Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn -Đà Nẵng sẽ diễn ra từ 08 – 10/3
Tôn giáo - Tín ngưỡng Thứ sáu, 24/02/2023 - 13:36
Đà Nẵng: Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Hàng nghìn người đổ về ngôi chùa lớn nhất Đà Nẵng dịp Tết Nguyên tiêu |
Sáng 24/2, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức họp báo thông tin về Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn và Lễ đón nhận bằn công nhận Ma nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn là Di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
![]() |
Thành phố Đà nẵng họp báo thông tin về Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn và Lễ đón nhận Bằng công nhận Ma Nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn là Di sản tư liệu thuộc chương trình kí ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương |
Thông tin tại chương trình, UBND quận Ngũ Hành Sơn cho biết Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn (TP. Đà Nẵng) diễn ra vào ngày 19/2 Âm lịch hàng năm, là một trong những lễ hội dân gian mang đậm yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo của đạo Phật. Lễ hội là một nét sinh hoạt văn hoá cộng đồng độc đáo, là nỗ lực của người dân địa phương trong việc phục dựng, bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là dịp để đồng bào phật tử nói riêng và nhân dân nói chung cầu cho Quốc thái dân an, chúng sinh an lạc, khơi dậy lòng từ bi, bác ái, hướng thiện trong mỗi con người, sự hòa hợp giữa Phật pháp với dân tộc, tình yêu quê hương đất nước.
Năm 2021, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 08/3 – 10/3 (nhằm ngày 17/2 – 19/2 Âm lịch) với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, tín ngưỡng, tôn giáo phong phú, đa dạng.
![]() |
Chùa Quán Thế Âm - Nơi diễn ra lễ hội Quán Thế Âm |
Các hoạt động chính tại lễ hội gồm lễ Khai mạc diễn ra lúc 19h ngày 08/3 (trong đó có công bố, trao kỷ lục Việt Nam cho độc bản 16 bức tranh sứ màu cẩn trên tường 04 tháp Chùa Quán Thế Âm); Lễ Vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm (Lễ chính thức) diễn ra vào lúc 7h sáng 10/3 (tức 19/2 Âm lịch). Đặc biệt, trong khuôn khổ lễ hội sẽ có hoạt động diễn thuyết về giá trị Ma nhai Ngũ Hành Sơn, mới được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài ra còn nhiều hoạt động văn hóa – nghệ thuật khác.
Cùng với lễ hội Quán Thế Âm, trong tháng 3/2023, UBND thành phố Đà Nẵng còn tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận Ma nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vào ngày 01/3 tại Di tích Danh thắng Ngũ Hành Sơn.
![]() |
Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn trở thành Di sản tư liệu thuộc chương trình kí ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương |
Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn là một hệ thống gồm 78 văn bản bằng chữ Hán và chữ Nôm (Hán Nôm) được khắc trên vách đá và hang động của danh thắng Ngũ Hành Sơn, với nội dung đa dạng, hình thức độc đáo, cùng nhiều thể loại văn học của các vị vua, quan triều Nguyễn, cao tăng, trí thức, có niên đại trải dài từ nửa đầu thế kỷ XVII đến thế kỷ XX.
Ngày 26/11/2022, tại Hội nghị toàn thể lần thứ 9 của Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương (gọi tắt là MOWCAP), Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn đã được công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là 01 trong 9 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh (bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 6 di sản tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương).
Tin mới nhất

Về sinh hoạt và tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam

Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Lễ Sen Dolta: Thắt chặt thêm tình đoàn kết của cộng đồng người Khmer

Những chuyển biến lớn trong pháp luật để đảm bảo tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam

Bài 3: Không để lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây mất trật tự an ninh biên giới
Tin cùng chuyên mục

Đồng bào Công giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế

Bài 2: Xây dựng vành đai biên giới mềm từ “lòng dân”

Bài 1: Bộ đội biên phòng Hà Giang - lan tỏa những mô hình giúp dân phát triển kinh tế

Sóc Trăng: Niềm vui nhân đôi mừng lễ hội truyền thống Sene Dolta của đồng bào Khmer

400 đại biểu chính thức tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam

Ninh Thuận sắp tổ chức lễ hội Katê của người Chăm

Đồng Tháp: Phát huy vai trò của phụ nữ theo tôn giáo, hình thành nhiều mô hình, sáng kiến trong đời sống

Độc đáo cây mộc thần của người Raglai ở Khánh Hòa

Lỗ hổng quản lý từ vụ giả tu sĩ Phật giáo của ông Nguyễn Minh Phúc

3 xu hướng chính thúc đẩy sự phát triển của mỹ phẩm halal ở Đông Nam Á

Thanh Hóa: Huy động lực lượng công an bảo đảm an ninh, trật tự tại Lễ hội Hàn Sơn

Đại hội đại biểu Người công giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh lần thứ VIII

Đông đảo tăng ni, phật tử tham dự lễ Phật đản tại Làng Văn hóa

Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh, nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu

Ngắm bộ sưu tập điêu khắc tượng Phật trên vỏ ốc mang về từ Trường Sa

3 di sản văn hoá vừa được bổ sung vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia

Người dân nô nức về dự lễ hội Tháp Bà Ponagar

Ý nghĩ nhân văn trong lễ bỏ mả của người Raglai

Lễ hội Yang Pơtao Apui: Cầu mưa trên núi thần – Văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của người Jrai
