Longform
Thứ năm, 29/06/2023 - 07:00
Longform | Ổn định vĩ mô làm nền cho tăng trưởng: Điểm nhìn Việt Nam, lan toả thế giới

Thứ năm, 29/06/2023 - 07:00

Duy trì được một đà tăng tăng trưởng mạch lạc đã cho thấy những bài học kinh nghiệm sáng giá của Việt Nam trong ổn định vĩ mô để làm nền cho tăng trưởng.
Longform | Ổn định vĩ mô làm nền cho tăng trưởng: Điểm nhìn Việt Nam, lan toả thế giới

Việc duy trì được một đà tăng tăng trưởng mạch lạc trong khi thế giới hết dịch giã Covid-19 lại đến xung đột quân sự Nga – Ukraine đã cho thấy những bài học kinh nghiệm sáng giá của Việt Nam trong ổn định vĩ mô để làm nền cho tăng trưởng.

-----------

Longform | Ổn định vĩ mô làm nền cho tăng trưởng: Điểm nhìn Việt Nam, lan toả thế giới

Mới đây một đoàn doanh nghiệp thuộc loại lớn nhất của Hàn Quốc từ trước đến nay đã tháp tùng Tổng thống nước này Yoon Suk Yeol thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Hùng hậu không chỉ ở số lượng (trên 200 doanh nghiệp) mà còn có cả những ông lớn- cheabol-vốn tạo dựng nên giá trị Hàn Quốc như Samsung, LG, Lotte, Hyundai do đích thân những nhân vật số một của các chaebol này dẫn đầu, và cả đại diện các hiệp hội doanh nghiệp, công nghiệp và thương mại tham gia phái đoàn của Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Mục tiêu lớn của phái đoàn này là không chỉ cùng với các đối tác Việt Nam rút ngắn thời gian đạt đến con số 100 tỷ USD của kim ngạch thương mại song phương mà còn nhắm tới con số 150 tỷ USD trong một tương lai gần.

Tổng thống Yoon Suk Yeol đã mang cả nền kinh tế Hàn Quốc sang Việt Nam”, giới chuyên gia nhận định.

Longform | Ổn định vĩ mô làm nền cho tăng trưởng: Điểm nhìn Việt Nam, lan toả thế giới

Longform | Ổn định vĩ mô làm nền cho tăng trưởng: Điểm nhìn Việt Nam, lan toả thế giới

Rõ ràng là doanh nghiệp Hàn Quốc không tự ru ngủ mình khi ở vào vị trí nhà đầu tư nước ngoài số 1 ở Việt Nam. Họ còn muốn nhiều hơn thế là từ vị thế này có thể tận dụng tốt hơn nữa và có thể là tốt nhất những cơ hội được mở ra từ thị trường Việt Nam và đặc biệt từ sự ổn định vĩ mô của Việt Nam.

Câu chuyện này có thể là một minh chứng rõ rệt cho hiệu ứng lan toả từ việc kiên trì ổn định vĩ mô để có thể tạo dựng và duy trì một đà tăng trưởng dương cho nền kinh tế. Hơn thế nữa đó là một đà tăng trưởng mạch lạc cho dẫu các con số ở từng thời điểm không hẳn giống nhau.

Longform | Ổn định vĩ mô làm nền cho tăng trưởng: Điểm nhìn Việt Nam, lan toả thế giới

Việt Nam ưu tiên cho mục tiêu ổn định vĩ mô song không hy sinh hay đánh đổi quyền lợi doanh nghiệp, quyền lợi người dân cùng những dòng chảy an sinh xã hội. Bởi thế đó, đó còn là sự ổn định mang tính nhân văn, điều mà có thể là một thứ “xa xỉ” với một số nền kinh tế.

Nếu có thể gói gọn về bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới năm 2022, những tháng đầu năm 2023 thì đó là khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi; biến động nhanh; rất khó lường, khó dự báo, có những thực tiễn xảy ra còn vượt quá dự báo và độ phức tạp của tình hình thế giới tác động đến các nền kinh tế.

Năm 2022, với mức tăng 8,02% so với năm trước, GDP trong nước đã đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 – 2022. Điều đáng nói là sự tăng trưởng này “trải” đều ở tất cả các lĩnh vực, vực sản xuất, cụ thể: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp 38,24%; khu vực dịch vụ tăng 9,99%, đóng góp 56,65%.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động mạnh và khó đoán định, tăng trưởng ở hầu hết các quốc gia và khu vực cho thấy nhiều bất ổn và thách thức thì tăng trưởng kinh tế Việt Nam được đánh giá cao bởi kết quả thực tế từng quý và cả năm 2022 đều nằm trong và vượt dự báo tăng trưởng theo kịch bản đưa ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP. Thực tế này phần nào cho thấy hiệu quả của công tác điều hành hỗ trợ cho đà phục hồi và cải thiện khả năng chống chịu của nền kinh tế.

Longform | Ổn định vĩ mô làm nền cho tăng trưởng: Điểm nhìn Việt Nam, lan toả thế giới

Việc có được mức tăng trưởng dương lúc này đã trở thành một niềm mơ ước với nhiều nền kinh tế, kể cả những nền kinh tế mạnh của thế giới khi nguy cơ suy thoái luôn rình rập. Các số liệu về lãi suất, thất nghiệp, PMI luôn khiến cho các giới chuyên gia, làm chính sách của không ít nền kinh tế sốt ruột bởi để đủ bình tĩnh, đủ sáng suốt đứng lên từ đống số liệu đó và đưa ra đường hướng cùng những nhận định, hàm ý là điều không hề đơn giản.

Động lực của tăng trưởng 2022 được kỳ vọng tạo đà cho nền kinh tế trong nước 2023. Nhưng thực tế từ đầu năm đến nay chúng ta đã chứng kiến sự trồi sụt bất định của kinh tế thế giới, những tác động tiêu cực của nhiều thị trường xuất khẩu lớn đã ảnh hưởng không nhỏ tới các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trong nước.

Longform | Ổn định vĩ mô làm nền cho tăng trưởng: Điểm nhìn Việt Nam, lan toả thế giới

Một chuyên gia kinh tế đồng thời là quan chức lãnh đạo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương mô tả, cuối năm 2021 và năm 2022, Việt Nam kỳ vọng là sau khi vượt qua dịch Covid-19, các nền kinh tế sẽ đến thời kỳ phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, thực tiễn không như dự báo, thậm chí có những yếu tố như những cuộc xung đột chính trị, tài chính - tiền tệ… đã làm chậm đi quá trình phục hồi, thậm chí đẩy nền kinh tế đến nguy cơ suy thoái.

Nhưng đáng mừng là Việt Nam đang thể hiện bản lĩnh tốt. Bên ngoài nhìn vào Việt Nam hiện như con tàu chòng chành thế nhưng có sự chèo lái vững vàng, hệ số tín nhiệm cải thiện, thu chi ngân sách tốt, lạm phát kiểm soát chặt chẽ so với nhiều nước”, TS. Vũ Minh Khương, Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu của Singapore nhận xét.

Sự chèo lái này được minh chứng qua GDP quý I/2023 ước tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,52%, đóng góp 8,85% vào mức tăng trưởng chung; khu vực dịch vụ tăng 6,79%, đóng góp 95,91%. Và một kịch bản lạc quan được kỳ vọng là tốc độ tăng GDP năm 2023 sẽ là 6,01%, thậm chí có thể lên tới 6,51%.

Vị chuyên gia này còn đi xa hơn khi “bật mí” cho biết trong câu chuyện của ông với các học viên hay đồng nghiệp đến từ nhiều nước đều thực sự coi câu chuyện ổn định được vĩ mô của Việt Nam là điều rất đáng chia sẻ, rất đáng suy ngẫm.

Việt Nam đồng hiện là đồng tiền tốt nhất”, TS. Khương nhận xét.

Longform | Ổn định vĩ mô làm nền cho tăng trưởng: Điểm nhìn Việt Nam, lan toả thế giới

Longform | Ổn định vĩ mô làm nền cho tăng trưởng: Điểm nhìn Việt Nam, lan toả thế giới

Một đặc điểm trong thành tích ổn định vĩ mô của Việt Nam đến từ chính sách tài khoá khi ứng phó hoàn cảnh rất kịp thời, phù hợp và hiệu quả. Không riêng gì Việt Nam, trong bối cảnh dịch, rất nhiều nước cũng dùng chính sách tài khóa để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân, nhưng hậu quả kéo theo sau dịch là lạm phát. Nhưng Việt Nam vẫn hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, cũng dùng tài khóa nhưng không bị rơi vào lạm phát, vẫn giảm được gánh nặng cho doanh nghiệp, như giảm thuế, giãn, hoãn các khoản đóng góp.

Cần lưu ý là các khoản miễn hoãn này thực sự có thể coi như một khoản đầu tư trở lại của Nhà nước với doanh nghiệp, với người dân như một câu châm ngôn tuy diễn dịch ngôn ngữ có thể khác nhau ở các nước nhưng đều có chung nội hàm, đó là “một nắm khi đói bằng một gói khi no”.

Ở đây cần nhìn nhận rõ là không phải ngẫu nhiên mà TS. Vũ Minh Khương lại cho rằng Việt Nam đồng là đồng tiền tốt nhất. Chuyên gia Hoàng Văn Cường hiện là Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân, người đồng thời là đại biểu Quốc hội đương nhiệm mô tả, chúng ta là nước duy trì được giá đồng tiền ổn định nhất, tốt nhất. Tỷ giá của chúng ta không phải cứng nhắc, có sự điều chỉnh, thay đổi linh hoạt nhưng cũng chỉ biến động quanh khung 23,5-24,5 và cuối cùng quay lại đúng mức tỷ giá ổn định, từ đó tạo ra giá trị đồng tiền ổn định, giúp doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh, không sợ đồng tiền mất giá, gây hoang mang, tích trữ…

Ông Cường cũng lưu ý là với một nền kinh tế mở như Việt Nam, khi giá đồng tiền các nước tăng cao, đồng tiền của chúng ta nguy cơ mất giá là rất cao. Nhưng điều đó đã không xảy ra.

Một điểm nổi bật nữa là ổn định vĩ mô cũng đến từ việc phối hợp, tương tác trong công tác điều hành giữa Chính phủ, Quốc hội được thể rất rõ và đặc biệt là sự tương tác nhanh chóng.

Longform | Ổn định vĩ mô làm nền cho tăng trưởng: Điểm nhìn Việt Nam, lan toả thế giới

Đây có thể xem là điều ít được nhận thấy giữa khi “trời yên biển lặng” của đời sống kinh tế đất nước. Những gì cần cho cuộc sống thì chúng ta có khuôn khổ pháp lý để thực thi, và khi có rồi thì hành động của Chính phủ rất quyết liệt trong bối cảnh khó khăn để thực hiện cho được và mục tiêu số một vẫn là sự ổn định của doanh nghiệp, của dòng chảy an sinh xã hội.

Và cũng chưa khi nào sự phối kết hợp trong các chính sách khi điều hành kinh tế vĩ mô, đặc biệt là sự kết hợp nhuần nhuyễn trong chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ mạnh mẽ, mau lẹ và linh hoạt như thời gian qua. Có thể thấy khi chúng ta cần kiểm soát lạm phát, chúng ta phải thực hiện nhiều giải pháp liên quan đến chính sách tiền tệ để giữ lạm phát ở mức mục tiêu hoặc dưới mức mục tiêu.

Chính sách làm nền cho vĩ mô ổn định nhưng điều đó sẽ mất đi ý nghĩa khi mà địa phương, nơi sẽ đóng vai trò gần quyết định cho ổn định vĩ mô không vào cuộc, không chủ động phát huy vai trò. Điều đáng mừng là cả 63 tỉnh thành trên cả nước của Việt Nam trong khó khăn dồn dập của bối cảnh tăng trưởng đã không trở thành 63 nền kinh tế mà thực sự các địa phương có sự trưởng thành nhanh chóng, không chỉ chung tay cùng Trung ương xử lý, hoá giải các thách thức mà còn có hoài bão lớn đóng góp cho hiện thực hóa mục tiêu Việt Nam phồn vinh vào 2045- như ghi nhận của TS. Vũ Minh Khương.

Đồng quan điểm và chia sẻ thêm về điều này, TS. Hoàng Văn Cường đánh giá cao hành động của một số lãnh đạo địa phương.

Có lẽ trong bối cảnh hiện nay, mấu chốt nằm ở đó. Nghĩa là phải tháo được nút thắt về mặt thể chế để khơi thông nguồn lực. Trong bối cảnh thế giới chưa phục hồi, thị trường thế giới còn đang hấp thụ yếu thì chúng ta phải khơi thông nguồn lực để tăng năng lực nội địa ở trong nước”, ông Cường nói.

Điều nhận xét của TS. Hoàng Văn Cường có lẽ gợi ra rằng không nhất thiết phải đợi đến “ngoài êm” để rồi mới tạo dựng “trong ấm” cho dẫu nền tảng của chúng ta đang khá vững. Đây là ưu việt của chúng ta. Nước ngoài nhìn vào Việt Nam thấy nền chính trị rất vững, tâm thế của người dân vững vàng, lạc quan, hệ thống chính trị tốt. Chính phủ điều hành bài bản, quyết liệt. Đấy là cái rất đáng mừng. Làm sao chúng ta duy trì được đoàn kết, gắn bó trong toàn dân để mọi việc thực sự trên dưới một lòng, đưa đất nước đi đến ổn định.

Longform | Ổn định vĩ mô làm nền cho tăng trưởng: Điểm nhìn Việt Nam, lan toả thế giới

Trong tất cả các giải pháp điều hành để hướng tới bảo đảm ổn định vĩ mô, giải pháp luôn được nhấn mạnh, luôn xuất hiện trong tất cả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Chính phủ đó là giải pháp truyền thông chính sách.

Chính sách tốt chưa hẳn sẽ khiến cho kinh tế mạnh, chưa hẳn đủ lực để cho tăng trưởng tốt. Đối tượng của chính sách rồi đây sẽ là doanh nghiệp, người dân và cũng sẽ là các đối tượng thụ hưởng. Chính sách phải tiệm cận, sát tầm với của doanh nghiệp, của người dân để có thể thực hiện. Cao hơn nữa là sự đồng thuận xã hội. Truyền thông chính sách không thể là một chiều mà phải luôn là hai chiều, một lần không được phải nhiều lần. Sự đồng thuận xã hội cũng là nguồn lực để góp phần đưa đến ổn định vĩ mô.

Longform | Ổn định vĩ mô làm nền cho tăng trưởng: Điểm nhìn Việt Nam, lan toả thế giới

Nhưng cần nhớ rằng, việc chuẩn bị ứng phó cho những cú sốc bên trong cũng quan trọng không kém những cú sốc bên ngoài. Đấy là bài toán mà thế giới họ cũng phải định hướng rõ, đó là tạo ra những buffer (lớp đệm) để thẩm thấu những gì có thể xảy ra.

Ví dụ như trái phiếu vỡ nợ thì giải quyết như thế nào? Nói cách khác là thế nào cũng có người đi cấp cứu thì cứu chữa như thế nào? Cần khu trú tất cả những vấn đề không ảnh hưởng tới tâm tý mọi người. Anh nào làm tốt vẫn tiến lên, còn anh nào ngã xuống là có cứu thương chữa ngay. Đấy là chuẩn bị tình huống”, chuyên gia Vũ Minh Khương đặt vấn đề.

Ổn định nhưng chúng ta không mãi khư khư một tư duy, một phong cách ứng xử, một phong cách phản ứng. Bối cảnh thế giới luôn cho thấy tư duy “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Cái bất biến chính là vị thế đất nước, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, công ăn việc làm, an sinh xã hội của người dân. Còn những cái vạn biến thì chúng ta đã thấy, đã hiểu và đã thấm.

Cơn gió ngược có thể làm con thuyền kinh tế Việt Nam tròng chành nhưng không thể chao đảo. Sự ổn định vĩ mô đã cho chúng ta thấy rằng, sự tự tin, đồng thuận và linh hoạt luôn là phương cách tốt nhất để giảm thiểu những cái giá mà chúng ta đã từng trả để có được sự ổn định ấy trong quá khứ và có thể cả trong tương lai.

Có thể đây là những bài học đáng giá mà Việt Nam hoàn toàn có thẻ chia sẻ với các đối tác.

Ít nhất là trong những lúc như thế này.

Longform | Ổn định vĩ mô làm nền cho tăng trưởng: Điểm nhìn Việt Nam, lan toả thế giới

Thực hiện: Quang Lộc - Trang Anh

Trang Anh