Giao thoa, lan toả văn hóa dân tộc - nhìn từ Festival Huế 2022
Dân tộc - Văn hóa Thứ sáu, 08/07/2022 - 11:08
Theo Ban tổ chức Festival Huế 2022, lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” là một trong những chương trình chính trong tuần lễ Festival Huế. Là sự giao thoa văn hoá dân tộc với hình thức quảng diễn đường phố sôi động của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế đã tạo nên sự đa dạng sắc màu văn hóa các quốc gia, vùng miền, phô diễn sức sống của các dân tộc, cùng nhau chung tay vì tương lai hòa bình, hợp tác và hữu nghị.
![]() |
Các tiết mục tại lễ hội đường phố là sự giao thoa văn hoá dân tộc, thể hiện bản sắc của các dân tộc và luôn thu hút sự quan tâm của công chúng |
Ông Huỳnh Tiến Đạt – Giám đốc Trung tâm Festival Huế cho biết, tại các kỳ Festival Huế, ban tổ chức nhận được nhiều đoàn nghệ thuật quốc tế đăng ký tham gia. Tuy nhiên, ban tổ chức tiến hành chọn lọc các đoàn để tránh sự nhàm chán. Kết cấu thông thường của lễ hội đường phố được ban tổ chức đưa ra là sẽ có đoàn nghệ thuật dân tộc của Thừa Thiên Huế, Việt Nam và thế giới.
Thông điệp trong lễ hội này thể hiện ngay trong tiêu đề của lễ hội, đó là sắc màu văn hóa. Sắc màu văn hóa đó thể hiện bản sắc của từng dân tộc nhưng hòa quyện vào không gian chung trong cùng một thời điểm, để giới thiệu văn hóa của từng đất nước đối với công chúng. Từ đó, lan tỏa các giá trị văn hóa, giao lưu, giới thiệu văn hóa của vùng miền Việt Nam, của Huế đối với bạn bè quốc tế.
Cũng theo Giám đốc Trung tâm Festival Huế, lễ hội động đường phố được công chúng đón nhận nồng nhiệt và Bộ Ngoại giao đã đưa chương trình lễ hội đường phố này là một trong những nội dung thảoluận tại diễn đàn hợp tác của Đông Á – Mỹ Latinh (FEALAC). Sáng kiến của Việt Nam lấy Festival Huế làm diễn đàn giao lưu cho nhóm hoạt động văn hóa của diễn đàn FEALAC này.
“Tất cả các đoàn khi tham gia lễ hội đường phố, lúc đầu chưa hiểu lắm, vì nghĩ rằng nghệ sỹ biểu diễn sân khấu lại ra đường biểu diễn. Sau khi tham gia, họ thấy rằng, đây là sân khấu di động, họ có thể tiếp cận gần nhất với khán giả và sự giao lưu, trao đổi giữa nghệ sỹ và công chúng không còn khoảng cách. Đó là hiệu quả trong việc thể hiện sự đoàn kết, mong muốn hòa bình, hòa hợp giữa các dân tộc. Không chỉ về trang phục, hình thức biểu diễn, âm nhạc... phô diễn cho công chúng, mà làm cho việc hiểu biết nhau hơn giữa các nền văn hóa được tốt hơn”, ông Đạt chia sẻ thêm.
![]() |
Đoàn nghệ thuật Việt Bắc biểu diễn tại Featival Huế 2022 |
Ngoài lễ hội đường phố, chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế tạiFestival Huế tạo nên những không gian văn hóa khác nhau, mang đến cho khán giả những xúc cảm đặc biệt như chương trình quảng diễn “Ngàn xưa âm vọng”; triển lãm trang phục truyền thống các nước ASEAN; nghệ thuật gốm, sứ cổ Nhật Bản; ẩm thực Huế với bốn phương... góp phần làm cho Tuần lễ Festival Huế 2022 thêm đa dạng sắc màu.
Gây ấn tượng mạnh với công chúng, đoàn nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc tham gia lễ hội đường phố tại Festival Huế 2022 với nhiều tiết mục tràn đầy sức sống. Đó là các tác phẩm được nâng cao, cải tiến của các đồng bào dân tộc H’Mông, Tày, Nùng, Thái... Các tác phẩm ca múa nhạc này mang nét đậm đà bản sắc dân tộc của phía Bắc.
Ông Hà Quang Huy – Phó Giám đốc nhà hát ca, múa nhạc dân gian Việt Bắc cho biết, hoạt động này góp phần quảng bá nét dân gian, dân tộc của vùng miền phía Bắc đến bạn bè trong và ngoài nước. Từ đó, thu hút khách du lịch tham quan, chiêm ngưỡng, thưởng thức làn điệu của đồng bào miền Bắc cũng như nét sinh hoạt thường ngày của các dân tộc....
“Khi tham gia lễ hội đường phố này, chúng tôi cảm nhận sự đoàn kết của cộng động các dân tộc Việt Nam. Đó là dân tộc ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam được giao lưu, hiểu biết thêm về màu sắc của bạn bè, của các đoàn bạn trên thế giới”, ông Huy cho biết thêm.
![]() |
Đoàn ca múa nhạc tỉnh Đắk Lắk tham gia lễ hội đường phố Festival Huế 2022 |
Trong khi đó, đến với kỳ Festival Huế lần này, đoàn ca múa dân tộc Đắk Lắk cống hiến cho công chúng bản nhạc, điệu múa mang đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên. Thể hiện một sức sống mãnh liệt, không khuất phục trước sức mạnh của thiên nhiên, đoàn kết các dân tộc anh em, cần cù lạo động để tạo nên cuộc sống ấm no và ngày càng khang trang hơn.
Ông Ykô Niê - Phó trưởng Đoàn ca múa dân tộc Đắk Lắk cho biết rất tự hào khi tham gia lễ hội đường phố lần này. Đoàn nghệ thuật dân tộc Đắk Lắk là sự kết hợp của các thành viên của 3 dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên là Ê đê, M’Nông, Gia Rai và được thể hiện trong một bản nhạc, thể hiện đoàn kết cộng đồng, ai nghe cũng thích. Những trang phục đặc trưng, cây nêu, cái khiêng, âm vang từ chiếc trống… thể hiện sự vui tươi, mừng mùa vụ bội thu hay xua đuổi tà ma…
“Lễ hội này có ý nghĩa rất lớn, vì mang bản sắc của vùng miền địa phương cùng hòa nhập cùng cộng đồng các dân tộc khác của Việt Nam và quốc tế”, ông Ykô Niê nhấn mạnh.
![]() |
Tiết mục biểu diễn của đoàn nghệ thuật Nga |
Bà Usova Olga - Trường đoàn nghệ thuật Nga cho biết, các tiết mục chúng tôi biểu diễn tại Festival Huế 2022 là để truyền tải văn hoá dân gian Nga và truyền thống của chúng tôi đến các bạn. Chúng tôi đã trình diễn những tác phẩm đặc sắc, những điệu múa vui nhộn, mang những nét đặc trưng văn hoá Nga. Nhiệm vụ của chúng tôi là đại diện đầy đủ cho đất nước của chúng tôi. Do đó chúng tôi sẽ rất vui nếu các bạn thích nó.
“Tôi nghĩ rằng mục tiêu của ban tổ chức cũng như của chúng tôi là tiếp tục xây dựng thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và tăng cường hơn nữa mối quan hệ hệ của các đối tác của Nga tại Việt Nam và của Việt Nam tại Nga. Tôi nghĩ rằng tham dự lễ hội là niềm vinh dự lớn lao và tự hào, chúng tôi chân thành cảm ơn vì lời mời này.Theo tôi, lễ hội như này làm phong phú thêm sự giao thoa quốc tế. Đó là sự biết đến văn hoá của các dân tộc khác, đây là cơ hội để quảng bá văn hoá của mình và biểu diễn nó một cách trang nghiêm để phục vụ khán giả vì vậy tôi tin rằng đây là sự kiện lễ hội cần thiết để làm tăng các mối quan hệ”, bà Usova Olga chia sẻ.
Tin mới nhất

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống
Tin cùng chuyên mục

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Quảng Bình: "Đánh thức" bản làng làm du lịch

Thêm nguồn lực để bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khmer

78 năm Cách mạng Tháng Tám: Tự hào về quá khứ và trách nhiệm với tương lai của đất nước

Kết nối phát triển du lịch miền núi tỉnh Quảng Nam

Khai mạc ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam

Sôi nổi liên hoan các làng văn hóa tỉnh Khánh Hòa năm 2023

Độc đáo cây mộc thần của người Raglai ở Khánh Hòa

Kiến tạo sức sống mới cho thổ cẩm Tây Nguyên

Lào Cai: Tưng bừng Lễ hội Khu Cù Tê của người La Chí ở Bắc Hà

Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho 120 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng
