
Về hội vật cầu mùa xuân Thuý Lĩnh
“Về hội vật cầu mùa xuân Thuý Lĩnh” là nhan đề bài Podcast ngày hôm nay của tác giả - nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung, nguyên Trưởng ban Văn hoá - Xã hội, Đài PT-TH Hà Nội. Bài viết được in trong cuốn sách “Hà Nội mến thương” của tác giả. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.
Bài viết:
Màn bái Thánh của hội vật cầu Thúy Lĩnh do lớp cầu thủ thiếu niên thi đấu tranh tài cướp trái bòng vô cùng hào hứng, sôi động và mang khí thế tranh đua quyết liệt ngay từ phút ban đầu. Những hồi trống cầm nhịp rầm rộ khiến cả một không gian rộng lớn bên bên sân đình tràn ngập niềm hứng khởi mở màn ngày hội tươi vui. Trái bòng vàng rực rỡ bay lượn trên bầu trời ban mai lấp lánh ánh bình minh tạo một hình ảnh thật thơ mộng, bay bổng và quyến rũ lòng người.
Sớm đầu xuân trong sáng, cảnh vật thơ thới, tiếng trống hội rộn rã thôi thúc bước chân người. Lá cờ đại ngũ sắc trước khuôn viên đình làng bay cao trong gió như vượt lên triền đê con sông Hồng, in bóng trên những cánh bãi dâu ngô xanh biếc sắc xuân. Nhóm phóng viên lần đầu tiên đến tham dự hội làng Thúy Ái trong năm đầu tiên làng phục dựng hội làng sau nhiều năm đứt quãng vì chiến tranh và đói nghèo nên thật dễ hòa chung vào niềm vui nao nức của bà con dân làng cũng như con dân Thúy Lĩnh khắp từ trong ngoài nước đổ về.
Thuý Ái là một thôn làng thuộc địa phận xã Lĩnh Nam,huyện Thanh Trì sau đổi là làng Thuý Lĩnh phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai. Nằm bên ngoài con đê sông Hồng, tự xa xưa, người dân Thúy Lĩnh sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng dâu nuôi tằm và dệt vải lụa. Tên gọi Thúy Lĩnh có nghĩa là một tấm lụa biếc nói lên niềm tự hào về nghề truyền thống lâu đời của miền quê bên sông Hồng.
Hội vật cầu xuân Thuý Lĩnh
Thời kỳ sau ngày tiếp quản Thủ đô 1954, Thuý Lĩnh đã trở thành một vùng trồng rau chuyên canh của Hà Nội cho đến tận giờ đây.
Những năm cuối thế k XX đầu thế kỷ XXl, từ một một làng quê nghèo nàn, Thuý Lĩnh đã và đang trên đà đô thị hóa nhanh chóng. Nhà cửa mọc lên san sát, đường xá mở mang rộng rãi, khang trang.
Tuy nhiên, cho đến tận giờ đây, Thuý Lĩnh vẫn giữ riêng cho thôn làng một cụm di tích văn hóa lịch sử cổ kính mang dấu ấn của những thời kỳ hình thành và phát triển làng xã dưới chế độ phong kiến. Đó là ngôi chùa Thuý Lĩnh mang tên chữ là chùa Diên Khánh. Chùa có lịch sử tạo dựng từ những năm cuối triều nhà Lê đầu triều nhà Nguyễn. Những khóm hoa và cây cảnh cổ thụ trong sân chùa đã in dấu thời gian trải hàng trăm năm có lẻ tỏa bóng trên mái đình cổ kính.
Đình làng Thuý Lĩnh có lịch sử lâu đời hơn, tương truyền là từ thời Lý. Hoặc là đình được xây dựng bởi những người dân đầu tiên ra khai hoang lập làng đã đem theo tập tục phụng thờ đức thánh Linh Lang Đại vương, tức hoàng tử Lý Hoằng Chân đời nhà Lý, là vị thần trấn Tây thành Thăng Long. Truyền thuyết dân gian kể lại rằng, khi Linh Lang đại vương thắng trận, dẹp yên giặc Tống phương Bắc, đã tung lá cờ chiến thắng lên trời cao. Ở vùng đồng bằng Bắc bộ, có tới 269 nơi trông thấy bóng cờ bay ngang qua và đều lập đình đền thờ Đức Ngài làm thành hoàng làng, người bảo trợ cho sự thịnh vượng bình yên cho dân thôn. Thuý Lĩnh chính là một trong 269 làng quê đó.
Hàng năm, làng Thuý Lĩnh mở hội xuân tại đình làng vào các ngày mùng 4 mùng 5 và mùng 6 tháng Giêng âm lịch, trùng với kỳ hội làng Mai Động thờ đức thánh Nguyễn Tam Trinh thời Hai Bà Trưng.
Theo các cụ lão niên trong làng kể lại, thì tục vật cầu ngày xuân của làng Thuý Lĩnh là một trong những nghi lễ phụng thờ đức Linh Lang Đại Vương thành hoàng làng, thể hiện tinh thần thượng võ của quân tướng Đức Linh Lang và cũng là truyền thống chiến thắng giặc ngoại xâm của dân tộc ta trong lịch sử. Tục vật cầu ngày xuân của làng Thuý Lĩnh đầu năm mới cũng là để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, gia đình hòa hiếu, xóm làng an vui.
Sới vật cầu mùa xuân của làng Thuý Lĩnh tự xa xưa được mở ngay trước sân đình. Sau này, do quy hoạch đường xá mới, sới vật chuyển sang mé bên phải sân đình. Lễ vật cầu Thuý Lĩnh quy định rất rõ về kích thước quy mô sới vật, về cách thức chuẩn bị sới vật trước khi vào trận đấu. Đời sau cứ chiếu lệ cũ mà theo, dù đứt nối bao nhiêu năm cũng vẫn vậy.
Mở đầu tất cả các cuộc thi đấu vật cầu Thuý Lĩnh bao giờ cũng là trò cướp trái bòng xuất phát từ trò chơi bóng bưởi của của trẻ em các vùng nông thôn Bắc bộ xa xưa. Trò cướp bòng này cũng được coi là nghi thức thờ Thánh nhất thiết của hội xuân làng Thuý Lĩnh. Màn bái Thánh được tiến hành tại trước ban thờ vọng lập ngay trên sới vật. Tuy nhiên màn bái Thánh của Hội vật cầu Thúy Lĩnh có khác với màn bái Thánh của hội vật truyền thống Mai Động. Nếu như màn bái Thánh của hội vật Mai Động chủ yếu là do một lão đô vật biểu diễn các động tác xe đài uyển chuyển, mạnh mẽ thì màn bái Thánh của hội vật cầu Thúy Lĩnh do lớp cầu thủ thiếu niên thi đấu tranh tài cướp trái bòng vô cùng hào hứng, sôi động và mang khí thế tranh đua quyết liệt ngay từ phút ban đầu. Những hồi trống cầm nhịp rầm rộ khiến cả một không gian rộng lớn bên sân đình tràn ngập niềm hứng khởi mở màn ngày hội tươi vui. Trái bòng vàng rực rỡ bay lượn trên bầu trời ban mai lấp lánh ánh bình minh tạo một hình ảnh thật thơ mộng, bay bổng và quyến rũ lòng người.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, hình tượng trái bòng vàng hay là trái cầu đỏ chính là biểu trưng cho hình ảnh của mặt trời, nguồn gốc của năng lượng sự sống của vũ trụ và loài người, nhất là đối với người dân sinh sống tại những đất nước thuộc nền văn minh lúa nước. Đó còn là hình ảnh biểu trưng cho hạnh phúc và sự phồn thịnh, sự sinh sôi nảy nở của muôn loài trên trái đất.
Tuy nhiên, khi vào thi đấu chính thức, sẽ có một quả cầu bằng gỗ sơn đỏ có kích thước to lớn gấp ba gấp tư trái bóng đá như mọi người thường quen thuộc. Đó là trái cầu hằng ngày được bày trang trọng trước ban thờ Thánh trong đại đình mang ra sau màn tế Thánh khai hội vừa được các bô lão trong làng hoàn thành cùng những giai điệu nhạc lễ dân tộc truyền thống.
Tục vật cầu Thuý Lĩnh chia các đội thi đấu theo các lứa tuổi khác nhau: Nhi đồng, thiếu niên, thanh niên, trung niên và cao niên. Mỗi đợt thi đấu gồm 8 cầu thủ, chia làm bốn đội. Mỗi đội gồm hai người, mang đai lưng cùng màu nhau và cùng màu với lá cờ chuẩn cắm ở hố xuất phát của đội đó. Bốn màu là: xanh - đỏ - tím - vàng. Các tuyển thủ cởi trần, mặc quần trắng thắt lưng màu theo màu cờ của đội thi. Ai nấy trông đều vạm vỡ, sức vóc và bừng bừng khí thế.
Mỗi đợt vật cầu được gọi là một phiên. Một phiên thi đấu kéo dài khoảng 1/4 khắc, tức là 30 phút. Nhiều nhất là đến 45 phút. Tiếng trống thúc từng hồi liên tục, giục giã.
Kíp làm phim chia làm hai nhóm với hai quay phim, hai kỹ thuật và hai biên tập viên và một đạo diễn chạy quanh liên tục không có một phút nào được nghỉ ngơi mà có những khoảnh khắc như vẫn trượt khỏi ống kính máy quay.
Nếu như hội vật Mai Động mỗi keo vật vẫn có hai đô vật cùng nhau thi đấu tay không thì hội vật cầu Thúy Lĩnh, mỗi phiên vật bao gồm 8 cầu thủ cùng thi nhau chạy đua, luồn lách, vờn vỡ, tranh cướp trái cầu gỗ đỏ rực thì không khí thêm bội phần rộn rã, quyết liệt. Chưa cần đến cuối phiên đấu, các cầu thủ đều đã lấm lem màu bùn đất suốt từ đầu đến chân. Thật là một cảnh tượng đầy phấn khích.
Lễ vật cầu ở Thúy Lĩnh có hai ngôi trọng tài. Trọng tài là những người có kinh nghiệm thi đấu vật cầu lâu năm và có uy tín trong dân làng bởi sự công minh, trung thực, không thiên vị. Trọng tài cũng rất cần có sức khỏe tốt, có sự dẻo dai và phải hết sức nhanh châ, tinh ý để có thể phát hiện các lỗi sót của cầu thủ và phân định thắng thua rạch rồi, minh bạch, được ban giám khảo và người xem tán đồng nhiệt liệt.
Hội vật cầu Thuý Lĩnh diễn ra mỗi năm chỉ có một kỳ ba ngày. Thế nhưng muốn chiến thắng ở cuộc thi không phải là điều dễ dàng. Ngoài sức khỏe trời phú, mỗi tuyển thủ đều phải có sự rèn luyện thường xuyên hàng ngày cộng thêm những tố chất khác nữa.
Như là sự nhanh nhẹn, mưu mẹo, khéo léo, dẻo dai và biết chớp thời cơ đúng lúc, bất ngờ.
Bên cạnh ban thờ là chỗ ngồi của ban giám khảo cuộc thi gồm các cụ lão niên có uy tín trong làng và thông hiểu lệ tục trò chơi vật cầu cổ truyền. Các thành viên trong ban giám khảo sẽ thay thế nhau đổi phiên đánh trống cầm chịch theo từng phiên thi đấu.
Tiếng trống lúc nào cũng vang vang, mạnh mẽ, thôi thúc. Mỗi khi có một đội tuyển thủ nào đưa được trái cầu về đúng hố cắm cờ của đội mình theo đúng thể thức, không phạm luật câu giờ hay ngoại biên, thì được coi là đạt một giải con. Đại diện của đội đoạt giải sẽ ra trước ban thờ bái Thánh và nhận thẻ điểm màu xanh có ghi trị giá số tiền thưởng ngay trong thẻ.
Nếu đội nào liên tục đạt ba giải con liên tiếp, không đứt quãng, sẽ được nhận một giải cái, thể hiện bằng một thẻ đỏ, có ghi số tiền thưởng ngay trên thẻ. Nếu đoạt nhiều giải con nhưng không liên tục, cũng không thể được nhận giải cái. Điều đó khiến cho các đội thi đấu phải dốc sức với quyết tâm rất lớn. Và đó cũng trở thành yếu tố kích thích sự hứng thú thi đấu cho các tuyển thủ và sự hấp dẫn cao độ với khán giả tham dự. Nếu sau 30 phút thi đấu mà không đội tuyển nào đoạt được giải cái thì trận đấu buộc phải kết thúc để nhường sân bãi cho lớp tuyển thủ mới.
Ngắm những đội cầu thủ phải ra sân khi chưa nhận được giải cái với những gương mặt đỏ bừng tức bực, hối tiếc lại càng thấy không khí cuộc đấu hấp dẫn biết chừng nào.
Người xem hội vật cầu Thúy Lĩnh xúm quanh vòng trong vòng ngoài, tha hồ hò hét vỗ tay cổ vũ đội nhà. Trời tháng Giêng còn giá rét mà họ cởi phăng áo ngoài quàng vai quàng cổ, mặt đỏ bừng, cơ khản đặc. Lắm lúc họ như muốn lao mình vào trận đấu như thể mình cũng là một thành viên đội vật cầu. Nhất là khi có cầu thủ nào trượt chân ngã hay về đúng trái cầu thì khí thế các cổ động viên càng như nổ bùng. Câu tục ngữ "Vui xem hát, nhạt xem bơi, tả tới xem hội" ứng vào cảnh tượng này thật không sai chút nào.
Tám đội trong vòng bán kết được chia làm 2 bảng, mỗi bảng 4 đội, mỗi đội có 2 người chơi chính để thi đấu. Mỗi trận đấu kéo dài 40 phút. Sau khi 2 bảng thi đấu sẽ chọn ra 2 đội có điểm cao nhất ở mỗi bảng để vào thi đấu trận chung kết.
Trận chung kết bao giờ cũng thu hút đông đảo người xem nhất. Tiếng hò hét cổ vũ ầm ầm như muốn át cả những hồi trống cầm nhịp dồn dập vang lừng.
Đội thắng cuộc bất chấp mình mẩy lấm bê bết bùn đất, họ cùng nhau tâng cao trái cầu gỗ đỏ rực trên bầu trời rực rỡ ánh nắng xuân in hình trên những rặng cây xanh tươi. Đó là một khuôn hình đại toàn cảnh thật tráng lệ trong cuốn phim phóng sự của chuyên mục Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Tiền thưởng của hội vật cầu mùa xuân Thuý Lĩnh chủ yếu do bà con dân làng và các nhà hảo tâm đóng góp tài trợ. Tiền thưởng tuy không cao song có giá trị động viên tinh thần rất lớn. Đó là vinh dự rất lớn cho đội tuyển đó trong hội thi. Đội tuyển của hai chàng trai này vừa đoạt được một giải cái sau ba phiên thi đấu khá cam go.
Chiều ngày mồng sáu tháng Giêng là ngày kết hội của hội vật truyền thống Mai Động, Hoàng Mai và cũng là ngày kết hội của hội vật cầu Thúy Lĩnh, Lĩnh Nam. Và bà con dân làng hai vùng quê lại hẹn cùng nhau chờ đến dịp hội làng tháng Giêng năm tới trong những trận đấu sôi động và đầy bất ngờ cùng những gương mặt các đội tuyển thủ trẻ trung mới mẻ lớn lên từ chính mảnh đất của làng quê thân thương.
Nội dung bài Podcast đến đây xin được tạm dừng, thân mến chào tạm biệt quý vị!

Hà Nội: Kịch tính trai làng Thúy Lĩnh lăn xả vật cầu đầu Xuân
Hàng năm, vào mùng 4 đến mùng 6 Tết Âm Lịch, dân làng Thúy Lĩnh phường Lĩnh Nam lại hòa mình với hội vật cầu. Tương truyền rằng, vật cầu là hình thức rèn luyện quân của Linh Lang Đại vương, là hiện thân của Thái tử Hoằng Chân, con trai thứ tư của vua Lý Thánh Tông.
Lễ hội Vật cầu làng Thúy Lĩnh là một trong những lễ hội dân gian được yêu thích tại Hà Nội
Những trai làng chia làm 4 đội thi đấu, đại diện cho các phường, các tổ cùng nhau giành lấy quả cầu. Với khối lượng hơn 20kg, được làm bằng gỗ mít, không hề dễ dàng để có thể mang quả cầu về hố của đội mình. Mỗi lần, đội nào mang được cầu về hố sẽ nhận một giải con, ba lần liên tiếp nhận giải cái, mỗi lần ghi điểm vận động viên sẽ cùng vái lạy trước bàn thờ của Linh Lang Đại Vương.
Vận động viên Trần Hoàng Gia Bách (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: “Trước khi tham gia trận đấu thì mình cần đảm bảo sức mạnh, tinh thần thoải mái và tinh thần đoàn kết cùng đồng đội để vật cầu. Để vật cầu theo em thì đầu tiên nói đến là sức mạnh, thứ hai là tinh thần đoàn kết, cùng nhất trí để đạt được nhiều thành tích. Nếu không đoàn kết, không hiểu ý nhau thì rất khó đạt được thành tích mong muốn.”
Đây là môn thể thao rèn luyện không chỉ cả thể lực mà còn cả trí lực, đòi hỏi người thi đấu mưu trí, nhanh nhẹn, có tư duy phán đoán nhanh cùng sự phối hợp ăn ý với các thành viên trong đội của mình. Trong 3 ngày diễn ra lễ hội, có nhiều lứa tuổi khác nhau tham gia từ thiếu niên U16, 17 cho đến thanh niên trai tráng.
“Khi tham gia thi đấu môn này để mà ghi được bàn rất khó, mình phải vận dụng cả sức mạnh, sức bền, sự thông minh và nhanh nhẹn, linh hoạt mới ghi bàn được. Khi mình lấy được bóng, các vận động viên khác cùng đè lên và giữ chắc quả bóng nên để ghi bàn rất khó để mang quả bóng ra bên ngoài để mang về hố của đội. Các vận động viên năm nay đều đã có nhiều kinh nghiệm thi đấu ở các năm trước. Đây là lần đầu em tham dự nên cảm thấy rất khó", vận động viên Đinh Thế Đạt – Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ.
Lễ hội góp phần vào việc gắn kết cộng đồng địa phương, tạo ra một sân chơi bổ ích, ý nghĩa, rèn luyện và đề cao tinh thần thượng võ, cầu cho một năm mới mạnh khỏe và may mắn. Phong tục đẹp đẽ này đã và đang được dân làng Thúy Lĩnh gìn giữ, làm giàu thêm bức tranh văn hóa truyền thống của vùng đất Thăng Long.

Tân Miss Universe gây tranh cãi với phần ứng xử, Hoàng Thuỳ Linh vẫn "cần xem lại" khả năng hát live
Miss Universe Vietnam 2023 gây tranh cãi với phần trả lời tương tự gợi ý từ Google của tân hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa; Công ty vợ chồng Thu Trang - Tiến Luật lên tiếng việc bị kiện đòi tiền tỷ; Concert Hoàng Thuỳ Linh: khả năng hát live vẫn "cần xem lại"; Phương Oanh đi thử váy cưới, chuẩn bị cho ngày trọng đại với Shark Bình; Hoài Linh và hơn 300 nghệ sĩ cúng giỗ Tổ ngành sân khấu - là những tin hot trong tuần từ 25/9 - 1/10/2023.

Concert Hoàng Thùy Linh
Giọng ca See Tình khiến khán giả choáng ngợp trước concert chuẩn quốc tế với sự giúp sức của 1000 người trong ekip cùng thực hiện

Hoàng Thùy Linh lần đầu lộ diện hậu tâm thư xin lỗi, Hồ Ngọc Hà mỉa mai Hương Giang vô duyên
CEO Đại Nam Nguyễn Phương Hằng lĩnh án 3 năm tù; Hoàng Thùy Linh lần đầu lộ diện hậu tâm thư xin lỗi; Hồ Ngọc Hà mỉa mai Hương Giang vô duyên; Vy Oanh nói về diện mạo khác lạ gây bàn tán; Trước thềm Miss Grand International, Hoa hậu Lê Hoàng Phương khiến khán giả lo lắng - là những tin nóng đáng chú ý trong tuần từ 18-24/9/2023.