Ly kỳ văn hoá tâm linh ở làng quê, "ngài rắn" chữa bệnh, "thần đá" tìm vật nuôi

Tín ngưỡng thờ các thành hoàng có từ xa xưa nhưng nay có những làng quê thờ cúng rất ly kỳ, như con rắn nước gọi “ngài rắn” hay hòn đá gọi là “thần đá”…
Văn hóa tiền lẻ hay cái giá của văn hóa tâm linh quá rẻ? Sức hút từ miền trầm tích văn hóa tâm linh

Những ngày đầu năm, trong một chuyến công tác tìm về các làng quê để tìm hiểu về văn hoá tâm linh các vùng miền. Có rất nhiều câu chuyện hay, song chúng tôi ấn tượng bởi câu chuyện thờ rắn nước ở xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh). Nghe các cụ cao niên trong làng kể lại, câu chuyện dường như được người dân thêu dệt thành thần thánh nhuốm màu hoang đường.

Ly kỳ văn hoá tâm linh ở làng quê,
Người dân ở xã Tùng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh lập ngôi miếu này để thờ “ngài rắn nước”

Rắn hiểu tiếng người?

Ông Hà Phan, 81 tuổi, người rành rõ nhất về chuyện này đã đưa chúng tôi đến thắp hương tại ngôi miếu thờ “ngài rắn” và cho biết, từ đứa trẻ chăn trâu đến các cụ già ở thôn Tân Quang (Tùng Lộc) nếu hỏi về chuyện thờ rắn nước đều có thể kể lại vanh vách.

Ông Phan còn giới thiệu với chúng tôi về những hình ảnh chụp con rắn nước được trưng bày trong miếu thờ, đến xác rắn được cất giữ trong chiếc hòm kính đầy “linh thiêng”.

Hồi tưởng lại, ông Phan kể, bắt đầu câu chuyện từ tháng 4 năm 2012, có một con rắn nước (sống dưới nước, thân màu vàng nhạt, có đốm đen, ăn ếch nhái – người viết) bò lên xe máy của một người dân tên là Nhân, sinh 49 quả trứng. Gia đình anh Nhân lo có điềm xấu đã làm lễ rước rắn ra trạm điện của xóm.

Cho đây là chuyện kỳ lạ, một số người dân đưa con rắn đến một am thờ gần đó và lập bàn thờ rắn sống. Hàng ngày, rất đông người hiếu kỳ đến xem, người thắp hương, quỳ khấn và truyền tai nhau về con rắn nước không có lưỡi, luôn đổi màu: lúc thì đen, lúc thì xanh đậm... Rắn chỉ uống nước C2, nước cam, không ăn bất cứ thứ gì khác.

Ly kỳ văn hoá tâm linh ở làng quê,
Ông Hà Phan giới thiệu về hình ảnh “ngài rắn” được trưng bày trong miếu thờ

Ông Phan tiếp lời: “Rắn còn nghe được tiếng người. Bất kể già hay trẻ, ai đến dâng hương thì rắn nhìn thẳng vào mặt và nhấp miệng ba lần. Rắn còn chịu nắng rất tốt. Dù nắng gắt mấy rắn cũng nằm trên bàn gỗ phơi mình. Có lần rắn chui vào ly hương đang cháy mà không vấn đề gì. Kỳ lạ hơn, có lần rắn cuốn mình vào tượng hổ, có thanh niên cầm cổ rắn kéo ra nhưng không được, rắn chỉ xây xước nhẹ…”.

Đáng nói, câu chuyện về “ngài rắn” còn được người dân ghi chép lại rất tỉ mỉ vào quyển vở kẻ ô li đặt ở miếu thờ: “Rắn rất hiền lành, bất kể đàn ông hay đàn bà đưa tay ra là rắn bò lên. Bà Quận ở xóm Nam Tân Dân, xã Tùng Lộc bị đau thần kinh ở tay. Bà mời rắn bò lên tay trị bệnh, rắn từ từ bò lên tay nằm im, tự nhiên tay bà không đau nữa…”.

Theo ông Hà Phan khẳng định, “ngài rắn” chữa bệnh cho người dân là có thật. Ai đau bệnh gì cứ đưa nước ngọt đến khấn vái xin “ngài rắn” rồi uống vào đều lành. Người đến xin “thuốc rắn” rất đông nên công đức lại rất nhiều tiền. Vì vậy, một số người dân họp bàn phải xây ngôi miếu để “ngài rắn” ở cho mát mẻ.

Sau đó, miếu thờ cũng được xây dựng với kinh phí hơn 20 triệu đồng từ tiền công đức. Rất đông người dân tham dự lễ khánh thành miếu thờ và rước “ngài rắn”. Hôm đó, tiếng trống, tiếng chiêng ầm vang khắp làng. Con rắn nước được rước đi một vòng quanh làng mới đưa vào miếu thờ làm lễ tế bái.

Con rắn nước xuất hiện được 45 ngày thì chết. Xác được người dân đặt trong tủ kính để thờ cúng…” - ông Phan lắng giọng.

Ly kỳ văn hoá tâm linh ở làng quê,
Bức ảnh chụp lại về hình ảnh người dân xã Tùng Lộc tổ chức lễ rước “ngài rắn” vào đền thờ

Băn khoăn về thực hư câu chuyện kỳ bí này, chúng tôi tới gặp ông Nguyễn Chí Tùng, Chủ tịch xã Tùng Lộc và được biết, ngay sau khi thông tin trên lan truyền trong dân, chính quyền địa phương đã vào cuộc tìm hiểu, khẳng định đây là con rắn nước bình thường. Những người dân mê tín, thêu dệt thần thánh của con rắn đều được mời lên trụ sở xã làm việc.

“Thời kỳ đó xã có triệu tập những người xây dựng đền miếu lên tuyên truyền nói rõ cho họ hiểu ra đó là con rắn nước sống ở đồng. Miếu thờ nay vẫn còn tồn tại, không đập phá, mê tín dị đoan không còn nữa nhưng vẫn có người dân đến thắp hương ở miếu thờ…”, ông Nguyễn Chí Tùng, Chủ tịch xã Tùng Lộc cho hay.

“Thần đá” giúp tìm vật nuôi

Chưa hết ngạc nhiên về câu chuyện thờ "ngài rắn", chúng tôi lại bị thu hút bởi câu chuyện về hòn đá linh thiêng “mách bảo” người dân tìm lại vật nuôi ở xã Thanh Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh).

Thấy chúng tôi lạ mặt đến làng, một thanh niên trong làng gặng hỏi: “Các anh mất trâu bò phải không. Đền thờ “thần đá” thiêng lắm, mua thẻ hương, nén vàng đến khấn cầu sẽ tìm thấy ngay…”.

Theo quan sát của chúng tôi, khu đất rộng gần 1.000m2 được xây tường bao ở xóm Thanh Bình (Thanh Lộc) có đề bảng “Di Tích Bản Thổ”. Vào khu đất này là cây cổ thủ rập rạm và ngôi đền mới được đầu tư hơn 300 triệu đồng rất quy mô. Ở điện chính của đền có một hòn đá lộ thiên dài gần 1.6m, rộng 0.9m. Xung quanh hòn đá có đặt bàn thờ, lư hương, bình hoa để người dân thắp hương, khấn bái.

Ly kỳ văn hoá tâm linh ở làng quê,
Khu đề thờ “thần đá” ở xã Thanh Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) có rất nhiều người dân đến thắp hương, khấn bái

Đến thắp hương ở ngôi đền này, anh Lê Văn Toàn, ở thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) chia sẻ: “Gia đình có cặp lợn giống mới mua bị xổng chuồng, tìm kiếm hơn tuần nay rồi không thấy. Nghe bảo ngôi đền này thờ "thần đá" thiêng lắm, ai đến thắp hương sẽ tìm được vật nuôi. Hy vọng “thần đá” phù hộ sớm tìm được lợn”.

Tò mò về gốc tích của "thần đá", ông Nguyễn Công Tý, ở xóm Thanh Bình cho biết, từ khi sinh ra và lớn lên ông đã thấy người dân trong làng thờ “thần đá” rồi. Gốc tích về “thần đá” thì không ai hay biết. Chỉ thấy sự trùng lặp khi người dân trong làng mất trâu, mất bò đến thắp hương, cầu khấn thì sẽ có người khác mách bảo cho đến tìm. Tiếng lành đồn xa, nhiều người đến đây không chỉ khấn bái tìm vật nuôi mà còn cầu an, đi đường, thi cử…

Theo người dân trong làng, có một giai thoại thờ “thần đá” được truyền miệng lại hết sức ly kỳ. Vào thời phong kiến, làng có một người làm quan không tin vào chuyện cúng bái, thần thánh. Thôi chốn quan trường, người này về làng sống, không may mất một con lợn béo chuẩn bị làm thịt đã sai người đi tìm khắp mà không thấy.

Sau đó, có người mách với vị quan này mang ngọn trầu và quả cau đến thắp hương, khấn bái “thần đá” sẽ được phù hộ tìm lại lợn. Ban đầu không tin, sau đó vị quan này đưa lễ vật đến khấu đầu trước “thần đá”. Không ngờ ít hôm sau có người báo tin làng bên đang giữ con lợn. Tìm thấy lợn, vị quan này mừng rỡ, mua lễ vật đến tạ ơn “thần đá”.

Ly kỳ văn hoá tâm linh ở làng quê,
Hòn đá ở xã Thanh Lộc được người dân gọi “thần đá” có bàn thờ, lư hương, bình hoa

Hiện nay, đáp ứng nguyện vọng của người dân, UBND xã Thanh Lộc đã giao cho hội người cao tuổi của xã quản lý khu thờ "thần đá". Ngày rằm tháng giêng là lễ tế “thần đá”. Hội này đã lập ra ban quản lý để tiếp nhận tiền công đức cũng như hàng năm tu bổ lại ngôi đền này.

Ông Nguyễn Quang Phú, Chủ tịch xã Thanh Lộc cho biết: “Hòn đá nổi lên được mọi người tôn thờ từ xa xưa đến giờ. Đầu tiên mất con lợn, con gà, người dân đến thắp hương thấy hiệu nghiệm, sau đó xin cầu an cho con đi học, đi làm ăn xa...”.

Đáng nói, theo ông Phú, không chỉ người ở địa phương mà người dân các xã khác cũng đến cầu khấn tìm vật nuôi, xin "lộc". Du khách đến đây đếm không hết, ngày tết chen nhau thắp hương. Ông Phú cũng khẳng định, ở đây không có hoạt động mê tín dị đoan, viết tấu sớ. Du khách mang lễ vật đến cầu khấn, khi hương cháy xong rồi mang về...

Văn Định

Tin mới nhất

Tết Chôl Chnăm Thmây: Đồng bào Khmer nô nức đến chùa tắm nước Phật

Tết Chôl Chnăm Thmây: Đồng bào Khmer nô nức đến chùa tắm nước Phật

Chiều 16/4, ngày cuối cùng của Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, tất cả các ngôi chùa Khmer ở miền Tây Nam Bộ đều tổ chức lễ tắm nước Phật.
Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố cho rằng, thời gian qua, cộng đồng Hồi giáo thành phố đã có đóng góp lớn vào sự phát triển chung của TP. Hồ Chí Minh.
Về sinh hoạt và tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam

Về sinh hoạt và tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam

Trải qua một quá trình dài hình thành và phát triển, tín ngưỡng và tôn giáo cùng với những biểu hiện sinh hoạt của nó ở Việt Nam đã tạo ra những nét đặc sắc.
Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Chiếm 7% dân số cả nước, đồng bào công giáo Việt đang đồng hành cùng các tôn giáo khác phát triển kinh tế đất nước – xã hội.
Lễ Sen Dolta: Thắt chặt thêm tình đoàn kết của cộng đồng người Khmer

Lễ Sen Dolta: Thắt chặt thêm tình đoàn kết của cộng đồng người Khmer

Những ngày này, đồng bào Khmer khắp nơi trên cả nước hân hoan đón mừng lễ Sen Dolta nhằm bày tỏ lòng biết ơn ông bà tổ tiên, thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục

Những chuyển biến lớn trong pháp luật để đảm bảo tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam

Những chuyển biến lớn trong pháp luật để đảm bảo tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam

Sự phát triển của tôn giáo, tín ngưỡng ngày càng đòi hỏi việc hoàn thiện về pháp luật nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng của người Việt.
Bài 3: Không để lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây mất trật tự an ninh biên giới

Bài 3: Không để lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây mất trật tự an ninh biên giới

Nhờ gần dân, bám sát dân, chăm lo đời sống cho nhân dân, cùng với công tác dân vận, an ninh, an toàn khu vực biên giới của Hà Giang được giữ vững và ổn định.
Đồng bào Công giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế

Đồng bào Công giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế

Phong trào thi đua yêu nước, sống "Tốt đời đẹp đạo" của đồng bào Công giáo đã phát triển rộng khắp, nổi bật là phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói giảm nghèo.
Bài 2: Xây dựng vành đai biên giới mềm từ “lòng dân”

Bài 2: Xây dựng vành đai biên giới mềm từ “lòng dân”

Nhờ thực hiện tốt phương châm “3 bám, 4 cùng”, Bộ đội BP Hà Giang đã từng bước tạo dựng niềm tin trong đồng bào dân tộc, góp phần bảo vệ an ninh biên giới.
Bài 1: Bộ đội biên phòng Hà Giang - lan tỏa những mô hình giúp dân phát triển kinh tế

Bài 1: Bộ đội biên phòng Hà Giang - lan tỏa những mô hình giúp dân phát triển kinh tế

Thời gian qua Bộ đội Biên phòng Hà Giang đẩy mạnh công tác giúp dân phát triển kinh tế, từng bước xóa đói giảm nghèo, góp phần cải thiện đời sống cho bà con...
Sóc Trăng: Niềm vui nhân đôi mừng lễ hội truyền thống Sene Dolta của đồng bào Khmer

Sóc Trăng: Niềm vui nhân đôi mừng lễ hội truyền thống Sene Dolta của đồng bào Khmer

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng Đoàn Công tác thăm Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng nhân dịp Lễ Sene Dolta của đồng bào Khmer.
400 đại biểu chính thức tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam

400 đại biểu chính thức tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam

Đại hội đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ tổ quốc lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2023-2028) sẽ diễn ra trong 2 ngày 11, 12/10, tại Hà Nội.
Ninh Thuận sắp tổ chức lễ hội Katê của người Chăm

Ninh Thuận sắp tổ chức lễ hội Katê của người Chăm

Lễ hội Katê năm 2023 của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn tại tỉnh Ninh Thuận sẽ tổ chức vào các ngày 13, 14, 15 tháng 10.
Đồng Tháp: Phát huy vai trò của phụ nữ theo tôn giáo, hình thành nhiều mô hình, sáng kiến trong đời sống

Đồng Tháp: Phát huy vai trò của phụ nữ theo tôn giáo, hình thành nhiều mô hình, sáng kiến trong đời sống

Nhiều mô hình mới, cách làm hay của phụ nữ theo tôn giáo đã phát huy truyền thống “tốt đời, đẹp đạo”, đóng góp nguồn lực, chung tay phát triển kinh tế - xã hội.
Độc đáo cây mộc thần của người Raglai ở Khánh Hòa

Độc đáo cây mộc thần của người Raglai ở Khánh Hòa

Cổ thụ hơn 500 năm tuổi trên núi tại Khánh Hòa được người Raglai gọi tôn kính là Mộc thần, gắn liền với đời sống tín ngưỡng của người dân nơi đây.
Lỗ hổng quản lý từ vụ giả tu sĩ Phật giáo của ông Nguyễn Minh Phúc

Lỗ hổng quản lý từ vụ giả tu sĩ Phật giáo của ông Nguyễn Minh Phúc

Việc giả danh nhà sư, lợi dụng hình ảnh phật giáo, tu sĩ để trục lợi, làm giảm uy tín Phật giáo cho thấy những lỗ hổng trong công tác quản lý.
3 xu hướng chính thúc đẩy sự phát triển của mỹ phẩm halal ở Đông Nam Á

3 xu hướng chính thúc đẩy sự phát triển của mỹ phẩm halal ở Đông Nam Á

Đông Nam Á, nơi có hơn 240 triệu người tiêu dùng theo đạo Hồi, sẽ trở thành thị trường chiếm ưu thế cho ngành công nghiệp làm đẹp halal.
Thanh Hóa: Huy động lực lượng công an bảo đảm an ninh, trật tự tại Lễ hội Hàn Sơn

Thanh Hóa: Huy động lực lượng công an bảo đảm an ninh, trật tự tại Lễ hội Hàn Sơn

Lễ hội Hàn Sơn được tổ chức từ ngày 1 đến 12/6 (âm lịch) hằng năm, thu hút đông khách thập phương. Lực lượng công an đã được huy động bảo đảm an ninh trật tự.
Đại hội đại biểu Người công giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh lần thứ VIII

Đại hội đại biểu Người công giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh lần thứ VIII

Ngày 26/6, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Đại hội đại biểu người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lần thứ VIII.
Đông đảo tăng ni, phật tử tham dự lễ Phật đản tại Làng Văn hóa

Đông đảo tăng ni, phật tử tham dự lễ Phật đản tại Làng Văn hóa

Ngày 3/6, rất đông tăng ni, phật tử đến dự lễ Phật đản (Phật lịch 2567- Dương lịch 2023) tại quần thể chùa Khmer, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh, nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu

Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh, nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu

Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh không chỉ là nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu mà còn là hoạt động văn hóa dân gian đậm bản sắc quê hương vùng Kinh Bắc.
Ngắm bộ sưu tập điêu khắc tượng Phật trên vỏ ốc mang về từ Trường Sa

Ngắm bộ sưu tập điêu khắc tượng Phật trên vỏ ốc mang về từ Trường Sa

Bộ sưu tập điêu khắc tượng Phật tại tỉnh Khánh Hòa với 70 tác phẩm độc đáo trên vỏ ốc tai tượng được mang về từ Trường Sa vừa xác lập kỷ lục Việt Nam.
3 di sản văn hoá vừa được bổ sung vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia

3 di sản văn hoá vừa được bổ sung vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia

3 di sản văn hoá vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Người dân nô nức về dự lễ hội Tháp Bà Ponagar

Người dân nô nức về dự lễ hội Tháp Bà Ponagar

Đông đảo người dân và du khách thập phương đã cùng hành hương về Lễ hội Tháp Bà Ponagar, nhằm tưởng nhớ công ơn của Thiên Y Ana Thánh Mẫu.
Ý nghĩ nhân văn trong lễ bỏ mả của người Raglai

Ý nghĩ nhân văn trong lễ bỏ mả của người Raglai

Lễ bỏ mả là nghi thức quan trọng nhất trong các nghi lễ vòng đời của người Raglai, chứa đựng những yếu tố văn hóa nghệ thuật và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động