Quảng Ngãi: Đưa sản phẩm miền núi đến với người tiêu dùng
Kinh tế - Hội nhập Thứ hai, 02/10/2023 - 11:34
Đưa văn hoá vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc: Cần tổng hoà nhiều giải pháp Kết nối sản phẩm vùng cao tỉnh Quảng Ngãi |
Qua 4 lần tổ chức, Phiên chợ Thanh niên do Tỉnh đoàn Quảng Ngãi phối hợp cùng với các cơ quan, đơn vị tổ chức trong 2 ngày vừa qua (30/9 - 1/10) đã thu hút sự quan tâm của người dân và du khách khi đến tham quan, mua sắm.
Phiên chợ Thanh niên lần này được tổ chức tại Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi Diên hồng tỉnh (60 đường Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi) có 32 gian hàng với hơn 1.500 sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm đặc trưng của thanh niên khởi nghiệp đến từ 05 huyện miền núi (Sơn Tây, Sơn Hà, Trà Bồng, Ba Tơ, Minh Long) như: Măng rừng muối chua, muối ớt sả, mật ong rừng, rau rừng, rượu sim, rượu dép rừng, gà đen, gà kiến, heo ky, heo kiềng sắt, trứng gà đen, chè tươi Minh Long, rau dớn, gừng đỏ, măng rừng, chuối rừng… Các nông sản được trồng theo hướng tự nhiên, an toàn, tốt cho sức khoẻ.
![]() |
Phiên chợ với hơn 1.500 sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm đặc trưng của thanh niên khởi nghiệp đến từ 05 huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Tỉnh đoàn Quảng Ngãi |
Ngoài ra, có hơn 20 dòng sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm đặc trưng của thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh như: Đông trùng hạ thảo tươi, Đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa, rượu Đông trùng hạ thảo, nước Đông trùng hạt sen, gạo lứt đỏ, gạo lứt tím, gạo lứt trắng, gạo trắng, rượu Ấn Trà, trà gạo lứt, cám gạo, nước mắm nhĩ, sản phẩm tinh dầu thiên nhiên… Hơn 100 sản phẩm handmade do chính đoàn viên, thanh niên sáng tạo, sản phẩm OCOP…
Bà Nguyễn Thị Kim Liên (phường Nghĩa Chánh, thành phố Quảng Ngãi) cho biết, trước đây, nếu muốn mua các sản phẩm đặc trưng thì phải lên đến các vùng miền núi, nhưng bây giờ các sản phẩm đã được bày bán tại đây, rất thuận tiện cho việc mua sắm.
Ngoài mục đích giới thiệu, quảng bá bản sản phẩm, tôn vinh bản sắc văn hóa vùng miền, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đây còn là dịp để các chủ thể có sản phẩm được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm khởi nghiệp, liên kết, tìm đầu ra và nâng tầm cho sản phẩm.
Chị Lê Thị Thu Thủy (xã Long Hiệp, huyện Minh Long) chia sẻ, các sản phẩm miền núi chủ yếu tiêu thụ cho các đối tác, khách hàng thân quen, còn những khách hàng mới thì họ chưa biết sản phẩm mình như thế nào để kết nối tiêu thụ. “Thông qua phiên chợ lần này sẽ quảng bá cho nhiều người biết đến sản phẩm nhiều hơn, từ đó kết nối các sản phẩm. Ngoài ra, giúp các chủ cơ sở biết được sản phẩm của mình còn hạn chế ở điểm nào để từng bước thay đổi, đưa sản phẩm tốt nhất ra thị trường”, chị Thủy nói.
![]() |
Phiên chợ là cơ hội để các chủ thể giao lưu, học hỏi kinh nghiệm khởi nghiệp, liên kết, tìm đầu ra và nâng tầm cho sản phẩm. Ảnh: Tỉnh đoàn Quảng Ngãi |
Đến nay, tỉnh Quảng Ngãi có 124 sản phẩm đạt OCOP, trong đó 9 sản phẩm 4 sao và 115 sản phẩm 3 sao. Ngoài ra, địa phương này còn nhiều sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và đặc sản vùng miền.
Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi, hiện có 57 hợp tác xã. Trong đó, có 46 hợp tác xã đang hoạt động với gần 1000 thành viên (người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 70%). Các hợp tác xã đã góp phần khai thác tốt hơn những tiềm năng, lợi thế ở từng địa phương, lan tỏa sản phẩm đến với thị trường trong, ngoài tỉnh.
Đáng chú ý, trong số các hợp tác xã này, không ít là mô hình khởi nghiệp của đoàn viên, thanh niên. Để đưa sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến gần hơn với người tiêu dùng, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi đã đồng hành và tìm cách kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Theo Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi, phiên chợ Thanh niên là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động về “Tổ chức hoạt động thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi năm 2023”.
Đây là hoạt động do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi cùng các đơn vị đồng hành tổ chức thường niên nhằm xúc tiến thương mại, khuyến khích, thúc đẩy phong trào kinh doanh, khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập người dân và phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh.
Chị Hồ Thị Thu Thanh - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi thông tin, hiện nay các sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên, đặc biệt là sản phẩm ở miền núi đang gặp những khó khăn như: sản phẩm chưa đa dạng, chất lượng sản phẩm chưa cao... “Chính vì thế, qua phiên chợ lần này sẽ kết nối những người có kinh nghiệm trong khởi nghiệp để hướng dẫn chuẩn hóa các sản phẩm, định hướng phát triển sản phẩm theo hướng OCOP, sản phẩm đạt chất lượng cao”, chị Thanh nói.
Tin mới nhất

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Thúc đẩy ngành Halal Việt Nam phát triển chuyên nghiệp, toàn diện

Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Dấu ấn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam
Tin cùng chuyên mục

Kết nối tăng tín dụng trên miền đất bazan

Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế

Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Cần có giải pháp mang tính đột phá về văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh mới

Longform | Tự hào những thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới

Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Tỉnh Yên Bái nỗ lực đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Gia Lai: Kết nối cung cầu, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc Mông ở Sà Phìn (Hà Giang) phát triển kinh tế nhờ chính sách dân tộc

Cao Bằng: Điểm đến, kết nối và phát triển

Giải pháp nào khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc?

Phú Thọ phát huy hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa địa phương

Đưa văn hoá vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc: Cần tổng hoà nhiều giải pháp

Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Thương cảng Hội An: Từ thương cảng xưa để nhìn về phát triển kinh tế biển ngày nay

Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam

Lào Cai: Phụ nữ Tày vùng cao Bản Liền - Bắc Hà tìm hướng giảm nghèo bền vững
