Dân tộc - Tôn giáo - Kết quả tìm kiếm cho từ khóa "đồng bào dân tộc thiểu số", chúc bạn tìm được nội dung mong muốn trên https://dantoctongiao.congthuong.vn/

Phát triển chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù
Nhiều năm qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và các bộ ngành, các địa phương, tình hình phát triển chợ khu vực đồng bào dân tộc thiểu, miền núi và hải đảo đã có sự tiến bộ. Đi theo sự phát triển của chợ là vấn đề hạ tầng cơ sở, thúc đẩy tính sáng tạo trong kinh doanh của bà con khu vực này. Chợ còn là nơi giao lưu văn hoá giữa các vùng miền.
Đặc biệt, việc phát triển hệ thống phân phối, trong đó có chợ đã giúp hiện đại hoá phương thức kinh doanh, bán hàng của bà con. Trong thời đại công nghệ 4.0, nhờ những chính sách giảm nghèo nói chung và giảm nghèo về thông tin nói riêng, không chỉ người dân đồng bằng mà bà con dân tộc cũng đã biết dùng smartphone để bán hàng hoá; biết livestream bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội.
Dù đã có nhiều nỗ lực, song hệ thống chợ khu vực này nhìn chung có nhiều tiến bộ, song vẫn còn nhiều khó khăn và chưa thể theo kịp nhu cầu phát triển của các địa phương khi lưu lượng hàng hoá qua chợ còn nhiều hạn chế, còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Nhiều khu chợ xuống cấp. Nhiều nét văn hoá đặc trưng khu vực này chưa được khai thác, tận dụng hiệu quả.
Để làm rõ hơn về những chính sách phát triển chợ ở khu vực đặc thù này, hôm nay, Báo Công Thương tổ chức Chương trình Chính sách và Đối thoại với chủ đề: “Phát triển chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và hải đảo: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù”.
Với sự tham gia của các khách mời:
Ông Đinh Lâm Sáng – Phó Giám đốc Sở Công Thương Bắc Kạn
TS. Trịnh Thị Thanh Thuỷ - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách Công Thương – Bộ Công Thương
TS Dương Văn Chiến – Chủ tịch Hiệp hội Phát triển chợ Việt Nam, Chủ tịch Liên hiệp HTX phát triển và quản lý chợ Việt Nam
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong

Hà Nội: Chính sách giảm nghèo tạo sinh kế vững chắc cho đồng bào dân tộc thiểu số
Những năm vừa qua, chính sách giảm nghèo cho đồng bào dân tộc đã giúp bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô thoát nghèo, phát triển kinh tế bền vững.
Hà Nội hiện có khoảng 50 dân tộc sinh sống, đang lưu giữ và phát huy đa dạng bản sắc văn hóa của các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, thời gian qua Hà Nội đã ban hành nhiều chương trình, chỉ thị, nghị quyết để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động tối đa nguồn lực của Thành phố và các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn Thủ đô. Đến nay, đời sống kinh tế - xã hội tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Thành phố đã có những thay đổi rõ nét.
Đơn cử, xã Khánh Thượng – Ba Vì là xã miền núi xa nhất Thủ đô với trên 90% đồng bào dân tộc Mường sinh sống đã không còn khó khăn vất vả. nguồn lực đầu tư lớn của thành phố đã bê tông hoá những con đường kéo dài đến các thôn xóm sát chân núi. Điện được kéo đến từng hộ dân để đồng bào dân tộc phát triển kinh tế, giảm nghèo.
Trong giai đoạn 2019 – 2024, triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và chương trình mục tiêu quốc gi xây dựng nông thôn mới, thành phố đã hỗ trợ trên 5000 tỷ đồng để hỗ trợ đầu tư các chương trình dự án điện đường trường trạm.
Để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội vùng đặc biệt này, ngành Công Thương đã vào cuộc tích cực. Đến nay, toàn huyện Ba Vì đã đạt mục tiêu nông thôn mới nâng cao, kể cả ở các địa phương khó khăn như Minh Quang, Ba Trại. Có được điều này là do các địa phương đã đạt được các tiêu chí về điện, điện lưới quốc gia đã phủ 100% đến các huyện miền núi, khó khăn của Ba Vì.

Quảng Bình: Nâng cao vai trò đảng viên người đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên
Tại nhiều bản làng người đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới tỉnh Quảng Bình ngày càng có nhiều Đảng viên trẻ, đây là những nhân tố tích cực, điển hình giúp đồng bào thay đổi tư duy, nhận thức, vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Từ nhiều năm qua, mô hình kinh tế của gia đình chị Hồ Thị Thanh ở bản Nghĩa, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình trở thành lớp hướng dẫn làm kinh tế cho bà con quanh bản. Chị hướng dẫn bà con chăn nuôi tập trung, chỉ bảo cho mọi người cách làm rừng. Đảng viên Hồ Thị Thanh cũng trở thành người đồng hành, hướng dẫn cho nhân dân, quần chúng người Bru Vân Kiều tại bản mình có giải pháp tốt hơn trong phát triển kinh tế gia đình.
Chị Hồ Thị Thanh– Bản Nghĩa, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình: “Là người Đảng viên, mình phải tuyên truyền vận động hỗ trợ họ, mục đích là để tuyên truyền, vận động để cho quần chúng vừa là người dân ở trong thôn rồi lại nhân rộng ra các bản khác. Từ năm 2005, tôi đã có mô hình chăn nuôi lợn và để phát triển kinh tế, làm rừng, thì được bà con nhân dân một số cũng học hỏi được”
Bà Hồ Thị Thoi - Bí thư Đảng uỷ xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình: "Trước đây thì tỷ lệ hộ nghèo là 100%, đến nhiệm kỳ 2015 – 2020 là 15%, đến bây giờ, nhiệm kỳ chuẩn bị 2025 – 2030 xuống còn 53%, đây là một nỗ lực lớn của cấp ủy chính quyền địa phương, đặc biệt là nhân dân để đạt được kết quả như vậy"
Đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới tỉnh Quảng Bình ngày càng có nhiều Đảng viên trẻ
Ở Bản Khe Ngang, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản Hồ Nam được người dân rất tín nhiệm. Những năm qua, nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân đối với bản làng, ông luôn gương mẫu tích cực tuyên truyền, vận động người dân trong bản chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, và Nhà nước, đẩy mạnh các phong trào toàn dân đoàn kết, xóa đói, giảm nghèo. Hiện bà con trong bản đã biết chăn nuôi làm lúa nước, trồng rừng, bớt phụ thuộc dần vào sự hỗ trợ, giúp đỡ từ Nhà nước.
Ông Hồ Nam - Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Khe Ngang, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình: “Khi mà chúng tôi kết nạp những Đảng viên có năng lực thì nó thay đổi nhận thức cho các Đảng viên trong chi bộ cũng như đưa ra phát triển kinh tế cho địa bàn”.
Ông Hà Văn Ninh – Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Bình: “Ở đâu có dân thì ở đó có đảng viên, trong thời gian tới thì chúng tôi tiếp tục tăng cường việc phát triển Đảng viên từ nguồn tại chỗ đối với đồng bào dân tộc thiểu số nhằm bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng và xây dựng củng cố vững chắc hệ thống chính trị ở vùng này”
Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 3% dân số tỉnh Quảng Bình, bình quân 5 năm tỷ lệ kế nạp Đảng viên của tỉnh hơn 2,1%, tuy nhiên kết nạp Đảng viên trong đồng bào dân tộc đạt 3,7%. Và ở các bản làng của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương này các Đảng viên trẻ không chỉ tiên phong thoát nghèo mà còn là tấm gương để đồng bào học tập. Đây là những nhân tố tích cực, điển hình giúp đồng bào thay đổi tư duy, nhận thức, vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Famtrip: Xây dựng sản phẩm gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Từ ngày 15-20/12, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đã tổ chức Chương trình Famtrip nhằm quảng bá, giới thiệu các điểm du lịch của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Hà Giang, Cao Bằng.
Nằm trong chuỗi hoạt động thực hiện Dự án 6, bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, từ ngày 15-20/12, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đã tổ chức chương trình Famtrip nhằm khảo sát, xây dựng sản phẩm du lịch gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại 2 tỉnh Hà Giang và Cao Bằng.
Chương trình Famtrip nhằm quảng bá, giới thiệu các điểm du lịch của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Hà Giang, Cao Bằng. Ảnh: Ngọc Châu
Chuyến khảo sát nhằm mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân địa phương thông qua hoạt động du lịch. Đồng thời, nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, ngôn ngữ, lễ hội và nghề thủ công tại một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, chương trình cũng giúp tăng cường ý thức bảo vệ môi trường, cụ thể như thông qua việc xây dựng các mô hình du lịch sinh thái gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Đây là sẽ là tiền đề thu hút du khách, tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.
Trong chuỗi chương trình, đoàn đã thực hiện khảo sát thực tế tại một số địa điểm trên địa bàn tỉnh Hà Giang như tại Làng văn hóa lịch cộng đồng thôn Khun, xã Bằng Lang, huyện Quang Bình; công viên địa chất toàn cầu Cao Nguyên đá Đồng Văn, Quản Bạ; nghiên cứu sản phẩm chụp hình tại Làng Dao Nặm Đăm (ngôi làng đã đoạt giải thưởng Làng du lịch cộng đồng Asean năm 2023). Đặc biệt, đoàn cũng được trải nghiệm trích đoạn lễ cấp sắc của người Dao, khảo sát nghiên cứu sản phẩm Làng bảo tồn văn hóa Hmong Village và một số địa điểm khác.
Tại Cao Bằng, đoàn cũng đã tiến hành khảo sát Làng du lịch cộng đồng Khuổi Khon (thuộc xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc) - ngôi làng có 56 hộ dân tộc Lô Lô sinh sống với những văn hóa độc đáo của người dân nơi đây; Đèo Khau Cốc Chà (thuộc xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc) và Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng.
Chương trình Famtrip lần này có sự tham gia của gần 50 doanh nghiệp lữ hành trên toàn quốc. Đặc biệt, những điểm được khảo sát trong chương trình hầu hết là những điểm du lịch mới, chưa được khai thác nhiều và đã được lựa chọn đầu tư theo Chương trình Mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021 – 2030 nhằm thúc đẩy phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Theo chia sẻ của một số công ty lữ hành, thông qua đợt khảo sát lần này sẽ giúp các công ty lữ hành tìm hiểu tiềm năng du lịch tại một số điểm mới của Hà Giang cũng như Cao Bằng. Việc thúc đẩy phát triển các điểm du lịch này sẽ góp phần giúp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa, khơi thông điểm nghẽn cho du lịch nước nhà.

Quảng Bình: 1.800 tỷ đồng đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Quảng Bình đã huy động nguồn lực với hơn 1.800 tỷ đồng đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi góp phần tạo nên nhiều chuyển biến tích cực.

Tiêu thụ nông sản cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Tiếp cận phương thức mới
Chung tay thực hiện Đề án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các địa phương và phối hợp cùng nhiều đơn vị triển khai các hoạt động thiết thực. Trong đó, hỗ trợ tiêu thụ hàng hoá nói chung, nông sản nói riêng đã được thực hiện với đa dạng hình thức và đạt hiệu quả đáng ghi nhận, theo đó giúp bà con tăng thêm thu nhập.
Đặc biệt, bên cạnh những hình thức xúc tiến tiêu thụ nông sản truyền thống như tổ chức hội chợ triển lãm, hội nghị kết nối cung - cầu, Bộ Công Thương đã giúp bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiếp cận với phương thức tiêu thụ mới – livestream bán hàng trên nền tảng mạng xã hội.
Theo thống kê, từ đầu năm tới nay, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM), Bộ Công Thương đã phối hợp với nền tảng Tik Tok triển khai 15 Khóa tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số, phát triển thương hiệu, xây dựng hình ảnh cho kinh tế tập thể và doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn các tỉnh khu vực miền núi, trung du, như Sơn La, Tuyên Quang, Lai Châu…Trong đó, Sơn La là địa phương đầu tiên được triển khai tập huấn, thu hút 40 người là đại diện cho các hợp tác xã, hộ kinh doanh, hộ sản xuất nông sản, trong đó phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số tham gia.
Livestream bán hàng giúp các doanh nghiệp, HTX vùng sâu, vùng xa tiết kiệm chi phí, mở rộng thị trường tiêu thụ
Kinh doanh trên các nền tảng xã hội ngày một “nở rộ” và phát triển một cách nhanh chóng bởi có nhiều ưu điểm. Trong đó, có thể tối ưu hoá quy trình mua hàng thông qua việc tương tác trực tiếp giữa người mua và người bán là yếu tố rất quan trọng giúp người bán là bà con dân tộc thiểu số và miền núi truyền tải được nét đặc sắc, tính an toàn của sản phẩm và người mua cảm nhận chân thực hơn về hàng hoá, thậm chí có thể hiểu sơ lược về quá trình sản xuất, chế biến.
Có thể thấy, kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội nói chung hay livestream bán hàng trên nền tảng Tik Tok nói riêng đã chứng minh được tính hiệu quả, đồng thời cho thấy việc xúc tiến tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc thiểu số và miền núi trên nền tảng mạng xã hội là phù hợp. Số liệu từ Tik Tok cũng cho thấy, sau 6 tháng triển khai chuỗi chương trình giới thiệu và bán nông đặc sản vùng miền trên nền tảng đã có 25 chợ phiên OCOP, trong đó có những phiên chợ dành riêng cho sản phẩm OCOP của bà con dân tộc thiểu số và miền núi được diễn ra với khoảng 800 lượt livestream, đạt hơn 100 tỷ đồng doanh thu. Kết quả thu được không chỉ giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tăng thu nhập, có vốn đầu tư ngược lại cho sản xuất mà còn giúp định vị hình ảnh, tạo nhận diện cho thương hiệu sản phẩm OCOP của bà con.
Dù đã đạt nhiều kết quả đáng tích cực, tuy nhiên theo ghi nhận từ nhiều phía, việc lan toả mạnh mẽ hơn nữa phương thức kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội đang gặp nhiều rào cản. Đầu tiên, với bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhận thức, khả năng nắm bắt xu hướng kinh doanh mới và tiếp cận công nghệ còn rất hạn chế.
Cùng đó, độ tuổi của phần lớn giám đốc doanh nghiệp, HTX, nhất là ở khu vực miền núi hiện khá lớn, khả năng tiếp cận với như livestraeam bán hàng cũng là thách thức không nhỏ.
Tiếp đó là khâu vận chuyển, hàng nông sản đặc thù có kích cỡ lớn, khối lượng nặng và dễ hỏng trong thời gian vận chuyển dài nên việc đảm bảo chất lượng sản phẩm tới tay người tiêu dùng là khó. Trong khi đó, sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số nằm ở vùng sâu, vùng xa, hạ tầng giao thông kém phát triển khiến chi phí vận chuyển quá cao so với đơn hàng thông thường.
Tất cả những yếu tố trên đã và đang ảnh hưởng đáng kể tới việc lan toả cũng như hiệu quả của công tác xúc tiến tiêu thụ nông trên nền tảng mạng xã hội cho bà con dân tộc thiểu số và miền núi.
Để khắc phục những thách thức đã nêu, đại diện nền tảng xã hội, hợp tác xã, địa phương đều chung đề xuất: Nhà nước tập trung hỗ trợ giảm chi phí vận chuyển. Ở khu vực vùng sâu vùng xa, khu vực miền núi, hải đảo cần có dịch vụ công ích để vận chuyển, giúp giảm chi phí. Cùng đó, tăng cường hơn nữa công tác tập huấn, đào tạo cho doanh nghiệp, hợp tác xã về chuyển đổi số. Giúp bà con hiểu, tận dụng và phát huy lợi thế nhưng phải theo nhu cầu thị trường.
Được biết, đồng hành cùng các doanh nghiệp, hợp tác xã, bà con dân tộc thiểu số và miền núi trong xúc tiến tiêu thụ hàng hoá nói chung, nông sản nói riêng trên nền tảng số, mạng xã hội, Cục XTTM đang hoàn thiện để sớm đưa vào vận hành Hệ sinh thái XTTM số. Hệ sinh thái XTTM số bao gồm nhiều nền tảng như hội chợ, triển lãm ảo; cơ sở dữ liệu về xúc tiến thương mại; dữ liệu về doanh nghiệp, tổ chức XTTM, cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài… Thông qua những nền tảng này, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh, nhất là bà con dân tộc thiểu số và miền núi có thể tìm kiếm thị trường mới, thúc đẩy giao dịch, gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Từ đó, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế địa phương và góp sức phát triển kinh tế đất nước.

Tọa đàm “ Tín dụng chính sách: đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số”
Tọa đàm “ Tín dụng chính sách: đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số”
Với sự tham gia của các diễn giả và khách mời:
- Ông Phan Hồng Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Uỷ ban Dân tộc;
- Ông Nguyễn Mạnh Thiện, Phó giám đốc Ban tín dụng người nghèo - Ngân hàng Chính sách xã hội;
- TS. Võ Trí Thành - Chuyên gia kinh tế;
- Bà Đinh Thị Thảo - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Xúc tiến xuất khẩu sản phẩm nông sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, Hà Giang đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Tại Nghị quyết số 25-NQ/TU Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang đã đề ra mục tiêu, phấn đấu đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng dân tộc thiểu số (DTTS) bình quân đạt trên 8%/năm; tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS giảm bình quân 4%/năm trở lên, các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn giảm trên 6%/năm; hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghèo và phát sinh nghèo mới.
Để đạt mục tiêu đó, thời gian qua cùng với các chính sách phát triển kinh tế, an sinh xã hội, Hà Giang đã không ngừng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm nông sản hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Qua đó nhiều sản phẩm nông sản của tỉnh đã từng bước xuất khẩu sang Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, EU….

Hà Giang đầu tư lưới điện vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần phát triển kinh tế xã hội
Điện là một trong những hạng mục quan trọng cần đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, theo Ủy ban Dân tộc miền núi, hiện vẫn còn hơn 3% số hộ DTTS khu vực nông thôn chưa được tiếp cận điện lưới…
Việc thiếu điện và các nguồn năng lượng đã khiến việc sản xuất của người dân vùng DTTS gặp khó khăn, đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào cũng gặp nhiều hạn chế.
Là tỉnh miền núi, địa bàn hiểm trở, chia cắt, người dân cư trú phân tán, nhiều khu vực chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống chưa có điều kiện tiếp cận điện lưới quốc gia. Để giải quyết vấn đề này, Công ty Điện lực Hà Giang đang huy động các nguồn lực đầu tư cấp điện mới đưa ánh sáng đến với người dân. Ánh sáng điện đến bản làng góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt của người dân và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Thôn Ma Lỳ Sán, xã Trung Thịnh là thôn rất khó khăn của huyện Xín Mần, chủ yếu là đồng bào dân tộc Nùng sinh sống. Trước đây cuộc sống của bà con rất khó khăn, nguồn sáng chủ yếu bằng đèn dầu. Đến nay nhờ chính sách của Đảng, Nhà nước và sự hỗ trợ vào cuộc của Chính quyền địa phương sự phối hợp chặt chẽ của ngành điện, đến nay đã có 100% hộ dân ở Ma Lỳ Sán được sử dụng điện lưới quốc gia. Có điện, đời sống của người dân có sự đổi thay rõ rệt. Các thông tin thời sự, văn hóa được cập nhật tốt hơn; trẻ em có ánh sáng học con chữ trong niềm vui mới.
Điện chiếu sáng mọi nhà, ước mơ có điện lưới quốc gia của bà con bao năm nay đã trở thành hiện thực. Mọi người, mọi nhà được nghe đài, xem ti vi, đời sống sinh hoạt được nâng cao. Cả thôn vùng biên như bừng sáng.
Nhờ có những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư nguồn lực thúc đẩy phát triển khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều thôn, bản vùng biên hiện đại hóa hệ thống lưới điện nông thôn. Các cột điện được nâng cấp an toàn, chắc chắn đưa ánh sáng về mỗi nhà. Có điện thắp sáng cũng thắp lên khát vọng phát triển kinh tế, an sinh xã hội.
Từ nay đến năm 2025, ngành điện Hà Giang phấn đấu tất cả các thôn, bản đều có điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, một trong những khó khăn nhất của ngành Điện là khi đưa điện lưới đến các thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số là địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi cao, nhiều đèo dốc gây khó khăn trong vận chuyển vật tư và vốn đầu tư xây dựng công trình. Bên cạnh đó, đồng bào sống rải rác không tập trung nên phải kéo dài đường dây dẫn đến tình trạng điện áp không đảm bảo.
Nhìn lại thời gian qua việc đưa điện lưới quốc gia về các vùng nông thôn, bản, làng vùng cao, vùng sâu, vùng hải đảo xa xôi là hành trình đầy gian nan, vất vả.
Xác định đây là một trong những nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, được Đảng, Nhà nước giao phó, những năm qua, ngành điện luôn nâng cao trách nhiệm, nỗ lực thực hiện thành công nhiều dự án đưa điện về nông thôn, miền núi. Điện lưới về với các thôn, bản đã không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho người dân mà còn mở ra nhiều cơ hội để đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng no ấm hơn.
Thời gian tới, Công ty Điện lực Hà Giang tiếp tục đưa ánh điện đến những vùng núi cao, trong từng mái nhà, góp phần đem lại sự ấm no, hạnh phúc cho vùng đất phên dậu Tổ quốc.

Xúc tiến xuất khẩu sản phẩm nông sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, Hà Giang đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Tại Nghị quyết số 25-NQ/TU Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang đã đề ra mục tiêu, phấn đấu đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng dân tộc thiểu số (DTTS) bình quân đạt trên 8%/năm; tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS giảm bình quân 4%/năm trở lên, các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn giảm trên 6%/năm; hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghèo và phát sinh nghèo mới.
Để đạt mục tiêu đó, thời gian qua cùng với các chính sách phát triển kinh tế, an sinh xã hội, Hà Giang đã không ngừng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm nông sản hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Qua đó nhiều sản phẩm nông sản của tỉnh đã từng bước xuất khẩu sang Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, EU….

Khánh hòa thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch hỗ trợ các hoạt động thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Chính sách khuyến công hỗ trợ giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số
Thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành cũng như tham mưu, xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt những chính sách mang tính nền tảng giúp đồng bào phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững. Tiêu biểu có thể kể tới Nghị định số 45/NĐ-CP về Khuyến công.
Bên cạnh tạo ra khung chính sách chung cho cả nước, chính sách khuyến công được Bộ Công Thương xây dựng với độ mở lớn giúp các địa phương chủ động lựa chọn và đưa ra các ngành nghề ưu tiên hỗ trợ phát triển. Từ đó, thúc đẩy phát triển sản phẩm thế mạnh của địa phương phát triển, đồng thời phát huy được hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ.

Kon Tum: Sâm Ngọc Linh - “Chìa khoá” thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số
Từ nhiều năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước, tỉnh Kon Tum đã đẩy mạnh việc bảo tồn và phát triểm sâm Ngọc Linh, đưa loại cây dược liệu quý hiếm này trở thành “chìa khoá” giúp đồng bào dân tộc thiểu số của địa phương thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Trực tiếp 15/12: Giải pháp phát triển hiệu quả tiểu thủ công nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
Trực tiếp 15/12: Giải pháp phát triển hiệu quả tiểu thủ công nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
Với sự tham gia của các vị khách mời:
- Ông Trần Việt Thế - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hà Giang
- Bà Trần Tuyết Lan- Tổng Giám đốc Công ty cổ phần doanh nghiệp xã hội Craft Link
- Ông Tôn Gia Hóa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

Phát triển chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Giải pháp thúc đẩy giao thương - Phần 2
Nhằm hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi nâng cao đời sống vật chất tinh thần, tháng 10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó có giao nhiệm vụ cho các bộ ngành phát triển chợ để kết nối giao thương cho đồng bào dân tộc, miền núi.