
92% người Việt dùng AI trên sàn thương mại điện tử mỗi tuần
Mới đây, tại Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam 2025, bà Lại Việt Anh – Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) khẳng định vai trò quan trọng của trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc thay đổi cách thức kinh doanh hiện nay. Với chủ đề “Chiến thắng trong kỷ nguyên AI”, diễn đàn năm nay phản ánh rõ làn sóng chuyển đổi công nghệ mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử.
AI ngày càng được các doanh nghiệp sử dụng để cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm, phân tích hành vi tiêu dùng, chăm sóc khách hàng và tối ưu hoạt động kinh doanh. Theo khảo sát mới đây tại Đông Nam Á do Lazada và Kantar thực hiện, Việt Nam là nước có tỷ lệ người dùng AI cao nhất khu vực.
Cụ thể, 92% người Việt sử dụng các tính năng AI ít nhất một lần mỗi tuần trên các sàn TMĐT. 88% người được khảo sát ở ASEAN đưa ra quyết định mua hàng dựa trên nội dung và gợi ý sản phẩm của AI và 51% cho rằng đánh giá sản phẩm và người bán là yếu tố quan trọng khi mua sắm trực tuyến.
Ngoài ra, 90% người được hỏi tin tưởng vào các gợi ý sản phẩm cá nhân hóa từ AI và 83% sẵn sàng chi thêm tiền để có trải nghiệm mua sắm thông minh hơn. Người tiêu dùng cũng đặc biệt quan tâm đến tính năng đánh giá sản phẩm, người bán và tóm tắt thông tin – những tiện ích mà AI đang hỗ trợ rất hiệu quả.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng cảnh báo rằng việc ứng dụng AI vẫn còn nhiều thách thức. Nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận đầy đủ hoặc chưa khai thác hết tiềm năng của công nghệ này.

PGS Nguyễn Việt Dũng: Ủng hộ không có việc mua bán trong phát triển điện mặt trời mái nhà
Chiều 4/5/2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. Hội thảo do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì.
PGS Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường cơ khí Đại học Bách Khoa: Ủng hộ không có việc mua bán trong phát triển điện mặt trời mái nhà
Tại buổi họp mặt, PGS Nguyễn Việt Dũng cho biết, về mặt kỹ thuật ông hoàn toàn ủng hộ không có việc mua bán và thương mại trong việc phát triển điện mặt trời áp mái. Việc đấu nối chỉ diễn ra trong điều kiện điện áp mái không đủ để dùng trong những giờ không có nắng, những hôm thời tiết không ủng hộ.
“Nước Nhật mất 40 năm để phát triển năng lượng tái tạo và đến nay thì tổng công suất của năng lượng tái tạo của Nhật trong lưới điện quốc gia mới dao động trong khoảng 30 - 40%. Nhưng chúng ta chỉ trong vòng có 6 năm, tổng công suất của các nguồn điện năng lượng tái tạo đã đạt 28,5%. Một áp lực khủng khiếp lên lưới điện quốc gia và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không thể nào điều độ được” - PGS Nguyễn Việt Dũng phân tích và thông tin thêm.
Dẫn chứng điều này để thấy rằng, chúng ta cần bao nhiêu thời gian để hệ thống điện trong nước hoạt động, chưa kể chi phí để bảo trì, bảo dưỡng ra sao. “Toàn bộ hệ thống nhiệt điện bây giờ luôn luôn phải chạy ép để nhường lưới điện cho năng lượng tái tạo mà năng lượng mặt trời là năng lượng phi tuyến, chỉ cần một đám mây đi qua là lập tức tải tụt xuống ngay” - PGS Nguyễn Việt Dũng thông tin và nhấn mạnh một lần nữa, chúng ta không thể đưa đấu nối ở các dự án ngoài quy hoạch, bởi sẽ làm cho hệ thống lưới điện không ổn và cực kỳ nguy hiểm cho an toàn lưới điện quốc gia.