Longform
Thứ bảy, 15/07/2023 - 06:00
Phát triển chợ vùng miền núi, dân tộc: Lan tỏa văn hóa vùng miền

Thứ bảy, 15/07/2023 - 06:00

Việc phát triển chợ vùng miền núi và vùng đồng bào dân tộc không chỉ giúp đẩy mạnh giao thương mà còn lan tỏa văn hóa vùng miền.
Phát triển chợ vùng miền núi, dân tộc: Lan tỏa văn hóa vùng miền

Việc phát triển chợ vùng miền núi và vùng đồng bào dân tộc không chỉ giúp đẩy mạnh giao thương mà còn lan tỏa văn hóa vùng miền.

Không gian phát triển sản xuất và giao lưu hàng hóa

Nhiều năm qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và các bộ ngành, các địa phương, tình hình phát triển chợ để thúc đẩy sản xuất và giao lưu hàng hoá 2 chiều giữa đồng bào miền núi và miền xuôi có sự tiến bộ. Đi theo sự phát triển của chợ là vấn đề hạ tầng cơ sở, thúc đẩy tính sáng tạo trong kinh doanh của bà con khu vực này. Chợ còn là nơi giao lưu văn hoá giữa các vùng miền. Đồng thời là nơi phát triển, lan toả Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam sau 13 năm triển khai. Hàng Việt hầu hết là hàng hoá thiết yếu nên người dân rất phấn khởi khi có hàng hoá Việt để mua sắm tại chợ.

Đặc biệt, việc phát triển hệ thống phân phối, trong đó có chợ đã giúp hiện đại hoá phương thức kinh doanh, bán hàng của bà con. Trong thời đại công nghệ 4.0, không chỉ người dân đồng bằng mà bà con dân tộc cũng đã biết dùng smartphone để bán hàng hoá. Các sản phẩm như OCOP, sản phẩm đặc sản của khu vực này đã có cơ hội tìm được đầu ra ổn định hơn.

Bắc Kạn là một trong những địa phương đã quan tâm rất lớn đến phát triển hạ tầng chợ miền núi, vùng đồng bào dân tộc. Thời gian qua, nhờ nguồn vốn của ngân sách, Bắc Kạn đã xây dựng được một số mô hình chợ an toàn thực phẩm như chợ Bắc Kạn (thành phố Bắc Kạn), chợ Bằng Lũng (thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn)… đồng thời nỗ lực nhân rộng ra một số khu chợ khác trên địa bàn tỉnh.

Phát triển chợ vùng miền núi, dân tộc: Lan tỏa văn hóa vùng miền

Ông Đinh Lâm Sáng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Bắc Kạn cho biết, Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm lọt ở giữa các tỉnh khác, không có đường hàng không, đường thủy, đường sắt. Chính vì vậy, thời gian vừa qua, giao thương có những khó khăn nhất định.

Bên cạnh đó, dân số Bắc Kạn phân tán, địa hình đi lại khó khăn. Chính vì vậy, việc sinh hoạt chợ ở trên miền núi khác hẳn với một số các tỉnh khác ở vùng trung du. Thời gian qua, Sở Công Thương Bắc Kạn gặp khá nhiều khó khăn trong việc xây dựng và nhân rộng mô hình chợ an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Trong bối cảnh khó khăn chung về xây dựng mô hình chợ an toàn thực phẩm, Sở Công Thương Bắc Kạn đã đẩy mạnh tham mưu cho UBND tỉnh dành nguồn kinh phí nhất định hàng năm để hỗ trợ cho việc xây dựng chợ an toàn thực phẩm.

“Một mặt, chúng tôi đẩy mạnh tuyên truyền với các hộ kinh doanh, người dân rằng an toàn thực phẩm không phải là chuyện của riêng địa phương mà là câu chuyện của toàn quốc, có chợ an toàn thực phẩm mới buôn bán được. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tuyên truyền Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhấn mạnh việc khi xảy ra chuyện thì sẽ có chế tài để xử lý những người không chấp hành an toàn thực phẩm. Đặc biệt, tuyên truyền rõ ràng rằng tiêu chuẩn nông thôn mới nâng cao bắt buộc phải có tiêu chí thứ 7, đó là chợ phải đảm bảo an toàn thực phẩm” – ông Đinh Lâm Sáng cho biết.

Phát triển chợ vùng miền núi, dân tộc: Lan tỏa văn hóa vùng miền

Bên cạnh việc tuyên truyền, Bắc Kạn cũng kết hợp với những cuộc tập huấn liên quan đến những hợp tác xã, doanh nghiệp, tiểu thương bán hàng tại chợ. Trong đó, Bắc Kạn sẽ lồng ghép, động viên tiểu thương chấp hành, đồng thời nêu chế tài xử lý khi buôn bán sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Sở Công Thương Bắc Kạn đặt mục tiêu phối hợp với UBND các huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh lộ trình nhân rộng mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2023-2025 đối với 03 chợ hạng 3 gồm: Chợ Khang Ninh, xã Khang Ninh, huyện Ba Bể; chợ Nam Cường, xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn và chợ Thanh Vận, xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới.

Trong đó, triển khai các hoạt động chủ yếu như: Khảo sát, đánh giá tình hình chợ lựa chọn nhân rộng mô hình thí điểm an toàn thực phẩm năm 2023 trên địa bàn tỉnh, thông qua khảo sát, đánh giá, thống kê tình hình kinh doanh thực phẩm tại chợ, hiện trạng cơ sở vật chất, việc chấp hành điều kiện về kinh doanh thực phẩm của các tiểu thương trong chợ. Đặc biệt chú trọng về các tiêu chí an toàn thực phẩm tại chợ, qua đó, xây dựng chợ đảm bảo điều kiện chợ cơ bản đảm bảo an toàn thực phẩm theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11856:2017 Chợ kinh doanh thực phẩm…

Vẫn còn những khó khăn

Chia sẻ về những khó khăn của việc phát triển chợ miền núi, đặc biệt là thu hút đầu tư vào khu vực này, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú đặt câu hỏi: Tại sao hiện nay lại có ít doanh nghiệp muốn đầu tư vào phát triển chợ ở khu vực miền núi? Điều này có nguyên nhân ở chỗ việc đầu tư chợ không mang lại hiệu quả ngay và hiệu quả ở mức thấp nếu so với các hình thức đầu tư khác. Điều này khiến doanh nghiệp chưa mặn mà đầu tư vào hình thức kinh doanh này?

Phát triển chợ vùng miền núi, dân tộc: Lan tỏa văn hóa vùng miền

Bên cạnh việc tuyên truyền, Bắc Kạn cũng kết hợp với những cuộc tập huấn liên quan đến những hợp tác xã, doanh nghiệp, tiểu thương bán hàng tại chợ. Trong đó, Bắc Kạn sẽ lồng ghép, động viên tiểu thương chấp hành, đồng thời nêu chế tài xử lý khi buôn bán sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, hiện những chính sách của các địa phương cũng chưa thực sự hấp dẫn doanh nghiệp, ví dụ như thiếu chính sách ưu đãi về thuế phí cho doanh nghiệp. Cho nên tôi nghĩ rằng để thu hút đầu tư vào chợ thì cần giảm thuế, phí trong một thời gian nhất định để hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Thêm nữa, hiện chi phí vận chuyển hàng hoá vào chợ miền núi còn cao nên hàng hoá khó có thể cạnh tranh được, nhất là ở các khu chợ biên giới, nơi hàng nhái hàng giả có cơ hội tràn vào. Do đó, phải làm thật tốt công tác phòng chống hàng nhái hàng giả tại khu vực này để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời động viên doanh nghiệp bán hàng ở đây.

Chưa kể, hệ thống phân phối của Việt Nam nói chung và chợ ở khu vực miền núi, vùng dân tộc nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế bởi qua quá nhiều trung gian, chi phí cao và không đi thẳng từ sản xuất. Điều này khiến giá bán hàng hoá bị đội lên, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng cũng như ảnh hưởng đến sức mua của bà con khu vực này.

Ông Hoàng Minh Luân, Phó Tổng Giám đốc HTX chợ Hải An, Ủy viên BCH Hiệp hội chợ Việt Nam cho rằng, việc đầu tư xây dựng chợ được quy định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ; Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản khác có liên quan.

Theo đó, vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước chủ yếu dành để hỗ trợ đầu tư chợ ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, nguồn vốn này còn hạn chế. Trong khi các địa phương miền núi lại chưa có nhiều kinh phí đối ứng cho việc xây dựng chợ được thuận lợi và hiệu quả.

Phát triển chợ vùng miền núi, dân tộc: Lan tỏa văn hóa vùng miền

Ông Đinh Lâm Sáng cho biết thêm, cái khó nhất của địa phương miền núi như Bắc Kạn vẫn là kinh phí thực hiện hạn hẹp. Nguồn vốn tỉnh cấp để thực hiện nhiệm vụ này không nhiều. Trong những năm vừa qua, được Bộ Công Thương hỗ trợ và do đối ứng của tỉnh nên Bắc Kạn đã thực hiện được một số chợ đảm bảo an toàn thực phẩm và đã nghiệm thu. Song, các tiểu thương và những người được giao nhiệm vụ quản lý chợ thì chưa mặn mà lắm trong việc nhân rộng mô hình quản lý này.

Mặt khác, đối với các chợ mới xây dựng theo mô hình xã hội hóa được thẩm duyệt thiết kế theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia ngay từ ban đầu là 1185:2017 để kinh doanh thực phẩm thì các yếu tố về hạ tầng và cơ sở vật chất phải thuận lợi, đảm bảo được.

Đối với các chợ cũ hiện nay cần cải tạo, sửa chữa hạ tầng, để đảm bảo được quy định của Tiêu chuẩn quốc gia 1185:2017 thì các chợ kinh doanh thực phẩm về các yếu tố cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất gặp rất nhiều khó khăn và bất cập.

Hiện nay, sau khi khảo sát chợ thành thị, chợ địa phương, các chợ miền núi, thậm chí là các chợ vùng sâu, vùng xa các hộ tiểu thương và các bà con đang kinh doanh theo lối mòn truyền thống. Khó khăn ở đây là ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các hộ tiểu thương hay là các đơn vị quản lý khai thác chợ hiện nay và sự đồng thuận của hộ tiểu thương cũng đang gặp rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý và khai thác, vận hành chợ.

Phát triển chợ vùng miền núi, dân tộc: Lan tỏa văn hóa vùng miền

Gỡ khó cho chợ miền núi

Để tháo gỡ khó khăn cho chợ miền núi, ông Vũ Vinh Phú cho rằng, tại các địa phương phải có các ban chỉ đạo phát triển chợ, từ quy hoạch, cắm chợ ở đâu. Chợ phải gần dân, hiểu được xu hướng tiêu dùng của dân để đầu tư xây dựng. Ta đã có nguồn hàng dồi dào, rất nhiều sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP chất lượng nhưng đầu ra lại khá bấp bênh. Vậy thì chợ phải giải quyết vấn đề này.

Ngoài ra, cần quan tâm đến vấn đề logistics, giao nhận hàng hoá để rút ngắn thời gian giao hàng, áp dụng công nghệ để giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm hàng hoá.

Đặc biệt, ở khu vực miền núi, thu nhập của bà con còn thấp nên cần quan tâm đến việc cải thiện đời sống của bà con để cải thiện sức mua. Đồng thời, cần quan tâm đặc biệt đến vấn đề phòng chống hàng nhái hàng giả để bà con được sử dụng hàng chính hãng, có chất lượng; và doanh nghiệp làm ăn chân chính có thể tiêu thụ được hàng hoá ở khu vực này – là khu vực bà con thực sự có nhu cầu về hàng chính hãng.

Bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, hiện nay, một số đề án cấp quốc gia cũng đang triển khai rất tốt như Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, giai đoạn từ năm 2014 - 2020 và nay là giai đoạn 2021 - 2025. Qua Chương trình này, Bộ Công Thương cũng đã thiết lập được trên toàn quốc các mô hình điểm bán hàng Việt, trong đó ưu tiên những vị trí rất đắc địa cho sản phẩm, hàng hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.

Phát triển chợ vùng miền núi, dân tộc: Lan tỏa văn hóa vùng miền

Một Đề án khác có tác động rất tốt đối với việc tiêu thụ hàng hóa cho bà con dân tộc thiểu số, đó là Đề án 23 được phê duyệt năm 2010 và được triển khai tích cực trong giai đoạn 2010 - 2015 ở cấp Trung ương. Đặc biệt, nhờ sự lan toản của chương trình, giai đoạn sau đó, khi đề án kết thúc, chính quyền địa phương đã sử dụng ngân sách địa phương của mình để nhân rộng là các mô hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp cho bà con nông dân ở khu vực nông thôn, đặc biệt ưu tiên cho bà con dân tộc thiểu số ở các tỉnh: Lai Châu, Cao Bằng, Sơn La, Trà Vinh… Chương trình đó cũng đã có những đóng góp rất lớn cho việc phát triển hàng hoá khu vực này.

Chương trình mục tiêu quốc gia đồng bào dân tộc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số vừa mới được ban hành trong đó có nội dung rất lớn về đầu tư hạ tầng chợ tại các vùng đồng bào dân tộc. Theo đó, sẽ có nhiều địa phương sẽ được nhận nguồn ngân sách từ Trung ương cho việc đầu tư hạ tầng chợ.

Phát triển chợ vùng miền núi, dân tộc: Lan tỏa văn hóa vùng miền

Đối với mỗi địa phương, đặc biệt là các địa phương miền núi, chợ không phải chỉ là nơi mua bán mà còn là nơi giao lưu, kết nối xúc tiến thương mại, thậm chí là mang đậm văn hoá của vùng miền. Phát triển chợ miền núi sẽ không chỉ giúp tạo dựng nơi giao thương hàng hóa mà còn giúp lan tỏa văn hóa vùng miền đến người tiêu dùng và khách du lịch.

Phát triển chợ vùng miền núi, dân tộc: Lan tỏa văn hóa vùng miền

Phương Lan - Vũ Hạnh - Phạm Tiệp

Bắc Giang: Phát triển giao thông để tăng “kết nối” với vùng miền núi Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp hỗ trợ tiêu thụ hàng hoá vùng miền núi

Phương Lan - Vũ Hạnh