Đắk Nông: Người M’nông giữ rừng cộng đồng

Năm 2013, hơn 335ha rừng tại tiểu khu 1649 được giao cho cộng đồng bon R’Bút, xã Quảng Sơn, (huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) quản lý, bảo vệ.

Giữ rừng cộng đồng

Trên chiếc xe uyn “dã chiến” chúng tôi theo chân các thành viên tổ quản lý bảo vệ rừng cộng đồng đi tuần rừng. Từ bon R’Bút vào rừng cộng đồng khoảng 25 km, phải vượt qua nhiều đồi dốc, ổ gà, ổ voi nên trên xe ngoài các đồ dùng thiết yếu không thể thiếu bộ áo xích chống trơn trượt cho xe. Ông Y Đoan, ‘người vận chuyển’ tôi trên chiếc xe uyn ‘dã chiến’ là tổ trường tổ quản lý bảo vệ rừng, ông cho biết để vượt qua được đoạn đường này, phải có tay nghề khá điêu luyện và trải qua không ít lần té ngã. Càng gần rừng cộng đồng không khí sẽ càng mát mẻ đó là cách Y Đoan chỉ tôi nhận biết khi hành trình vào gần tới rừng cộng đồng. Tới khu vực rừng được giao, chúng tôi ghé vào chốt quản lý bảo vệ rừng của tổ cất đồ dùng cá nhân và bắt đầu chuyến tuần tra rừng.

Đắk Nông: Người M’nông giữ rừng cộng đồng

Tổ tuần tra rừng cộng đồng bon R’bút đi thăm rừng

Ông Y Tẽh thành viên tổ bảo vệ rừng mang theo xà gạc và 1 chiếc túi rỗng để tiện đường hái rau bép, đọt mây về cho gia đình làm thức ăn, hôm nào hái được nhiều ông bán lấy tiền.

Tổ bảo vệ rừng cộng đồng bon có 15 thành viên được thành lập từ năm 2013 theo giải pháp hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ rừng của Hạt kiểm lâm huyện Đắk Glong bằng giao khoán cộng đồng giữ rừng. Các thành viên trong tổ thay phiên nhau đi tuần tra rừng, mỗi tuần 4 ngày. Ngoài việc bảo vệ diện tích rừng do UBND xã giao, tổ bảo vệ rừng cộng đồng bon R’Bút còn phối hợp trồng lại diện tích rừng bị lấn chiếm. Thời gian qua đã có 2 ha rừng đã được tổ trồng lại. Ngoài thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng, tổ bảo vệ rừng còn tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ rừng, không đốt nương, làm rẫy gây cháy rừng.

Ông Y Đoan nói, tổ luôn tuyên truyền cho bà con hiểu rõ trách nhiệm bảo vệ rừng và việc hưởng lợi từ rừng sau này. Nhờ đó, người dân đã nhận thức được giá trị lợi ích của rừng mang lại, ý thức bảo vệ rừng được nâng cao không phát rừng làm nương rẫy nữa. Việc bảo vệ rừng đã được đưa vào hương ước, quy ước của bon.

Đắk Nông: Người M’nông giữ rừng cộng đồng
Người M'nông hái lá bép, rau rừng trong rừng cộng đồng về làm rau xanh

Rừng được bảo vệ xanh tốt, người dân trong bon có thể vào rừng khai thác lâm sản phụ về phục vụ bữa ăn và các sinh hoạt văn hóa truyền thống. Chính cách làm trực quan, đơn giản, dễ hiểu đã khiến người dân trong bon làng tự giác chấp hành.

Rừng của cộng đồng

Ở cái tuổi 51, già Y Siêng vẫn băng băng đi tuần tra, kiểm tra diện tích đất rừng. Già Y Siêng chia sẻ, ngày nào già cũng ở đây, thấy ở đây không khí trong lành, mát mẻ thích hơn ở nhà, đi vào nghe chim hót, hái lá bép, rau rừng, đọt mây về làm món ăn truyền thống.

Ông Lê Đình Tuấn, Chủ tịch UBND xã Quảng Sơn cho biết, tôi đã trực tiếp vào tiểu khu rừng cộng đồng bon R’Bút để kiểm tra, thấy việc bảo vệ rừng của tổ rất tốt, tổ đã làm chốt và luôn có người trực 24/24 trong rừng. Tôi được tận mắt chứng kiến những khu rừng bạt ngàn đang lên xanh tốt, là thành quả sau những năm tháng, dầm mưa, ngủ rừng của những người tham gia bảo vệ rừng.

Đắk Nông: Người M’nông giữ rừng cộng đồng
Rừng cộng đồng bon R’bút được bảo vệ tốt và được đánh giá cao

Ông Y Đoan, cho biết thêm, hàng năm, sau khi nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, trừ các khoản chi tiêu sinh hoạt, xăng xe, số tiền còn lại được chia đều cho các thành viên tham gia bảo vệ rừng. Mỗi năm, tổ nhận được khoảng 120 triệu đồng, trừ chi phí xong, mỗi người nhận được khoảng 6 triệu đồng. Số tiền không lớn nên các thành viên trong tổ bố trí lực lượng vừa giữ rừng, vừa có thể tham gia sản xuất, có thêm thu nhập, ổn định đời sống. Không chỉ giữ rừng, tổ còn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân trong bon giữ rừng. Vì vậy, bà con khi vào rừng lấy lá bép, đọt mây, măng rừng đều hỗ trợ tổ trong việc phát hiện nhanh các đối tượng phá rừng, xâm hại rừng. Bây giờ, cả cộng đồng bon cùng tham gia quản lý, bảo vệ và hưởng lợi từ rừng.

Từ cuối năm 2021, nhờ thực hiện tốt công tác giữ rừng, cộng đồng bon R’bút được giao quản lý thêm gần 30 ha rừng. Trước thực trạng rừng ngày càng bị tàn phá nghiêm trọng như hiện nay thì việc tìm kiếm các giải pháp để bảo vệ rừng luôn là vấn đề cấp thiết. Vì vậy việc nhân rộng các mô hình quản lý rừng cộng đồng sẽ là biện pháp để khôi phục và bảo vệ rừng bền vững.

Thu nhập của người M’nông ở bon R’Bút từ nương rẫy trồng cà phê, tiêu là chủ yếu. Vào các dịp lễ tết, người dân trong bon thường tổ chức vào rừng dã ngoại. Trở về với rừng về với thiên nhiên và để nhìn lại khu rừng do chính cộng đồng bon đã cùng nhau gìn giữ bảo vệ. Họ đã tổ chức uống rượu cần, đi hái rau rừng, lá bép, đọt mây để nấu canh thụt ngay trong rừng. Đó là một kỷ niệm mà các thành viên trong tổ nhớ mãi bởi họ đã nhìn thấy được cộng đồng trân trọng rừng.
Đức An

Tin mới nhất

Người con ưu tú cả đời gắn bó với rừng già ở xứ Thanh

Người con ưu tú cả đời gắn bó với rừng già ở xứ Thanh

Những bàn chân nặng chịch bước đến, hơi thở của mẹ đất bỗng lặng im, chỉ những chiếc lá trên ngọn cây vẫn khẽ đung đưa như vẫy gọi, mừng người thân yêu đã về.
Thanh Hóa: Phát huy có hiệu quả vai trò "cầu nối" của người có uy tín trong đồng bào dân tộc

Thanh Hóa: Phát huy có hiệu quả vai trò "cầu nối" của người có uy tín trong đồng bào dân tộc

Người có uy tín trong đồng bào dân tộc là “cầu nối” quan trọng đang được cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương ở tỉnh Thanh Hóa phát huy có hiệu quả.
Những tấm gương phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Những tấm gương phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Vượt qua những rào cản, nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số không chỉ vươn lên làm giàu mà còn giúp đỡ, truyền cảm hứng cho chị em khác cùng tiến bộ.
Thầy giáo tuổi 80 tận tâm "gieo chữ", giữ gìn bản sắc văn hóa vùng lòng hồ Hòa Bình

Thầy giáo tuổi 80 tận tâm "gieo chữ", giữ gìn bản sắc văn hóa vùng lòng hồ Hòa Bình

Ông Bàn Văn Thân (người Dao Tiền) có gần 15 năm dạy chữ Nôm Dao cho bà con vùng lòng hồ Hòa Bình, góp phần gìn giữ chữ viết, bản sắc văn hóa người Dao Tiền
Phụ nữ dân tộc thiểu số chăm lo làm kinh tế, xây dựng sản phẩm OCOP ở Bắc Hà

Phụ nữ dân tộc thiểu số chăm lo làm kinh tế, xây dựng sản phẩm OCOP ở Bắc Hà

Hội phụ nữ huyện Bắc Hà, Lào Cai đã phát động nhiều phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội trong các cấp Hội, hội viên, phụ nữ trong toàn huyện.

Tin cùng chuyên mục

Siu Sek - Người Đảng viên gương mẫu, người thợ điện của buôn làng

Siu Sek - Người Đảng viên gương mẫu, người thợ điện của buôn làng

14 năm trong màu áo cam, luôn có mặt khi người dân cần, anh thợ điện Siu Sek (công nhân Điện lực Phú Thiện) được gọi trìu mến “người thợ điện của buôn làng”.
Trưởng thôn Ải Nam làm tốt công tác tuyên truyền chính sách dân tộc

Trưởng thôn Ải Nam làm tốt công tác tuyên truyền chính sách dân tộc

Không chỉ là gương sáng về làm kinh tế giỏi, với vai trò là Trưởng thôn Ải Nam, anh Cư Seo Mười người dân tộc Mông đã phát huy tốt vai trò người uy tín.
Chuyện về người có uy tín giúp đồng bào dân tộc thiếu số ở bản Chong “đuổi đói nghèo”

Chuyện về người có uy tín giúp đồng bào dân tộc thiếu số ở bản Chong “đuổi đói nghèo”

Bác Hà Văn Tú ở Bản Chong, xã Thiên Phủ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa là người có uy tín, làm kinh tế giỏi và giúp đồng bào dân tộc thiểu số “đuổi đói nghèo”.
Huyện Bắc Hà, Lào Cai: Trưởng thôn gương mẫu giúp dân thoát nghèo

Huyện Bắc Hà, Lào Cai: Trưởng thôn gương mẫu giúp dân thoát nghèo

Nếu về thôn Lùng Xa 1, xã Cốc Ly, khi hỏi về Trưởng thôn Bàn Văn Thanh ai cũng biết. Anh là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, giúp dân thoát nghèo.
Người dân tộc Bru - Vân Kiều hiến đất, hiến vườn để mở đường cho bản

Người dân tộc Bru - Vân Kiều hiến đất, hiến vườn để mở đường cho bản

Dù đời sống còn gặp nhiều khó khăn, những người dân tộc Bru- Vân Kiều ở Quảng Bình mang họ Hồ vẫn hiến đất, hiến vườn vì lợi ích chung của bản làng.
Bắc Kạn: Người có uy tín, trưởng thôn là cầu nối giữa chính quyền với nhân dân

Bắc Kạn: Người có uy tín, trưởng thôn là cầu nối giữa chính quyền với nhân dân

Tỉnh Bắc Kạn có 1.291 trưởng thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có 507 người có uy tín; đội ngũ người có uy tín, trưởng thôn chủ yếu là người dân tộc thiểu số.
Người phụ nữ Tày tiên phong làm du lịch cộng đồng ở vùng cao Bắc Hà

Người phụ nữ Tày tiên phong làm du lịch cộng đồng ở vùng cao Bắc Hà

Những năm gần đây, một số gia đình ở vùng cao huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã nỗ lực đưa ngôi nhà du lịch cộng đồng của mình trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Cựu chiến binh Hoàng Văn Nguyên nêu gương sáng đời thường

Cựu chiến binh Hoàng Văn Nguyên nêu gương sáng đời thường

Ở xã Cốc Mỳ huyện Bát Xát, nhắc đến cựu chiến binh, người cao tuổi Hoàng Văn Nguyên, hội viên cựu chiến binh mà người dân trong xã đều tin yêu, kính trọng.
Trà Vinh: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trà Vinh: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Trà Vinh đã phát huy vai trò trong các hoạt động xã hội, thúc đẩy sự phát triển ở địa phương
Hiến đất vì lợi ích cộng đồng

Hiến đất vì lợi ích cộng đồng

Đó là lời tâm sự của anh Bồng Đức Thành, sinh năm 1981, dân tộc Dao, thôn Lùng Xa 1, xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Lào Cai: Gương sáng gia đình người Mông trở thành triệu phú từ trồng quế

Lào Cai: Gương sáng gia đình người Mông trở thành triệu phú từ trồng quế

Bản Cái là xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Hà, người dân sống dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp.
Đảng viên trẻ Lò Láo Lở học tập và làm theo Bác

Đảng viên trẻ Lò Láo Lở học tập và làm theo Bác

Trải qua môi trường quân ngũ, được giác ngộ, nhận thức về Đảng, được rèn luyện tính kỷ luật đã hun đúc, làm nên bản lĩnh kiên cường của Đảng viên trẻ Lò Láo Lở.
Tinh thần yêu hàng Việt của các doanh nhân gốc Việt tại Mỹ

Tinh thần yêu hàng Việt của các doanh nhân gốc Việt tại Mỹ

Chi nhánh TV Việt Nam tại Houston có buổi gặp và phỏng vấn doanh nhân Chinh Nguyễn - CEO Tập đoàn L&V Food Supply và 1 số DN tại TP. Houston, Texas, Hoa Kỳ.
Từ định hướng của Đảng đến những tấm gương sáng trong đời sống

Từ định hướng của Đảng đến những tấm gương sáng trong đời sống

Nhận thức rõ vai trò của người có uy tín trong nhân dân, đặc biệt là người có uy tín trong đồng bào DTTS, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến đối tượng này.
Kỹ sư Hà Trọng Dũng: Lan toả tinh thần Việt trong các sáng chế

Kỹ sư Hà Trọng Dũng: Lan toả tinh thần Việt trong các sáng chế

Kỹ sư Hà Trọng Dũng là một trong những người đầu tiên mang ý tưởng sản xuất đồ chơi trẻ em về Việt Nam để hạn chế phụ thuộc đồ nhập khẩu.
Hà Giang: Phát huy vai trò người có uy tín trong phát triển kinh tế, bảo vệ vùng biên

Hà Giang: Phát huy vai trò người có uy tín trong phát triển kinh tế, bảo vệ vùng biên

Nhờ phát huy vai trò người có uy tín trong phát triển kinh tế, bảo vệ vùng biên, đời sống đồng bào dân tộc huyện Đồng Văn (Hà Giang) từng bước được nâng lên.
Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Khôi phục nghề truyền thống gắn với cải thiện sinh kế là phương thức tốt bảo tồn phát triển văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Kon Tum: Những thanh niên dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ để làm giàu

Kon Tum: Những thanh niên dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ để làm giàu

Nhiều thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum không ngại khó, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, sáng tạo trong phát triển kinh tế, làm giàu cho quê hương.
Đồng bào các dân tộc thiểu số vươn lên làm giàu ở Đồng Nai

Đồng bào các dân tộc thiểu số vươn lên làm giàu ở Đồng Nai

Giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu, có cuộc sống tốt đẹp hơn được hi nhận nhiều gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đồng Nai.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: Minh chứng sống cho bản lĩnh của phụ nữ Việt Nam

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: Minh chứng sống cho bản lĩnh của phụ nữ Việt Nam

Nguyễn Thị Bình là một cái tên vô cùng gần gũi và quen thuộc với người dân Việt Nam. Có thể nói, với nhiều người, bà chính là một huyền thoại sống.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động