Lào Cai tổ chức hội chợ chuyên biệt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Kinh tế - Hội nhập Thứ hai, 28/08/2023 - 17:24
Nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu Lào Cai Lào Cai: Đặt mục tiêu đưa cây quế trở thành ngành hàng phát triển bền vững |
Hội chợ diễn ra từ ngày 28/8 - 1/9/2023 tại sân Lễ hội đền Bảo Hà, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên.
![]() |
Hội chợ diễn ra từ ngày 28/8 - 1/9/2023 tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai |
Với quy mô 120 gian hàng, hội chợ trưng bày giới thiệu những sản phẩm hàng hóa được sản xuất, kinh doanh bởi các cơ sở, doanh nghiệp, hộ kinh doanh vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai như: Sản phẩm nông sản đặc hữu; các sản phẩm OCOP; sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm ẩm thực địa phương; gian hàng giới thiệu về không gian văn hóa các dân tộc, đất và người Bảo Yên...
Đánh giá của Sở Công Thương Lào Cai, hội chợ là dịp để các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong tỉnh quảng bá tiềm năng, lợi thế, tìm kiếm đối tác, kết nối cung cầu; mở rộng thị trường tiêu thụ, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm địa phương; nâng cao giá trị gia tăng, góp phần tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Thông qua hội chợ, tỉnh Lào Cai tỏ rõ quyết tâm trong việc tập trung đầu tư, khai thác, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh - khu vực được đánh giá còn nhiều khó khăn so với mặt bằng chung của cả nước; đồng thời tạo cơ hội mở rộng thị trường, giúp doanh nghiệp, hợp tác xã tìm kiếm bạn hàng, liên kết sản xuất, hình thành các chuỗi giá trị trong lĩnh vực nông nghiệp.
![]() |
Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày tại hội chợ |
Trong khuôn khổ hội chợ, các đại biểu, du khách còn được tham quan một số cơ sở sản xuất sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Bảo Yên như: Cơ sở sản xuất bánh gai, hồng không hạt, trồng ổi, trồng rau trong nhà lưới…
Hồng không hạt Bảo Hà là đặc sản cây ăn quả của Bảo Yên. Loại quả này chín vào đúng Lễ hội đền Bảo Hà (tháng 7 âm lịch) cho đến Tết Trung thu hàng năm, được nhiều du khách thập phương đến chiêm bái đền chọn mua dâng lễ và làm quà.
Nhiều năm nay, Bảo Yên đã chọn hồng không hạt là cây trồng chủ lực nên đã có những chính sách cụ thể để khuyến khích bà con mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng sản phẩm. Toàn xã Bảo Hà hiện có 82ha cây hồng không hạt, tập trung nhiều ở các thôn Liên Hà, Bùn. Năm 2018, hồng không hạt Bảo Hà đã được cấp chứng nhận sản phẩm an toàn theo chuỗi và được cấp mã truy xuất nguồn gốc điện tử.
![]() |
Hồng không hạt Bảo Hà là đặc sản cây ăn quả của Bảo Yên |
Cùng với sản phẩm hồng không hạt, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên còn nổi tiếng với bánh gai ngon, dẻo, thơm. Để có đúng vị bánh truyền thống lâu nay, người dân Bảo Hà chọn cấy những giống nếp đặc sản dẻo, thơm. Hiện nay tại địa phương có sản phẩm bánh gai Công Sang đạt tiêu chuẩn 3 sao OCOP cấp tỉnh.
Từ sản phẩm truyền thống, chủ cơ sở bánh gai Công Sang là bà Vũ Thị Sang đã phát triển, mở rộng thị trường, giúp bánh gai từ vùng đất Bảo Hà có mặt ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Kết hợp giữa sản phẩm đặc sản địa phương để phát triển du lịch tâm linh cũng là cách để người dân địa phương nâng cao hiệu quả kinh tế.
Hội chợ giới thiệu sản phẩm xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai năm 2023 là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động xúc tiến thương mại thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai năm 2023. Đây cũng là hội chợ chuyên biệt cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi lần đầu tiên được tổ chức tại Lào Cai. |
Tin mới nhất

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Thúc đẩy ngành Halal Việt Nam phát triển chuyên nghiệp, toàn diện

Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Dấu ấn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam
Tin cùng chuyên mục

Kết nối tăng tín dụng trên miền đất bazan

Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế

Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Cần có giải pháp mang tính đột phá về văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh mới

Longform | Tự hào những thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới

Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Tỉnh Yên Bái nỗ lực đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Gia Lai: Kết nối cung cầu, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc Mông ở Sà Phìn (Hà Giang) phát triển kinh tế nhờ chính sách dân tộc

Cao Bằng: Điểm đến, kết nối và phát triển

Giải pháp nào khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc?

Phú Thọ phát huy hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa địa phương

Quảng Ngãi: Đưa sản phẩm miền núi đến với người tiêu dùng

Đưa văn hoá vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc: Cần tổng hoà nhiều giải pháp

Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Thương cảng Hội An: Từ thương cảng xưa để nhìn về phát triển kinh tế biển ngày nay

Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam
