Thừa Thiên Huế: Phật giáo góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương, bản sắc văn hóa dân tộc
Tôn giáo - Tín ngưỡng Thứ hai, 26/09/2022 - 18:32
Sáng ngày 26/9, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Dự Đại hội có Bà Trần Thị Minh Nga – Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ; Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương GHPG Việt Nam; lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế…
![]() |
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình chúc mừng Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VIII |
Nhiệm kỳ qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với đồng bào Phật tử đã thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, đường hướng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề ra và đạt được những kết quả Phật sự quan trọng trên nhiều mặt hoạt động.
Tích cực phối hợp hiệu quả với các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân tham gia công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Nhiều chức sắc, chức việc Phật giáo tham gia HĐND, UBMTTQVN, đoàn thể các cấp; hướng dẫn Tăng - Ni, Phật tử tham gia các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần và những giá trị về đạo đức phù hợp với truyền thống của dân tộc …
Đặc biệt, đã chung sức, đồng lòng cùng các cấp chính quyền trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, góp phần sớm kiểm soát tình hình dịch bệnh và ổn định lao động, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Trong đời sống xã hội, đạo đức, văn hóa, lễ nghi Phật giáo đã có những đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương, bản sắc văn hóa dân tộc, hướng con người tới chân, thiện, mỹ, thực hiện phương châm sống tốt đời đẹp đạo…
Ban trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế luôn thực hiện nhất quán mọi vấn đề của Đảng, chính quyền, Mặt trận, đã tạo điều kiện tốt nhất và thuận lợi để tăng ni, phật tử hoàn thành các hoạt động phật sự, sinh hoạt tu học, tạo niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng, góp phần công sức hoàn thành mục tiêu “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.
Đại hội đã thống nhất suy cử 69 đại biểu tham gia Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh khoá VIII, nhiệm kỳ 2022 - 2027. Hoà thượng Thích Khế Chơn được suy tôn Trưởng ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh khoá VIII, nhiệm kỳ 2022 - 2027. Đại hội thông qua Nghị quyết Đại hội đại biểu GHPG Việt Nam tỉnh khoá VIII, nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Phát biểu tại Đại hội, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình thay mặt lãnh đạo tỉnh chúc mừng, đánh giá cao và cảm ơn những đóng góp của GHPGVN tỉnh, đồng bào phật tử trong sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua. Đồng thời, tiếp tục khẳng định Đảng bộ, Chính quyền địa phương luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, tạo điều kiện cho đồng bào và chức sắc các tôn giáo thực hiện cuộc sống tu hành chân chính, sinh hoạt tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật và làm tròn nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc, góp phần làm cho xã hội phồn vinh, con người hạnh phúc.
“Với truyền thống của Phật giáo tỉnh nhà, bề dày kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và trên tinh thần “Kỷ cương - Trách nhiệm - Đoàn kết - Phát triển”, tập thể GHPGVN tỉnh ThừaThiên Huế nhiệm kỳ mới sẽ tiếp tục phát huy các thành quả đã đạt được, lan tỏa những giá trị tốt đẹp của Phật giáo trên tinh thần “phụng sự đạo pháp, phụng sự dân tộc”; khích lệ, động viên đồng bào Phật tử đoàn kết, chung sức cùng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh nhà bảo tồn và phát huy các giá trị di sản cố đô Huế và bản sắc văn hóa Huế, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị để đưa Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.
Tin mới nhất

Tết Chôl Chnăm Thmây: Đồng bào Khmer nô nức đến chùa tắm nước Phật

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Về sinh hoạt và tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam

Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Lễ Sen Dolta: Thắt chặt thêm tình đoàn kết của cộng đồng người Khmer
Tin cùng chuyên mục

Những chuyển biến lớn trong pháp luật để đảm bảo tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam

Bài 3: Không để lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây mất trật tự an ninh biên giới

Đồng bào Công giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế

Bài 2: Xây dựng vành đai biên giới mềm từ “lòng dân”

Bài 1: Bộ đội biên phòng Hà Giang - lan tỏa những mô hình giúp dân phát triển kinh tế

Sóc Trăng: Niềm vui nhân đôi mừng lễ hội truyền thống Sene Dolta của đồng bào Khmer

400 đại biểu chính thức tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam

Ninh Thuận sắp tổ chức lễ hội Katê của người Chăm

Đồng Tháp: Phát huy vai trò của phụ nữ theo tôn giáo, hình thành nhiều mô hình, sáng kiến trong đời sống

Độc đáo cây mộc thần của người Raglai ở Khánh Hòa

Lỗ hổng quản lý từ vụ giả tu sĩ Phật giáo của ông Nguyễn Minh Phúc

3 xu hướng chính thúc đẩy sự phát triển của mỹ phẩm halal ở Đông Nam Á

Thanh Hóa: Huy động lực lượng công an bảo đảm an ninh, trật tự tại Lễ hội Hàn Sơn

Đại hội đại biểu Người công giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh lần thứ VIII

Đông đảo tăng ni, phật tử tham dự lễ Phật đản tại Làng Văn hóa

Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh, nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu

Ngắm bộ sưu tập điêu khắc tượng Phật trên vỏ ốc mang về từ Trường Sa

3 di sản văn hoá vừa được bổ sung vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia

Người dân nô nức về dự lễ hội Tháp Bà Ponagar
