tuy nhiên, nhiều con trẻ vẫn chưa nhận thức rõ nên tình trạng tảo hôn ở bản vẫn diễn ra. Để giải quyết triệt để, chính quyền đã phối hợp với trường học thường xuyên tuyên truyền cho các cháu hiểu. Ngoài ra, Trưởng bản cũng đi từng nhà để vận động bà con xây dựng cuộc sống văn minh.

Với sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp, hi vọng Thao Thị Sính là nạn nhân cuối cùng của hủ tục, để cho những bé gái không phải chịu cảnh đang bồng sách đã phải bế con, những đứa trẻ được sinh ra cũng không phải đối mặt với cảnh ốm đau, bệnh tật.

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương trong công tác xóa bỏ hủ tục của vùng dân tộc thiểu số, ông Ngân Phúc Hậu - Phó Chủ tịch xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa - cho biết: “Ché Lầu là một bản nghèo với 100% dân số là người H’Mông với nhiều hủ tục lạc hậu bủa vây. Nạn tảo hôn cũng từ đấy mà ra. Tuy nhiên, do phong tục bắt vợ của đồng bào vẫn nhiều nên rất khó kiểm soát.

Để đẩy lùi vấn nạn này, chính quyền đã tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân chỉ được bắt vợ khi đủ 18 tuổi trở lên. Khi đấy, bản vừa giữ gìn được nét đẹp văn hóa của dân tộc, đồng thời chấp hành nghiêm pháp luật trong cuộc sống hôn nhân và gia đình”.

Hà Khải

Tin cùng chuyên mục

Quảng Bình: Bà con đồng bào Rục vào vụ mùa gặt

Quảng Bình: Bà con đồng bào Rục vào vụ mùa gặt

Mặc dù thời tiết không được thuận lợi, tuy nhiên vụ mùa Đông xuân của đồng bào Rục vẫn đạt năng suất cao nhờ áp dụng kỹ thuật chăm bón.
Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Không khí Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 đang rộn ràng và náo nhiệt tại Sóc Trăng, nơi có cộng đồng Khmer đông đảo nhất cả nước.
Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá Khánh Sơn ở Khánh Hòa, niên đại khoảng 2.500 - 3.000 năm là một trong 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 12.
Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Lễ mở cửa kho lúa là một trong những lễ hội lớn nhất, đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ sản xuất của người Rơ Măm nhằm tôn vinh những hạt lúa.
Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Đoàn Thanh Hóa đã “ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu và Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II.
Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Với sự nỗ lực của cơ quan chức năng, các địa phương, đến nay hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được xóa bỏ.
Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống đại đoàn kết toàn dân luôn tạo nên cội nguồn của sức mạnh Việt Nam mỗi khi vận mệnh tổ quốc lâm nguy.
Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Việc nắm vững các quy định pháp lý giúp bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Liên hoan Văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” sẽ diễn ra trung tuần tháng 11 tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Trong số 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người, nhiều giá trị văn hóa đang dần mai một theo thời gian.
Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Nhiều loại nhạc cụ truyền thống của cộng đồng các dân tộc ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên được giới thiệu đến người dân, du khách ở TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Hàng vạn người dân, du khách đã đến Ninh Thuận vui lễ hội Katê trong không khí đậm sắc màu văn hóa truyền thống đặc trưng đồng bào Chăm.
Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Trong bối cảnh mới, việc phát huy các nguồn lực tôn giáo sẽ góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập.
Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Tối 7/10 đã chính thức khai mạc “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội năm 2023’’ tại phố đi bộ Hồ Gươm Hà Nội, với chương trình nghệ thuật đậm đà bản sắc Nam Bộ.
Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Áo dài là không chỉ là một trang phục đặc biệt -biểu tượng tự hào của văn hoá Việt Nam mà còn là nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế du lịch.
Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Hội thi tìm hiểu Di sản văn hóa được tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhằm giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc về bản sắc văn hóa cho học sinh.
Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Từ khi ra khu tái định cư mới, người dân làng Kon Bông (Gia Lai) không còn cảnh phải “chạy lũ” mỗi mùa mưa về, yên tâm lo làm ăn, ổn định trong ngôi nhà mới.
Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số".
Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Làng Pốt – Làng nông thôn mới với 100% người dân là đồng bào dân tộc Ba Na đang có cuộc sống ngày một tốt hơn, trong đó, có đóng góp của ngành điện Gia Lai.
Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Nhiều trường học trên cả nước chú trọng đưa chương trình văn nghệ mang chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động