Bắc Quang - Hà Giang: Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mông
Dân tộc - Văn hóa Thứ tư, 21/12/2022 - 16:44
Huyện Mèo Vạc: Từ bản sắc văn hóa đến sự đặc sắc của du lịch Phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Lự, tỉnh Lai Châu |
Bắc Quang là huyện vùng thấp và là 1 trong 5 huyện động lực trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang. Người Mông trên địa bàn huyện Bắc Quang chủ yếu thuộc các nhóm Mông Hoa, Mông Trắng, Mông Xanh, một số ít thuộc nhóm Mông Đen và chiếm 4,25% dân số của toàn huyện.
Nhằm đẩy mạnh công tác khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Mông, thời gian qua, huyện Bắc Quang đã tập trung triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm như: Bảo tồn tiếng nói, chữ viết, các nghề truyền thống, lễ hội truyền thống, các nghi lễ đặc thù, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, các phong tục và truyền thống tốt đẹp, dân ca, trò chơi dân gian, văn hóa ẩm thực… ; đồng thời tập trung xóa bỏ một số hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan trong đám cưới, đám ma, nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết … của đồng bào dân tộc Mông.
![]() |
Thiếu nữ dân tộc Mông huyện Bắc Quang thao tác qui trình dệt vải lanh trong mùa lễ hội |
Bên cạnh đó, huyện Bắc Quang đã tổ chức định kỳ giao lưu văn hóa dân tộc Mông trên địa bàn các xã có đồng bào dân tộc Mông sinh sống theo hình thức luân phiên. Ngoài ra, tiếng nói và chữ viết của đồng bào dân tộc Mông cũng được khuyến khích giao tiếp trong cộng đồng. Nhờ đó, hiện nay đã có trên 70% đồng bào Mông trên địa bàn huyện Bắc Quang đã hiểu biết về tiếng nói của dân tộc mình.
Đồng thời, khuyến khích đồng bào mặc trang phục truyền thống và giao tiếp bằng tiếng nói của dân tộc mình thông qua các buổi họp dân và các lễ hội. Khuyến khích cộng đồng dân tộc Mông tận dụng nguồn đất bỏ hoang để trồng lanh dệt vải truyền thống. Cho đến nay, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, các lễ hội… theo nếp sống văn minh đã được đông đảo đồng bào Mông trên địa bàn duy trì và phát triển.
Đặc biệt, công tác bảo tồn và khôi phục nghệ thuật truyền thống và các trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc Mông như: Thổi khèn Mông, sáo Mông, múa khèn, ném pao…; các nghề truyền thống như: Dệt lanh, nghề thêu, nghề làm giấy bản, chế tác nông cụ… cũng được huyện Bắc Quang khuyến khích phát triển. Trong năm 2018, Phòng Văn hóa và Thông tin Bắc Quang đã phối hợp với công an huyện tổ chức và ra mắt mô hình "Làng văn hóa Mông kiểu mẫu” tại thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Phúc. Trong 2 năm, từ 2018 – 2019, huyện Bắc Quang đã mở 3 lớp truyền dạy dân ca dân tộc Mông; mở 01 lớp dạy tiếng Mông.
![]() |
Phụ nữ dân tộc Mông tự dệt trang phục mặc hàng ngày |
Nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông, trong các năm từ 2020 – 2022, huyện Bắc Quang đã phối hợp với Ban Dân tộc Tôn giáo tỉnh Hà Giang tiếp tục công tác phục hồi và phát triển các lễ hội văn hóa dân tộc Mông trên địa bàn huyện như: Lễ hội múa khèn Mông, Lễ hội Gầu tào, Lễ hội ném còn….
Bên cạnh đó, UBND huyện Bắc Quang cũng chỉ đạo các phòng ban chức năng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới cộng đồng đồng bào dân tộc Mông duy trì mặc trang phục của dân tộc mình trong các buổi biểu diễn văn nghệ, nhất là vào các dịp lễ tết như Tết Nguyên đán truyền thống, các buổi giao lưu văn nghệ giữa các xã do huyện tổ chức; khuyến khích đồng bào Mông sử dụng các nhạc cụ của dân tộc mình trong các buổi giao lưu văn nghệ như sử dụng Khèn Mông, Sáo Mông.
Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang - Dương Tiến Son cho biết: Trong hơn 3 năm qua, công tác bảo tồn, khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Mông trên địa bàn huyện Bắc Quang đã đạt được kết quả bước đầu đáng khích lệ. Qua đó, góp phần phát triển nền văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc của huyện Bắc Quang nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung. |
Tin mới nhất

Nghi lễ cúng rừng: Nâng cao ý thức bảo vệ rừng của đồng bào Tây Bắc

Văn hoá Cồng chiêng - niềm tự hào của dân tộc Ba Na

Sôi nổi hội đua thuyền bên bờ sông Hàn Đà Nẵng

Trang phục truyền thống dân tộc Ba Na: Lấy thiên nhiên làm hình mẫu

Người Jrai ở Gia Lai: Rộng ràng ngày lễ Cúng rừng
Tin cùng chuyên mục

Tinh thần đoàn kết trong Lễ hội cầu an dân tộc Ba Na

Quảng Nam: Nhiều hoạt động đặc sắc tại Hội làng Lộc Yên lần thứ 2

Đồng bào Công giáo Cần Thơ tích cực thực hiện thi đua yêu nước

Thạp đồng văn hóa Đông Sơn: Vẻ đẹp văn hóa đặc sắc của người Việt xưa

Khơi dậy nguồn lực văn hoá thủ đô và câu chuyện phục dựng nỏ thần

Ca kịch "Khát vọng Dam Săn": Tiếng vọng từ đại ngàn

Kho báu quý nghìn năm tuổi giữa đại ngàn Tây Giang

Thanh Hóa: Công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023-2024

Độc đáo kỹ thuật dệt thổ cẩm của phụ nữ Châu Mạ

Lan toả không gian văn hóa Cồng chiêng người Mạ ở Đắk Nông

Đồn điền CADA - nơi khởi nguồn của ngành cà phê Việt Nam

Độc đáo Lễ hội đền Rồng - đền Nước ở xứ Thanh

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột xứng tầm là lễ hội quốc gia

Krông Pắc rực rỡ sắc màu văn hóa chào Lễ hội Cà phê

Quảng Nam: Đồng bào Cơ Tu rộn ràng với lễ hội mùa xuân

Góp sức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Lễ hội Đền Bà Triệu và đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hàng nghìn du khách tham dự Lễ hội đường phố Buôn Ma Thuột 2023

Tỉnh Quảng Ninh có hơn 1.000 dòng họ được công nhận là “dòng họ hiếu học”
