Đồng bào Khmer tất bật chuẩn bị đón lễ Sene Đôn Ta
Tôn giáo - Tín ngưỡng Thứ năm, 22/09/2022 - 14:21
Lễ Sene Đôn Ta năm 2022 của đồng bào Khmer đang về. Những ngày này, các chùa trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang tất bật hoàn thành, tu sửa các công trình nghệ thuật kiến trúc của chùa để đón Lễ Sene Đôn Ta.
![]() |
Cầu tình thương số 7, ngụ ấp Bình Hòa, xã Vĩnh Bình Bắc (Vĩnh Thuận, Kiên Giang) được chư tăng chùa Kè Một vận động xây dựng được khánh thành và đưa vào sử dụng dịp lễ Sene Đôn Ta năm 2022. Ảnh Ban Dân tộc tôn giáo Kiên Giang. |
Tại chùa Kè Một (Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang), chư tăng và đồng bào bào phật tử đang xây dựng cầu để tạo điều kiện cho người dân đi lại. Theo Trụ trì chùa Kè Một thì cầu này có tổng kinh phí gần 200 triệu đồng. Mặc dù lúc xây dựng cầu, chùa gặp nhiều khó khăn nhưng chư tăng và ban quản trị chùa cố gắng hoàn thành hạng mục trước lễ Sene Đôn Ta, tạo điều kiện cho chư tăng và người dân đi lại.
Tương tự, là chùa khu vực giáp biên giới và có đông đồng bào Khmer sinh sống, những ngày qua, nhiều phật tử tại chùa Tà Teng, xã Phú Lợi (Giang Thành, Kiên Giang) tụ họp về chùa để chuẩn bị các hoạt động. Đại đức Tiên Sà Rách - Trụ trì chùa Tà Teng cho biết: Chùa vận động đồng bào gói trên 200 đòn bánh tét. Bên cạnh đó, các hạng mục khuôn viên chùa, đèn chiếu sáng, nơi dâng hương được chùa bố trí rộng rãi, sạch sẽ.
Cũng tại Kiên Giang, những ngày qua, dọc các tuyến đường vào các chùa Nam tông Khmer, chư tăng và đồng bào phật tử trang trí cờ phật giáo. Các chùa tích cực chuẩn bị chương trình biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao, trò chơi dân gian. Bên cạnh luyện tập nhạc ngũ âm, chư tăng và đồng bào phật tử các chùa này còn tập luyện đội văn nghệ, đội múa sa dăm để phục vụ 3 ngày lễ.
Còn tại Sóc Trăng, những ngày này các hộ dân Khmer ở xã Viên Bình, huyện Trần Đề cũng tất bật trang hoàng nhà cửa, trang trí bàn thờ tổ tiên, đón lễ Sene Đôn Ta khá tươm tất.
Theo người dân nơi đây, Sene Đôn Ta là một trong ba lễ hội lớn của đồng bào Khmer, thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, cầu phước cho những người đã khuất và mong được tổ tiên phù hộ cho con cháu, phum sóc được an vui… Hai năm trước, do dịch bệnh phức tạp, không được tập trung đông người nên lễ hội không được tổ chức. Nay dịch bệnh được kiểm soát tốt, bà con được tiêm vắc xin phòng Covid-19, rồi mùa màng cũng bội thu nên các gia đình trong phum sóc đều đón lễ Sene Đôn Ta vui tươi, phấn khởi hơn.
Trong khi đó, tại Trà Vinh, để đồng bào Khmer đón mừng lễ Sene Đôn Ta năm 2022 với tinh thần vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm, Chủ tịch UBND tỉnh này đã ra văn bản yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học có kế hoạch sắp xếp để cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ, người lao động, học sinh, sinh viên dân tộc Khmer được nghỉ lễ Sene Đôn Ta trong 3 ngày: 24, 25 và 26/9/2022. Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động văn hóa, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào và giữ gìn an ninh trật tự trong dịp lễ Sene Đôn Ta năm 2022. Ngoài ra, tỉnh cũng yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào Khmer, nhất là việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Theo phong tục cổ truyền hằng năm, cứ vào cuối tháng 8 âm lịch Khmer (gọi là khe Phot-tro-bot) đồng bào dân tộc Khmer đều tổ chức mừng lễ Sene Đôn Ta. Vào những ngày này khắp nơi trong phum, sóc Khmer nhà nhà đều rộn ràng khí thế Sene Đôn Ta. Đầu tiên đồng bào cúng ông bà, tổ tiên đã quá cố; tiếp theo là mừng thọ, thăm hỏi và tặng quà ông bà, cha mẹ còn sống. Xong các phần nghi thức đó là đến bữa cơm sum họp gia đình. Vật dùng để “Sen” cúng gồm các món ăn mặn, bánh trái... khá phong phú, đậm đà hương vị phum, sóc, là những sản vật sẵn có theo mùa ở địa phương do đồng bào tự chế biến như bánh tét, bánh gừng… là phổ biến nhất. |
Tin mới nhất

Tết Chôl Chnăm Thmây: Đồng bào Khmer nô nức đến chùa tắm nước Phật

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Về sinh hoạt và tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam

Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Lễ Sen Dolta: Thắt chặt thêm tình đoàn kết của cộng đồng người Khmer
Tin cùng chuyên mục

Những chuyển biến lớn trong pháp luật để đảm bảo tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam

Bài 3: Không để lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây mất trật tự an ninh biên giới

Đồng bào Công giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế

Bài 2: Xây dựng vành đai biên giới mềm từ “lòng dân”

Bài 1: Bộ đội biên phòng Hà Giang - lan tỏa những mô hình giúp dân phát triển kinh tế

Sóc Trăng: Niềm vui nhân đôi mừng lễ hội truyền thống Sene Dolta của đồng bào Khmer

400 đại biểu chính thức tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam

Ninh Thuận sắp tổ chức lễ hội Katê của người Chăm

Đồng Tháp: Phát huy vai trò của phụ nữ theo tôn giáo, hình thành nhiều mô hình, sáng kiến trong đời sống

Độc đáo cây mộc thần của người Raglai ở Khánh Hòa

Lỗ hổng quản lý từ vụ giả tu sĩ Phật giáo của ông Nguyễn Minh Phúc

3 xu hướng chính thúc đẩy sự phát triển của mỹ phẩm halal ở Đông Nam Á

Thanh Hóa: Huy động lực lượng công an bảo đảm an ninh, trật tự tại Lễ hội Hàn Sơn

Đại hội đại biểu Người công giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh lần thứ VIII

Đông đảo tăng ni, phật tử tham dự lễ Phật đản tại Làng Văn hóa

Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh, nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu

Ngắm bộ sưu tập điêu khắc tượng Phật trên vỏ ốc mang về từ Trường Sa

3 di sản văn hoá vừa được bổ sung vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia

Người dân nô nức về dự lễ hội Tháp Bà Ponagar
