
Thủ tướng giao EVN và PVN làm chủ đầu tư 2 nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận
Sáng ngày 4/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.
Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Phó Trưởng ban Trường trực Ban Chỉ đạo; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương là thành viên Ban Chỉ đạo.
Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo rà soát lại các công việc đã được giao sau phiên họp thứ nhất, đồng thời thảo luận, góp ý xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương kiện toàn, bổ sung thêm các thành viên Ban Chỉ đạo, thành lập Tổ giúp việc tại Bộ Công Thương, trong đó có các chuyên gia, hoạt động theo phương châm tinh gọn, sâu sát, chuyên nghiệp, chuyên trách.
Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đề xuất cơ chế chính sách đặc thù để triển khai dự án nhanh nhất, thuận lợi nhất, trên tinh thần “vừa chạy, vừa xếp hàng," hoàn thành trước ngày 15/2/2025 để Bộ Công Thương tổng hợp báo cáo Chính phủ trình cấp có thẩm quyền; hoàn thành trình điều chỉnh Quy hoạch điện VIII xong trước 28/2/2025.
Trước mắt giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đảm nhiệm nhiệm vụ chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là công trình trọng điểm quốc gia, quy mô lớn nên cần huy động các nguồn lực, trước mắt sử dụng vốn dự phòng của năm 2025, sau đó nghiên cứu sẽ bổ sung nguồn vốn cho dự án.
Nhất trí phấn đấu đến 31/12/2030, chậm nhất đến 31/12/2031 hoàn thành xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng đường găng tiến độ theo mục tiêu này, phân công các việc cho các bộ, ngành, địa phương.

Bộ Y tế thông tin về bệnh do virus HMPV tại Trung Quốc
Ngày 8/1, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã phát thông tin về tình hình bệnh do virus gây viêm phổi trên người (HMPV) tại Trung Quốc.
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 7/1/2025, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp cấp tính, bao gồm viêm phổi do virus HMPV, cúm mùa, và virus hô hấp hợp bào (RSV), đang gia tăng tại nhiều quốc gia ở Bắc bán cầu, đặc biệt trong mùa đông.
Sự gia tăng này là xu hướng tự nhiên vào thời điểm cuối năm khi các bệnh hô hấp có mức độ lây lan cao. Bệnh cúm mùa cũng đang gia tăng ở nhiều quốc gia ở châu Âu, Trung Mỹ và Caribbean, Tây Phi, Trung Phi và nhiều quốc gia ở châu Á.
WHO khuyến cáo, các quốc gia thành viên duy trì giám sát các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp.
Tại Trung Quốc, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, công bố ngày 29/12/2024, số ca mắc các nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính có sự gia tăng theo mùa, nhưng không có tình trạng vượt quá mức báo động.
Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh ngày 7/1 cho biết, virus HMPV không phải là một virus mới và đã được ghi nhận là tác nhân gây viêm phổi ở trẻ em. Tại TP.Hồ Chí Minh, tỷ lệ nhiễm HMPV ở trẻ em chiếm 12,5% trong tổng số các ca bệnh viêm phổi do các tác nhân hô hấp khác như virus rhinovirus (44,6%), virus hô hấp hợp bào RSV (41,1%), cúm A (25%) và một số tác nhân khác.

Phó Tổng Giám đốc PVN: Ưu tiên phát triển các kho cảng LNG trung tâm có công suất lớn
Chiều 24/5/2024, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp với 15 tỉnh/thành phố và chủ đầu tư các dự án Nhà máy Nhiệt điện sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), cùng với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và hai tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam để nghe báo cáo cập nhật tình hình thực hiện dự án, các kết quả đạt được so với nội dung cuộc họp ngày 12/4/2024 và kết luận của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại Thông báo số 94/TB-BCT cùng ngày. Tại buổi làm việc, ông Phan Tử Giang – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam kiến nghị tập trung ưu tiên phát triển các kho cảng LNG trung tâm có công suất lớn, sẽ giúp tối ưu chi phí cho tất cả các khâu bao gồm: mua nguồn LNG, đầu tư hạ tầng, phân phối và truyển tải, góp phần giảm giá thành sản xuất điện từ nguồn LNG nhập khẩu.

PV GAS tiếp nhận tàu chở 70.000 tấn LNG đầu tiên
Với khối lượng gần 70.000 tấn LNG được nhập từ cảng Bontang, Indonesia, tàu Maran Gas Achilles cập cầu cảng PV GAS để cung cấp toàn bộ lượng LNG cho quá trình chạy thử và vận hành chính thức kho LNG Thị Vải.

Hoa Kỳ nhận đơn đề nghị điều tra chống lẩn tránh thuế PVTM với ghim dập nhập khẩu từ Việt Nam
Theo dữ liệu sơ bộ từ Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ, năm 2021, Việt Nam xuất khẩu khoảng 18 triệu USD sản phẩm bị đề nghị điều tra sang Hoa Kỳ, chiếm khoảng 12% tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước vào Hoa Kỳ, đứng thứ 3 trong số các nước xuất khẩu mặt hàng nói trên sang Hoa Kỳ (sau Trung Quốc, Hàn Quốc).

PV GAS: Hành trình và phát triển Vị thế - vai trò chủ lực trong ngành công nghiệp khí Việt Nam - Phần II: Tự tin đón vận hội mới
Qua hơn 31 năm xây dựng và phát triển, ngành công nghiệp khí Việt Nam đã có những bước đi năng động, đạt được nhiều thành tựu ấn tượng với hệ thống cơ sở vật chất lớn mạnh, tạo dựng thị trường khí ngày càng phát triển ổn định; đồng thời, thúc đẩy các ngành công nghiệp sử dụng sản phẩm khí làm nguyên liệu, nhiên liệu… giúp giảm thiểu ô nhiễm và tránh phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.

PV GAS: Hành trình và phát triển Vị thế - vai trò chủ lực trong ngành công nghiệp khí Việt Nam - Phần I: Vai trò và sứ mệnh
Qua hơn 31 năm xây dựng và phát triển, ngành công nghiệp khí Việt Nam đã có những bước đi năng động, đạt được nhiều thành tựu ấn tượng với hệ thống cơ sở vật chất lớn mạnh, tạo dựng thị trường khí ngày càng phát triển ổn định; đồng thời, thúc đẩy các ngành công nghiệp sử dụng sản phẩm khí làm nguyên liệu, nhiên liệu… giúp giảm thiểu ô nhiễm và tránh phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.

Chủ động phòng vệ thương mại – vững vàng thực thi EVFTA - Phần II: Chủ động nâng cao năng lực PVTM
Ngày càng nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài có nguy cơ cao bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Đứng trước thách thức đó, sự chủ động của doanh nghiệp là yếu tố quyết định để đối mặt và đứng vững trên thị trường, tự tin hơn khi bước ra sân chơi quốc tế, hạn chế việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại từ các nước.

PVN phải có khát vọng một tương lai hùng cường
Ngày 11/1/2019, dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương kết quả hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2018 và mong muốn PVN tiếp tục khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, vững vàng phát triển.