Tầm quan trọng của nghi lễ cắt tóc và xỏ tai cho trẻ của người M'nông
Dân tộc - Văn hóa Thứ sáu, 16/09/2022 - 19:21
Đắk Nông: Cây mắc ca giúp người M'nông huyện biên giới Tuy Đức làm giàu |
Người M’Nông là dân tộc thiểu số ở Việt Nam với dân số khoảng 103 nghìn người, là một trong những tộc người cư trú lâu đời tại vùng đất Tây Nguyên, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Đây cũng là tộc người có nền văn hoá nghệ thuật đậm đà bản sắc.
Tại Đắk Nông, đồng bào M’nông vẫn còn bảo lưu vốn văn hóa cổ truyền phong phú và mang đậm bản sắc tộc người, đặc biệt là trong tập quán về văn hóa.
Theo phong tục của người M’nông, khi đứa trẻ vừa tròn một năm tuổi, cha mẹ đứa trẻ sẽ tiến hành làm hai nghi lễ rất quan trọng là cắt tóc và xỏ tai cho con mình, nhằm cầu mong cho con mình mau chóng khôn lớn, trưởng thành. Nghi lễ cũng đề cao vai trò, trách nhiệm của cha mẹ đối với tương lai con cái mình.
Người M’nông quan niệm, nếu đứa trẻ lên ba mà cha mẹ không làm lễ xỏ tai thì hồn của nó sẽ buồn mà bỏ về bon Phan (làng ma của tổ tiên, ông bà). Vì vậy, lễ xỏ tai là một nghi thức vô cùng quan trọng, nó quyết định sự sống còn của đứa trẻ, để tiếp tục khôn lớn, trưởng thành.
![]() |
Trẻ em M'nông sẽ được thực hiện nghi lễ cắt tóc lúc sinh ra và xỏ tai khi được ba tuổi. |
Để làm lễ cắt tóc cho con mình, người cha của đứa trẻ buộc một ché rượu, làm một con gà trống choai, chuẩn bị một tô cơm, một tô canh, một tô tiết gà pha rượu, tất cả được đựng trong một cái nia, đặt bên ché rượu, cạnh bếp lửa, ngay dưới kho lúa của nhà mình.
Tiến hành nghi lễ, người cha khấn các vị thần linh, tổ tiên, ông bà xin phép được cắt tóc cho con mình. Sau đó, người cha dùng dao sắc cắt bỏ những sợi tóc tơ trên đầu của đứa trẻ có từ khi mới sinh ra. Như thế, từ nay, tóc đứa trẻ mọc lên mới là tóc đã trưởng thành. Những sợi tóc tơ được cắt ra, không được vứt bỏ mà phải cất trong một ống tre có nắp đậy.
Còn đối với nghi lễ xỏ tai, cha mẹ sẽ thực hiện khi đứa trẻ vừa tròn ba tuổi. Đây nghi lễ bắt buộc của người M’nông. Việc xỏ tai để chứng tỏ đứa trẻ đã bước vào giai đoạn mới của cuộc đời.
Để làm lễ xỏ tai cho con mình, người cha buộc một ché rượu, làm một con gà trống choai (luộc chín), chuẩn bị một tô cơm nếp, một tô canh, một tô tiết gà pha rượu, tất cả được đựng trong một cái nia, đặt cạnh ché rượu, gần bếp lửa, ngay phía dưới kho lúa của nhà mình. Vào lễ, người cha khấn các vị thần linh, tổ tiên, ông bà, xin phép được xỏ tai cho con mình và cầu mong các vị thần linh, tổ tiên, ông bà phù hộ cho con sau lễ xỏ tai, ăn khỏe, ngủ ngon, chóng lớn, mau trưởng thành. Khấn xong, người cha cầm vòng đồng đặt bên tai ché rượu lễ, rồi hơ phần tiếp giáp giữa hai đầu vòng đồng vào ngọn đèn sáp và đeo vào hai dái tai đứa trẻ mỗi bên một chiếc.
Làm xong nghi thức xỏ tai, cha mẹ đứa trẻ để nguyên vòng đồng như vậy, cho đến ba ngày sau dái tai của đứa trẻ mới được xuyên thành lỗ. Người M’nông tin rằng việc xỏ tai cho đứa trẻ lên ba sẽ làm cho hồn của nó vui.
Lễ cắt tóc và xỏ tai cho trẻ sơ sinh của người M’nông tại tỉnh Đắk Nông là một phong tục đề cao vai trò, trách nhiệm của cha mẹ đối với tương lai con cái mình. Chứng tỏ sự quan tâm của cha mẹ đến sức khỏe, trí tuệ của thế hệ con cái, những người sẽ là tương lai của gia đình và cộng đồng người M'nông.
Tin mới nhất

Hủ tục của bản và nỗi đau của người mẹ đang khoác áo học trò

Quảng Bình: Bà con đồng bào Rục vào vụ mùa gặt

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm
Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa
