Kỹ sư Hà Trọng Dũng: Lan toả tinh thần Việt trong các sáng chế
Gương sáng Thứ ba, 16/05/2023 - 17:33
Không gian đổi mới dành cho các nhà sáng chế, cộng đồng khởi nghiệp Vinh danh 18 nhà sáng chế không chuyên tiêu biểu |
Kỹ sư Hà Trọng Dũng sinh năm 1946, nhà sáng chế đặc biệt. Ngay từ nhỏ, ông đã có niềm đam mê đặc biệt với kỹ thuật, sáng chế. Mặc dù bước vào vào tuổi thất thập cổ lai hy nhưng ông vẫn không ngừng miệt mài sáng chế ra sản phẩm hữu ích cho sức khỏe cộng đồng.
Sản xuất đồ chơi cho trẻ em Việt Nam
Sau này khi có cơ hội làm việc tại Iraq, ông có điều kiện đi thăm thú các bảo tàng lịch sử, nhà thờ và la cà các cửa hàng đồ chơi trẻ em. Vì vậy, ông có suy nghĩ khi về Việt Nam nhất định sẽ phải sản xuất đồ chơi trẻ em. Ngay sau khi về nước, năm 1990, ông đã quyết định xin nghỉ và mở nhà trẻ thực nghiệm tư nhân ngay trong gia đình ở phố Hàng Đậu, Hà Nội.
Từ đó các em bé trực tiếp được chơi những đồ chơi mới do ông sáng chế. Đối với các mẫu đồ chơi phức tạp ông thường phải bỏ tiền túi để thuê các thợ hàn hoàn thiện. Sản phẩm của ông rất đa năng, tuy nhiên, ông luôn chú trọng đến hiệu quả rèn luyện sức khỏe của đồ chơi với trẻ em. Những đồ chơi của ông được các em học sinh và các công ty rất chuộng và thích thú như la bàn, xích đu, bập bênh, cầu chui, xà đơn xà kép, con quay gió,...
![]() |
Kỹ sư Hà Trọng Dũng mang đến cho trẻ em những đồ chơi bổ ích |
Sau này, khi đồ chơi được tung ra thị trường và tiêu thụ tốt, đến năm 1998, kỹ sư Hà Trọng Dũng quyết định thuê đất ở khu Hào Nam (Đống Đa, Hà Nội) để thành lập xưởng sản xuất đồ chơi. Cuối năm 1998, nhận lời thiết kế sân chơi Vườn cổ tích của Đài truyền hình Việt Nam, ông đã chế tạo đồ chơi, cây hạt dẻ, đồ dùng liên tiếp trong 5 buổi ghi hình đầu tiên và nhận được rất nhiều sự khen ngợi. Đây cũng là một trong những chương trình giúp kỹ sư Dũng hoàn thiện ý tưởng phát triển đồ chơi cho trẻ từ tiểu học, THCS lên THPT. Nhờ phát triển mạng lưới rộng khắp từ Bắc tới Nam nên đồ chơi của kỹ sư Hà Trọng Dũng sản xuất trở thành quà tặng của đại sứ quán hay tổ chức quốc tế cho trẻ em ở vùng sâu vùng xa, vùng bị thiệt thòi về giáo dục. Ông đã được báo chí trong và ngoài nước mến mộ gọi là ông Vua đồ chơi Việt Nam.
Thành công là vậy, nhưng ông Hà Trọng Dũng vẫn luôn băn khoăn không có người kế tục việc làm đồ chơi cho trẻ em. Đặc biệt, hiện nay trên thị trường đồ chơi tại Việt Nam có tới hơn 90 % đồ chơi trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc. Lý giải về vấn đề này, kỹ sư Hà Trọng Dũng cho rằng: Do Việt Nam chúng ta chưa có một trung tâm nghiên cứu về đồ chơi; không có một đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp nghiên cứu phục vụ sản xuất đa dạng hóa mặt hàng đồ chơi, phù hợp với trẻ em Việt Nam.
Bởi vậy, nước ta cần xây dựng chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển ngành công nghiệp đồ chơi cho trẻ em Việt Nam. Việc người Việt Nam nghiên cứu, sản xuất đồ chơi trẻ em Việt Nam nó sẽ đáp ứng được những yêu cầu về văn hóa, tính cách và phẩm chất của người Việt. Không chỉ nghiên cứu, xây dựng phát triển ngành công nghiệp đồ chơi mà các cơ quan chức năng cần phải quản lý chặt chẽ về các mặt hàng đồ chơi nước ngoài nhập lậu, không đảm bảo chất lượng.
Cống hiến những sáng chế bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Kỹ sư Hà Trọng Dũng nay đã bước vào tuổi thất thập cổ lai hy nhưng ông vẫn mong muốn được cống hiến cho đời những sáng chế để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Trong đó phải kể đến sáng chế: "Ghế giường gấp đa năng", từng được Giải thưởng Sáng chế toàn quốc 2014. Sản phẩm này hiện đang giúp nhiều người già và bị bệnh nặng có thể tự vận động, giảm thiểu yêu cầu trợ giúp. Chia sẻ về sáng chế này ông cho biết: Ý tưởng tạo ra sản phẩm trên bắt đầu từ năm 1988 khi ông làm phiên dịch trong lĩnh vực y tế tại Iraq.
Trong thời gian làm việc tại đây ông nhận ra cuộc đời con người sẽ phải trải qua thời kỳ sức khỏe tốt và bệnh tật đeo bám khi về già. Năm 2005, ông mới bắt đầu thực hiện ý tưởng tạo sản phẩm chiếc ghế giường đa năng hỗ trợ cho đối tượng ưu tiên là người già bị liệt do tai biến mạch máu não, đột qụy, tai nạn nửa người, người khó khăn trong sinh hoạt.
![]() |
Một trong những sáng chế của Kỹ sư Hà Trọng Dũng |
Qua nhiều năm, ông Dũng tiếp tục hoàn thiện sản phẩm. Giờ đây chiếc ghế giường đa năng với 100 tình huống và 12 tư thế chuyển đổi từ ghế sáng giường, không chỉ dùng cho người già bị bệnh, mà còn phục vụ những người khác như trẻ em, phụ nữ có thai, thậm chí người có sức khỏe bình thường vẫn có thể sử dụng chiếc giường để nằm nghỉ, đọc sách, ăn uống.
Tháng 5/2018, ông chính thức tiếp tục công bố sáng chế Tay nắm trị liệu và sau này là Bàn tập chân trị liệu đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp ở Cục Sở hữu trí tuệ và lan tỏa giá trị của sáng chế ra cộng đồng.
Bộ 3 sáng chế cơ lý trị liệu của ông được đánh giá cao, giúp chăm sóc sức khỏe cộng đồng, thông qua vận động ngay tại chung cư, bệnh viện và gia đình.
Không chỉ là một nhà sáng chế mà kỹ sư Hà Trọng Dũng còn khéo léo xử lý tình huống, thuyết khách rành rọt, làm nổi bật giá trị của sáng chế, của sản phẩm, đồng thời ghi nhật ký công tác khá đầy đủ, gặp ai, ở đâu, liên lạc thế nào...
![]() |
Kỹ sư Hà Trọng Dũng hướng dẫn cách sử dụng Tay nắm trị liệu cho các bệnh nhân |
Với ông cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi được sống giữa cộng đồng nên người kỹ sư ấy vẫn tiếp tục mang trí tuệ, lòng đam mê sáng tạo, sự hy sinh bản thân để sáng chế ra các sản phẩm có ích để giúp cho người cho đời.
Tin mới nhất

Người dân tộc Bru - Vân Kiều hiến đất, hiến vườn để mở đường cho bản

Bắc Kạn: Người có uy tín, trưởng thôn là cầu nối giữa chính quyền với nhân dân

Người phụ nữ Tày tiên phong làm du lịch cộng đồng ở vùng cao Bắc Hà

Cựu chiến binh Hoàng Văn Nguyên nêu gương sáng đời thường

Trà Vinh: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
Tin cùng chuyên mục

Hiến đất vì lợi ích cộng đồng

Lào Cai: Gương sáng gia đình người Mông trở thành triệu phú từ trồng quế

Đảng viên trẻ Lò Láo Lở học tập và làm theo Bác

Tinh thần yêu hàng Việt của các doanh nhân gốc Việt tại Mỹ

Hà Giang: Phát huy vai trò người có uy tín trong phát triển kinh tế, bảo vệ vùng biên

Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Những thanh niên dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ để làm giàu

Đồng bào các dân tộc thiểu số vươn lên làm giàu ở Đồng Nai

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: Minh chứng sống cho bản lĩnh của phụ nữ Việt Nam

Những bông hồng xanh tỏa hương sắc trên vùng đất Abyei

GS. VS Trần Đại Nghĩa: Người đặt nền móng cho ngành khoa học công nghiệp quốc phòng

Tự hào những thầy thuốc mang quân hàm xanh miền biên viễn

Chàng trai người Ê đê đưa công nghệ Israel về buôn nghèo

Người dắt buôn làng đi ra con đường sáng

Những người "giữ hồn" văn hóa dân tộc Bahnar

Gia Lai: Bảo tồn và phát triển dệt thổ cẩm truyền thống Bahnar

Đồng bào dân tộc thiểu số Hà Giang “sống trên đá, thoát nghèo trên đá và tiến tới làm giàu trên đá”

Tỉnh Hà Giang: Người có uy tín phát huy hiệu quả vai trò cầu nối

Thanh Hóa: Biểu dương 100 đồng bào Công giáo tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước
