Đắk Lắk tổ chức Lễ Tế Thu Nhâm Dần - năm 2022 tại đình Lạc Giao
Tôn giáo - Tín ngưỡng Thứ hai, 12/09/2022 - 21:57
Đắk Lắk: Bàn giao chiêng và trang phục truyền thống cho đồng bào dân tộc |
Ngày 12/9, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk và Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk phối hợp tổ chức Lễ Tế Thu Nhâm Dần - năm 2022 tại Di tích lịch sử quốc gia đình Lạc Giao (số 67 đường Phan Bội Châu, thành phố Buôn Ma Thuột).
Tham dự buổi lễ có ông Thái Hồng Hà - Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk cùng lãnh đạo Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, các phường, các bô lão đình Lạc Giao và người dân thành phố Buôn Ma Thuột.
Đình Lạc Giao là nơi thờ tự của Đệ nhất khai quốc công thần Đào Duy Từ, người được triều đình Nhà Nguyễn ra chiếu sắc phong làm thần hoàng làng Lạc Giao, vùng đất hoàng triều cương thổ ở Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên vào năm 1932; nơi ghi nhớ công ơn của bậc tiền hiền Phan Hộ, người đã có công lập đình, lập làng vào thuở sơ khai.
![]() |
Thực hiện Lễ tế theo nghi thức cổ truyền của dân tộc |
Từ đó đến nay, nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột luôn bảo tồn, gìn giữ, phát triển những giá trị văn hóa, lịch sử của đình Lạc Giao nói riêng và những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp mà cha ông bao đời gây dựng nên.
Đã thành truyền thống, vào ngày 17/8 âm lịch hàng năm, đình Lạc Giao tổ chức Lễ Tế Thu - nghi thức tạ ơn trời đất, tạ ơn các vị thần hoàng bản thổ, các bậc tiền nhân đã phù hộ cho mưa thuận gió hoà, Quốc thái dân an, làm ăn thuận lợi, mùa màng bộ thu.
Đây là sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh mang đậm những nét đặc trưng văn hóa truyền thống đã được gìn giữ tự bao đời, là niềm tự hào của vùng đất và người dân Đắk Lắk nói chung và thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng
Trong không khí linh thiêng, trang trọng, các đại biểu đã cùng dâng hương để tỏ lòng thành kính đối với các bậc tiền nhân, các vị thần hoàng bản thổ. Thực hiện nghi thức Lễ Tiên thường (cáo thần) và Lễ Tế truyền thống (Tế thần) có sự tham gia của Đội Tế Nam quan thực hiện nghi thức Tế truyền thống.
![]() |
Ông Thái Hồng Hà – Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk (trái) và ông Đinh Một - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk (phải) dâng hương các bậc tiền nhân, các vị thần hoàng bản thổ. |
Kết thúc buổi lễ, đại biểu và nhân dân đã được thưởng thức các tiết mục hát quan họ đặc sắc đến từ các nghệ nhân huyện Krông Năng và múa sạp do các em học sinh trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú N’Trang Lơng trình diễn.
![]() |
Các nghệ nhân đến từ huyện Krông Năng biểu diễn dân ca quan họ |
![]() |
Tiết mục múa sạp do các em học sinh trường THPT Dân tộc nội trú N’Trang Lơng trình diễn. |
Ông Đinh Một - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk cho biết, Tế Thu là nghi thức tạ ơn trời đất, tạ ơn các vị thần hoàng bản thổ, các bậc tiền nhân đã phù hộ cho mưa thuận gió hoà, Quốc thái dân an, làm ăn thuận lợi. Đây không chỉ đơn thuần là sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh trong cộng đồng mà hơn hết nó mang đậm những nét đặc trưng văn hóa truyền thống đã được gìn giữ tự bao đời, là niềm tự hào của vùng đất và người dân tỉnh Đắk Lắk nói chung và thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng. Đồng thời, Lễ Tế Thu còn được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá Di tích lịch sử đình Lạc Giao gắn với phát triển du lịch.
"Thông qua Lễ Tế Thu nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Đồng thời giáo dục thế hệ trẻ trong việc nâng cao ý thức gìn giữ nét văn hóa cổ truyền của cha ông ta để lại, gìn giữ di sản văn hoá địa phương, phát huy tốt hơn nữa những giá trị văn hóa lịch sử của Di tích lịch sử quốc gia đình Lạc Giao", ông Đinh Một nhấn mạnh.
Tin mới nhất

Về sinh hoạt và tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam

Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Lễ Sen Dolta: Thắt chặt thêm tình đoàn kết của cộng đồng người Khmer

Những chuyển biến lớn trong pháp luật để đảm bảo tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam

Bài 3: Không để lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây mất trật tự an ninh biên giới
Tin cùng chuyên mục

Đồng bào Công giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế

Bài 2: Xây dựng vành đai biên giới mềm từ “lòng dân”

Bài 1: Bộ đội biên phòng Hà Giang - lan tỏa những mô hình giúp dân phát triển kinh tế

Sóc Trăng: Niềm vui nhân đôi mừng lễ hội truyền thống Sene Dolta của đồng bào Khmer

400 đại biểu chính thức tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam

Ninh Thuận sắp tổ chức lễ hội Katê của người Chăm

Đồng Tháp: Phát huy vai trò của phụ nữ theo tôn giáo, hình thành nhiều mô hình, sáng kiến trong đời sống

Độc đáo cây mộc thần của người Raglai ở Khánh Hòa

Lỗ hổng quản lý từ vụ giả tu sĩ Phật giáo của ông Nguyễn Minh Phúc

3 xu hướng chính thúc đẩy sự phát triển của mỹ phẩm halal ở Đông Nam Á

Thanh Hóa: Huy động lực lượng công an bảo đảm an ninh, trật tự tại Lễ hội Hàn Sơn

Đại hội đại biểu Người công giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh lần thứ VIII

Đông đảo tăng ni, phật tử tham dự lễ Phật đản tại Làng Văn hóa

Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh, nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu

Ngắm bộ sưu tập điêu khắc tượng Phật trên vỏ ốc mang về từ Trường Sa

3 di sản văn hoá vừa được bổ sung vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia

Người dân nô nức về dự lễ hội Tháp Bà Ponagar

Ý nghĩ nhân văn trong lễ bỏ mả của người Raglai

Lễ hội Yang Pơtao Apui: Cầu mưa trên núi thần – Văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của người Jrai
